Thực trạng chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ 5-6 tuổi ở một số trượng mầm non trong nội thành và ngoại thành thành

Một phần của tài liệu Tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 62 - 71)

- Đối với giáo viên mầm non, là người trực tiếp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ, chúng tôi:

2.4.4Thực trạng chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ 5-6 tuổi ở một số trượng mầm non trong nội thành và ngoại thành thành

tuổi ở một số trượng mầm non trong nội thành và ngoại thành thành phố Hà Nội.

2.4.4.1 Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu về tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao và những biểu hiện của trẻ trong quá trình tổ chức trò chơi dân gian,

chúng tôi cho rằng hiệu quả của việc tổ chức trò chơi – đồng dao cho trẻ được xác định bằng những tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Hứng thú chơi của trẻ. Tiêu chí 2: Kỹ năng chơi của trẻ. Tiêu chí 3: Kết quả chơi.

Hiệu quả của việc tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được đánh giá theo 3 mức độ với thang điểm cụ thể:

- Mức độ cao: 3 điểm.

- Mức độ trung bình: 2 điểm. - Mức độ thấp: 1 điểm.

Tiêu chí 1: Hứng thú chơi của trẻ.

Mức độ cao: 3 điểm.

Trẻ rất có hứng thú trong việc tham gia trò chơi. Trẻ hăng hái, nhiệt tình, chơi tích cực, hứng thú kéo dài từ đầu đến khi kết thúc trò chơi.

Mức độ trung bình: 2 điểm.

Trẻ có hứng thú chơi nhưng không thường xuyên, lúc thích chơi, lúc không thích chơi. Chưa thực sự hăng hái nhiệt tình và tập trung chú ý tham gia vào hoạt động chơi.

Mức độ thấp: 1 điểm.

Trẻ không có hứng thú chơi hoặc hứng thú rất thấp, không hăng hái nhiệt tình trong trò chơi.

Tiêu chí 2: Kỹ năng chơi.

Mức độ cao: 3 điểm.

Mức cao, kĩ năng chơi của trẻ rất thành thạo. Mức trung bình: 2 điểm.

Kĩ năng chơi của trẻ chưa thành thạo, còn rất vụng về khi thực hiện các hành động chơi.

Trẻ không có kĩ năng chơi, vụng về khi thực hiện các hành động chơi. Không biết phối hợp với các bạn chơi để hoàn thành nhiệm vụ.

Tiêu chí 3: Kết quả chơi.

Mức độ cao: 3 điểm.

Kết quả chơi rất tốt, trẻ chơi đúng luật và luôn hoàn thành nhiệm vụ chơi xuất sắc mà không cần đến sự giúp đỡ của giáo viên.

Mức độ trung bình: 2điểm.

Kết quả chơi tốt. Trẻ chơi đúng luật nhưng cần có sự giúp đõ của giáo viên.

Mức độ thấp: 1 điểm

Kết quả trò chơi thấp. Trẻ chơi chưa đúng luật và không hoàn thành tốt nhiệm vụ chơi.

2.4.4.2 Kết quả thực trạng chơi trò chơi – đồng dao của trẻ mẫu giáo ở trường màm non Hoa Sữa, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, tỉnh Hà Nội.

Tiến hành khảo sát trên 150 trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi thuộc 5 khu của trường mầm non Hoa Sữa, xã Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội. Qua quá trình dự giờ, quan sát các cô giáo mầm non tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi chơi gồm các trò chơi như: Mèo đuổi chuột, Lộn cầu vồng, Nu na nu nống, Thả đỉa ba ba, Vuốt ve, Rồng rắn lên mây… đã cho kết quả thực trạng chơi trò chơi dân gian như sau:

STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ %

1 Mức độ cao 40 26.6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Trung bình 78 52.1

3 Thấp 32 21.3

Bảng 5: Mức độ biểu hiện hứng thú chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ ở trường mầm non Hoa Sữa.

Kết quả bảng 5 trên cho thấy, trẻ ở 5 khu trường mầm non Hoa Sữa rất hào hứng, thích thú khi tham gia chơi một số trò chơi dân gian gắn với

đồng dao và duy trì hứng thú từ đầu đến cuối hoạt động chiếm tỉ lệ thấp 26.6%. Trẻ có mức độ ít hào hứng, phấn khởi khi tham gia vào hoạt động chơi mà cô giáo tổ chức thì chiếm tới 52.1%. Lí do trẻ không duy trì được sự hào hứng đối với trò chơi chính là do giáo viên thường áp đặt trẻ chơi theo ý muốn chủ quan của mình, tổ chức trò chơi cho trẻ chơi không theo nhu cầu và hứng thú của trẻ. Giáo viên thường tổ chức cho trẻ chơi nhiều lần những trò chơi dân gian gắn với đồng dao quen thuộc, đơn giản như: Dung dăng dung dẻ, Lộn cầu vồng, Nu na nu nống , Mèo đuổi chuột, Vuốt ve, Chi chi chành chành….Nội dung của những trò chơi dân gian này chưa phong phú, đồng thời do trẻ không hiểu rõ luật chơi, cách chơi. Kĩ năng tổ chức trò chơi của giáo viên còn kém, không có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ. Với trò chơi Mèo đuổi chuột một trò chơi dân gian gắn với đồng dao khác quen thuộc với trẻ, trẻ hay được giáo viên tổ chức cho chơi và được chơi nhiều lần. Tuy nhiên, khi tham gia chơi trò chơi này một số trẻ vẫn vi phạm luật chơi như mèo chạy nhầm hang… Vì được chơi quá nhiều lần trò chơi này nên hứng thú của trẻ cũng bị giảm đi nhiều. Với những trò chơi dân gian gắn với đồng dao như: Lộn cầu vồng, Chi chi chành chành, Dung dăng dung dẻ, Vuốt ve… thì lời đồng dao của những trò chơi này khá ngắn gọn và đơn giản nên trẻ dễ học thuộc lời đồng dao, do đó quá trình chơi không bị gián đoạn. Nhưng vì những trò chơi này cũng khá đơn giản và trẻ cũng được chơi nhiều lần nên hứng thú chơi của trẻ cũng giảm bớt. Ban đầu khi cô mới tổ chức trò chơi Vuốt ve thì trẻ chơi khá hứng thú nhưng về sau mức độ hứng thú của trẻ giảm dần và trẻ không chơi nữa do trẻ đã chán trò chơi này rồi. Trong quá trình quan sát, chúng tôi thấy kĩ năng chơi của trẻ rất thành thạo với những trò chơi có hành động chơi đơn giản không cần sử dụng đến các đồ dùng đồ chơi. Với những trò chơi dân gian gắn với đồng dao có hành động chơi phức tạp hơn khi được giáo viên mầm non tổ chức cho trẻ chơi thì trẻ rất hứng thú và trẻ cũng đã hiểu rõ cách chơi, nắm rõ luật chơi và có kĩ năng chơi. Đối với

những trò chơi - đồng dao có hành động chơi đơn giản, ít vận động thì lúc đầu trẻ chơi rất hứng thú nhưng khi được chơi nhiều lần thì trẻ dần cảm thấy chán và không muốn chơi nữa. Trẻ rất hào hứng khi được tham gia các trò chơi nhưng để duy trì sự hứng thú của trẻ trong suốt quá trình chơi thì cần phải lựa chọn những trò chơi phù hợp, chuẩn bị tốt môi trường chơi, tổ chức đa dạng nội dung chơi, động viên khích lệ trẻ trong khi chơi và tích hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động khác như hoạt động học, hoạt động vui chơi và vào những thời điểm khác nhau trong ngày thì khi đó trẻ sẽ nắm được rõ luật chơi, cách chơi, có kĩ năng chơi thành thạo, hoàn thành được nhiệm vụ chơi, và đạt được kết quả chơi ở mức độ cao.

STT Mức độ Số lượng trẻ Tỉ lệ %

1 Cao 35 23.4

2 Trung bình 83 55.3

3 Thấp 32 21.3

Bảng 6: Mức độ biểu hiện ki năng chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ

Thông qua việc điều tra thực trạng chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non, chúng tôi nhận thấy rằng, kĩ năng chơi của trẻ chủ yếu tập trung ở mức độ trung bình và thấp. Có đến 55.3% kĩ năng chơi của trẻ đạt ở mức độ trung bình còn và 21.3% đạt ở mức độ thấp. Mức độ biểu hiện kĩ năng chơi trò chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao ở mức độ cao là 23.4%, con số này vẫn còn khá khiêm tốn, không cao lắm. Nhiều trẻ còn khá vụng về khi thực hiện các thao tác, các hành động chơi và chưa có kĩ năng hợp tác, phối hợp với các bạn cùng chơi. Trẻ còn khá rụt rè, nhút nhát và kĩ năng vận động thô và vận động tinh chưa thật nhanh nhẹn. Trẻ phải chơi nhiều lần thì kĩ năng chơi mới được rèn luyện thành thạo kĩ năng chơi và nắm rõ luật chơi, cách chơi. Chẳng hạn, khi chơi trò chơi Rồng rắn lên mây, khi cô giáo hỏi đã nắm rõ luật chơi

chưa thì hầu hết trẻ đều trẻ lời hiểu rồi nhưng khi chơi, bạn đóng vai thầy thuốc không biết cách để bắt đuôi rồng rắn hoặc có những bạn lại toàn bắt những bạn đứng ngay sau rồng rắn mẹ… Với những trẻ thông minh, nhanh nhẹn thường được cô chỉ định tham gia trò chơi hay chơi những vai chính, còn những trẻ nhút nhát thì rất ít khi được tham gia nên kĩ năng chơi cuả trẻ không được rèn luyện nhiều nên đó là nguyên nhân kĩ năng của trẻ kém hơn. Ngay cả những trò chơi - đồng dao đơn giản như Vuốt ve thì trẻ vẫn chưa biết cách đập tay vào bạn chơi của mình hoặc đập tay lệch so với nhịp của bài đồng dao mặc dù trẻ đã thuộc lời bài đồng dao.

STT Mức độ Số lượng trẻ Tỉ lệ %

1 Mức độ cao 40 26.6

3 Mức độ trung bình 75 50.0

4 Yếu 35 23.3

Bảng 7: Mức độ biểu hiện kết qua chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ.

Qua bảng trên, chúng tôi có nhận xét về mức độ biểu hiện kết quả chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ mầm non như sau: Kết quả chơi của trẻ ở nhiều mức độ khác nhau. Mức độ cao chỉ chiếm 26.6%, trung bình chiếm 50%, yếu chiếm 23.3%. Yếu tố để giúp trẻ khi tham gia chơi các trò chơi dân gian gắn với đồng dao đạt kết quả cao là trẻ phải hứng thú, tập trung chú ý vào trò chơi và kĩ năng chơi của trẻ phải tốt. Mức độ biểu hiện kết quả chơi của trẻ còn phụ thuộc vào việc trẻ đã được chơi nhiều lần trò chơi đó chưa. Khi quan sát trẻ chơi những trò chơi dân gian gắn với đồng dao đã được giáo viên tổ chức nhiều lần rồi thì kết quả chơi trò chơi của trẻ đạt kết quả tốt, trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ chơi. Nhưng với những trò chơi mà trẻ mới được chơi lần đầu thì kết quả chơi không cao. Như vậy, chúng tôi thấy rằng, kết quả chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ phụ thuộc vào kĩ năng lập kế hoạch, biện pháp tổ chức trò chơi cho trẻ tham gia chơi

của giáo viên và kĩ năng chơi trò chơi của trẻ. Chẳng hạn, khi trẻ chơi trò chơi Lộn cầu vồng, trẻ phải thuộc lời đồng dao, mỗi động tác vung tay của trò chơi trùng khớp với lời hát của bài đồng dao, động tác lộn là khó nhất nên trẻ thường lộn ngược. Như vậy trẻ chưa năm được kĩ thuật của thao tác, động tác của trò chơi nên kết quả chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ không cao. Nhiều lúc trẻ đạt kết quả chơi chưa tốt là do trẻ còn nhút nhát, rụt rè, không dám mạnh dạn và không tập trung chú ý vào quá trình chơi dẫn đến việc trẻ chưa nắm rõ luật chơi, cách chơi, kĩ năng chơi trò chơi kèm theo kết quả chơi của trẻ không cao.

Nguyên nhân của thực trạng

Giáo viên còn lúng túng hoặc ngại sử dụng các phương pháp, biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.

Việc lập kế hoạh tổ chức vui chơi cho trẻ ở trường mầm non chỉ mang tính hình thức.

Giáo viên chưa tận dụng hết thời gian còn trống trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày để tổ chức trò chơi cho trẻ. Sự linh hoạt cũng như kinh nghiệm tổ chức trò chơi của giáo viên cũng còn nhiều hạn chế. Thời lượng dành cho vui chơi của trẻ còn ít dẫn đến không có đủ thời gian để trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ ở trường mầm non.

Ở trường, giáo viên mầm non có quá nhiều công việc nên họ không có thời gian trong việc sưu tầm trò chơi và tìm ra các biện pháp kích thích tính hứng thú, tích cực hoạt động và rất ít khi tạo cơ hội cho trẻ được thỏa sức chơi.

Cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức trò chơi dân gian ở trường mầm non còn hạn chế, sách hướng dẫn, giáo trình, tài liệu tham khảo về trò chơi và cách tổ chức trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng còn ít và chưa thực sự cập nhật trong giai đoạn hiện nay. Đồ dùng, đồ chơi dân gian gần nhưng không có, chính điều này đã ảnh hưởng đến sự tham gia chơi trò chơi của trẻ

cho trẻ còn hạn chế.

Tất cả những nguyên nhân trên sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của việc tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.

Kết luận chương 2

Nhìn chung giáo viên mầm non đã nhận thức được vai trò của trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ và sự cần thiết của các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao khi tổ chức trò chơi cho trẻ. Tuy nhiên thực tế thì vẫn còn một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đến vai trò của biện pháp tổ chức trò chơi - đồng dao nhằm đem lại hiệu quả giáo dục trẻ trong trò chơi đạt hiệu quả cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực trạng của việc sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non hiện nay bên cạnh những mặt tích cực thì cũng có những mặt hạn chế nhất định. Thực tế, một số giáo viên ở trường mầm non có thức hiện những biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao trong hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo và đã góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ. Giáo viên chưa thực sư chú ý đến nhu cầu và nguyện vọng chơi của đứa trẻ, việc đánh giá kết quả chơi của trẻ chỉ mang thính hình thức, hời hợt chưa đem lại hiệu quả cao. Việc họ sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ chơi không thể tránh khỏi những hạn chế trong quá trình tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ chơi. Nếu quan tâm đúng mức và sử dụng thêm một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian thì sẽ nâng cao được hiệu quả giáo dục trẻ và chất lượng chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ. Trong quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên vẫn còn giữ vai trò trung tâm, biện pháp tổ chức chưa linh hoạt, mềm dẻo để trẻ được thể hiện, được trải nghiệm.

Kết quả về thực trạng chơi trò chơi dân gian của trẻ mẫu giáo ở trường mầm non Hoa Sữa, Dục Tú, Đông Anh, Hà Nội, chúng tôi thấy rằng, trong quá trình chơi trò chơi dân gian, trẻ cũng đã bộc lộ khả năng chơi

của mình. Trẻ cũng đã có kĩ năng chơi trò chơi nhưng phần lớn đều ở mức độ trung bình và kết quả chơi mà trẻ đạt được cũng chưa được cao. Do đó, để kết quả chơi của trẻ đạt kết quả cao, thì giáo viên mầm non cần sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao một cách tích cực, mềm dẻo, linh hoạt dựa theo nhu cầu, hứng thú và nguyện vọng của trẻ. Đồng thời việc sử dụng các biên pháp đó cần dựa vào kĩ năng chơi của trẻ giúp trẻ tích cực chơi, nỗ lực hết mình để đạt được kết quả chơi tốt, đem lại hiệu quả giáo dục cao, chuẩn bị những phẩm chất cần thiết để trẻ thích nghi với cuộc sống mới.

Đây sẽ là cơ sơ thực tiễn quan trọng để xây dựng biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao đạt kết quả cao nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao và mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ

Một phần của tài liệu Tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 62 - 71)