III. Cách tiến hành.
Trò chơi: Đi tàu hỏa
1. Mục đích.
- Củng cố và phát triển vận động đi và chạy.
- Trẻ biết đoàn kết, phối hợp với các bạn cùng chơi trong nhóm, biết nhường nhịn không tranh giành chơi với các bạn.
2. Chuẩn bị
- Cho trẻ học thuộc lời bài đồng dao: Đi cầu đi quán. Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con Đi mua cái xoong Đem về đun nấu Mua quả dưa hấu Về biếu ông bà Mua một đàn gà Về cho ăn thóc Mua lược chải tóc Mua cặp cài đầu Đi mau, về mau Kẻo trời sắp tối. -Địa điểm : Sân trường.
3. Cách tiến hành.
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Tạo cho trẻ hứng thú đến với trò chơi.
- Cô cho trẻ nghe tiếng còi tàu và hỏi trẻ đó là tiếng còi của loại phương tiện giao thông nào? - Cô cho trẻ cùng bắt chước tiềng còi tàu.
- Bây giờ cả lớp có muốn làm một đoàn tàu không?
- Cô sẽ cho cả lớp chơi một trò chơi rất thú vị có tên: Đi tàu hỏa.
2. Giới thiệu luật chơi và cách chơi.
-Cô phổ biến luật chơi:
Những người chơi xếp thành hàng dọc. Người sau để tay lên vai người trước làm tàu hỏa. Người dẫn đầu vừa chạy vừa hô lệnh: “Tàu lên dốc” hoặc “Tàu xuống dốc”.
Khi nghe lệnh tàu lên dốc, tất cả chạy chậm chậm, bàn chân nhón lên, chạy bằng mũi bàn chân. Khi nghe lệnh tàu xuống dốc, tất cả chạy chậm chậm, chạy bằng gót chân. Trong lúc chạy, những người làm tàu hỏa phía sau hát bàn đồng dao Đi cầu đi quán.
3. Tổ chức cho trẻ chơi
- Lần đầu, cô cho trẻ làm đòa tàu và đi theo hiệu lệnh của cô.
Khi trẻ đã biết cách chơi, giáo viên để trẻ tự chơi với nhau, luân phiên vai chơi cho trẻ.
- Cô quan sát
4. Nhận xết, đánh giá kết quả chơi
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi theo hiệu lệnh của cô
- Trẻ tiến hành chơi