Kết luận chương

Một phần của tài liệu Tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 47 - 49)

Một trong những mục tiêu giáo dục mầm non là phát triển ở trẻ một số phẩm chất và năng lực như mạnh dạn, tự tin, sáng tạo, linh hoạt dễ hòa nhập, chia sẻ, hợp tác,… tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ vào học tập ở lớp một và các bậc học sau có kết quả. Trong đó, trò chơi dân gian là một phương tiện giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Trong trò chơi, trẻ lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội một cách tự nhiên bao gồm những tri

thức, những phương thức hoạt động, những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc sống, những tình cảm, những thị hiếu, những quan hệ giữa đứa trẻ với bạn bè và người lớn. Qua đó phát triển mọi khả năng của đứa trẻ.

Các trò chơi dân gian của trẻ phần lớn đều gắn với những bài đồng dao, có tác dụng bổ sung, làm rõ chức năng thẩm mỹ của đồng dao. Ngược lại, đồng dao có vai trò rất lớn trong trò chơi trẻ em, bởi thiếu nó thì trò chơi sẽ tẻ nhạt vô vị.

Khi tham gia vào trò chơi dân gian gắn với đồng dao, trẻ không chỉ được rèn luyện về thể chất mà còn phát triển về ngôn ngữ. Mặt khác, hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi. Thông qua hoạt động vui chơi trẻ được lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, có cơ hội được phát triển toàn diện.

Chính vì vậy, cần tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các trò chơi dân gian gắn với đồng dao. Để việc tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ đạt hiệu quả cần phải có những biện pháp tổ chức hợp lí để mục tiêu giáo dục trẻ đạt hiệu quả tố nhất.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN GẮNVỚI ĐỒNG DAO CHO TRẺ MẪU GIÁO VỚI ĐỒNG DAO CHO TRẺ MẪU GIÁO

Ở TRƯỜNG MẦM NON2.1 Phạm vi điều tra. 2.1 Phạm vi điều tra.

Để nắm tình hình việc sưu tầm và tổ chức trò chơi dân gian của trẻ mẫu giáo, chúng tôi tiến hành điều tra 110 giáo viên mầm non có trình độ từ trung cấp sư phạm mầm non đến đại học sư phạm mầm non đã từng và hiện đang giảng dạy ở các trường mầm non trong nội thành và ngoại

thành thành phố Hà Nội, để tìm hiểu thực trạng tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo.

Ở ngoại thành thành phố Hà Nội, chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng tại trường mầm non Hoa Sữa xã Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội gồm 5 khu:

- Khu Đình Tràng, Dục Tú Đông Anh Hà Nội. - Khu Thạc Quả, Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội. - Khu Ngọc Lôi, Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội. - Khu Đồng Dầu, Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội. - Khu Nghĩa Vũ, Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội.

Trong nội thành thành phố Hà Nội, chúng tôi tiến hành điều tra ở một số trường mầm non như:

- Trường mầm non 8/3, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. - Trường mầm non Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Trường mầm non Kim Liên, Quận Đống Đa, Hà Nội.

- Trường mầm non Đinh Tiên Hoàng, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ngoài ra, chúng tôi tìm hiểu việc tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao ở một số trườn mầm non tư thục tại phường Đồng Kị, Từ Sơn, Bắc Ninh.

2.2 Mục đích điều tra thực trạng.

- Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc sưu tầm và tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.

- Tìm hiểu thực trạng biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.

- Tìm hiểu hứng thú của trẻ khi chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao.

2.3 Cách thức nghiên cứu thực trạng.

Một phần của tài liệu Tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 47 - 49)