- Đối với giáo viên mầm non, là người trực tiếp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ, chúng tôi:
2.4.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồngdao cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.
2.4.2.1 Nhận thức của giáo viên mầm non về đồng dao.
100% ý kiến của giáo viên mầm non đều cho rằng, đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em, thường gắn liền với những trò chơi dân gian. Đồng dao có vai trò thảo mãn nhu cầu vui chơi và học tập của trẻ em. Đồng dao giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, luyện phát âm, cung cấp vốn hiểu biết về tự nhiên và xã hội. Đồng dao là phương tiện giáo dục đức - trí - thể - mĩ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Như vậy, có thể thấy tất cả giáo viên mầm non đều hiểu được bản chất của đồng dao và vai trò to lớn của đồng dao đối với sự phát triển của trẻ.
2.4.2.2 Nhận thức của giáo viên mầm non về vị trí, vai trò của trò chơi dân gian, trò chơi dân gian gắn với đồng dao.
31.8% ý kiến giáo viên mầm non đều cho rằng việc sử dụng trò chơi dân gian gắn với đồng dao trong giáo dục cho trẻ ở trường mầm non là rất cần thiết và 68.2% ý kiến cũng cho rằng cần thiết phải sử dụng trò chơi dân gian gắn với đồng dao trong giáo dục trẻ mầm non.
Trò chơi dân gian là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ. Trong trò chơi trẻ lĩnh hội được những kinh nghiệm lịch sử xã hội một cách tự nhiên bao gồm tri thức, những phương thức hoạt động, những chuẩn mực đạo đức, những nguyên tắc sống, những tình cảm, những thị hiếu, những quan hệ giữa đứa trẻ với bạn bè và người lớn. Qua đó phát triển mọi khả năng của đứa trẻ.
Một số ý kiến khác còn cho rằng, trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ phát triển trí tuệ, hiểu thêm lịch sử, phong tục tập quán và những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn giáo dục ở trẻ một số kĩ năng hợp tác.
Như vậy, thông qua những ý kiến của giáo viên mầm non cho thấy, quan niệm của giáo viên mầm non về việc sử dụng trò chơi dân gian gắn với đồng dao vào công tác giáo dục trẻ đều cho rằng đó là việc cần và rất cần thiết. Họ đều cho rằng, trò chơi dân gian là phương tiên để thực hiện mục đích giáo dục trẻ mẫu giáo.
2.4.2.3 Nhận thức của giáo viên mầm non về sự cần thiết của biện pháp tổ chức trò chơi - đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Ý kiến khác
SL % SL % SL % SL %
49 44.9 60 56.5 0 0 1 1.4
Bảng 2: Sự cần thiết của biện pháp tổ chức trò chơi dân gian
Phần lớn ý kiến của giáo viên mầm non khi được điều tra đều cho rằng cần và rất cần thiết phải quan tâm đến việc sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ trong trò chơi. Bởi vì theo họ, biện pháp tổ chức trò chơi dân gian có ảnh hưởng đến việc giáo dục và quyết định đến kết quả chơi của trẻ.
Khi trao đổi trực tiếp với các giáo viên mầm non, họ đều nhấn mạnh rằng sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi - đồng dao khi tổ chức cho trẻ chơi góp phần làm nâng cao hiệu quả giáo dục và vui chơi của trò chơi. Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân mục đích, có kế hoạch thì trẻ thì trẻ cần phải được tham gia nhiều hoạt động mà hoạt gian giúp trẻ trở về với cội nguồn của dân tộc, trẻ có cơ hội thể hiện mình, nhiều kĩ năng được hình thành và rèn luyện. Đó sẽ là một môi trường tốt để các phẩm chất tâm lí cá nhân của trẻ được hình thành.
Để nhân cách của trẻ được hình thành thì ngay từ khi còn là trẻ mầm non cần phải giáo dục có định hướng, khoa học, có động chủ đạo của trẻ mầm non chính là hoạt động vui chơi. Do đó cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho trẻ tham gia. Trẻ học tập thông qua vui chơi. Một trong những hoạt động vui chơi không thể thiếu chính là những trò chơi dân gian gắn với đồng dao. Thông qua những trò chơi này, trẻ có cơ hội thể hiện mình và rèn luyện một số kĩ năng cần thiết.
Hầu hết các giáo viên mầm non đều cho rằng các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao nói chung và các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo đều có liên quan đến hứng thú khi chơi, kĩ năng chơi và kết quả chơi của trẻ. Cần có các biện pháp tổ chức trò chơi – đồng dao nhằm nâng cao hiệu quả của việc tổ chức trò chơi dân gian góp phần làm tăng hiệu quả chơi và hiệu quả giáo dục trẻ trong trò chơi. Biện pháp hình thành và rèn luyện cho trẻ được các kĩ năng cần thiết, kĩ năng hợp tác, chia sẻ, tự lập qua việc trẻ tự thiết lập các mối quan hệ trong quá trình chơi, tự tìm khiếm các nguyên vật liệu, phế liệu hoặc tự tay làm các đồ chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao. Vốn kiến thức về thế giới xung quanh và vốn từ ngữ được mở rộng thông qua trò chơi dân gian gắn với đồng dao. Trẻ học được nhiều điều thông qua trò chơi, được hình thành, được trải nghiệm với các hình thức chơi đa dạng như chơi cá nhân, chơi theo nhóm, chơi tập thể.
2.4.2.4 Nhận thức của giáo viên mầm non về biểu hiện kết quả chơi trò chơi – đồng dao của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.
Thông qua việc trò chuyện, trao đổi với các giáo viên mầm non, chúng tôi nhận thấy rằng, đa số giáo viên mầm non đều cho rằng kết quả chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ được biểu hiện qua việc trẻ biết chơi nhiều trò chơi dân gian; trong quá trình chơi, trẻ trẻ có kĩ năng hợp tác, trẻ có thái độ hứng thú khi chơi, hoàn thành được nhiệm vụ chơi, tuân theo quy tắc của trò chơi.
Như vậy, có thể nhận thấy, giáo viên mầm non đã có những định hướng để quan sát trẻ trong quá trình chơi nhàm đánh giá mức độ chơi trò chơi - đồng dao của trẻ. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên mầm non chỉ chú tâm đến việc trẻ biết chơi bao nhiêu trò chơi dân gian mà không mấy quan tâm đến đến kết quả chơi trẻ đạt được có tốt hay không? Trẻ có nắm tốt luật chơi và cách chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao hay không? Trong quá trình chơi, trẻ có hứng thú chơi hay không? Trẻ có biết hợp tác, chia sẻ với bạn chơi của mình trong quá trình chơi hay không và đặc biệt trẻ có đạt được tốt mục tiêu giáo dục trong kế hoạch tổ chức chơi đặt ra ban đầu hay không?
2.4.2.5 Nhận thức của giáo viên mầm non về vai trò của mình trong quá trình tổ chức trò chơi - đồng dao ở trường mầm non.
Thông qua việc trò chuyện, trao đổi với giáo viên mầm non, chúng tôi thấy rằng, họ đều nhận thức được vai trò của mình trong việc tổ chức trò chơi - đồng dao là người hướng dẫn, là điểm tựa, tạo những cơ hội, điều kiện để trẻ bộc lộ những khả năng của mình. Điều này phù hợp với nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm trong chương trình giáo dục mầm non hiên nay. Mọi hoạt động đều hướng vào đứa trẻ, dựa theo nhu cầu và nguyện vọng của trẻ. Đây là một bước ngoặt thay đổi lớn trong nhận thức của giáo viên mầm non. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên mầm non vẫn còn nhận thức vai trò của người lớn là trung tâm, áp đặt trẻ chơi theo ý muốn chủ quan của người lớn, họ chưa đánh giá cao vai trò chủ thể của trẻ mẫu giáo.
Nhận xét chung:
- Qua việc điều tra nhận thức của giáo viên mầm non ở một số trường mầm non thuộc nội thành và một số trường ngoại thành thành phố Hà Nội cho thấy, phần lớn giáo viên mầm non có sự quan tâm đến trò chơi dân gian gắn với đồng dao và nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Họ khẳng định, trò chơi dân gian gắn với đồng dao tác động mạnh mẽ đến trẻ và được xem
như một phươn tiện giúp hình thành và phát triển nhân cách của đứa trẻ. Họ cũng nhận thấy rằng việc đưa trò chơi dân gian gấn với đồng dao vào tổ chức cho trẻ chơi ở trường mầm non là việc làm cần thiết. Tuy nhiên một số giáo viên mầm non vẫn chưa thực sự quan tâm đến các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục trẻ mẫu giáo trong trò chơi và nâng cao chất lượng trong trò chơi của trẻ.
- Mặc dù chúng tôi tiến hành điều tra giáo viên ở 2 vùng khác nhau là ở thành phố và nông thôn nhưng chúng tôi nhận thấy giáo viên thuộc hai địa bàn này đều có chung nhận thức về trò chơi và vai trò của trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.