Xuất các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ ở trường mầm non.

Một phần của tài liệu Tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 72 - 75)

- Đối với giáo viên mầm non, là người trực tiếp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ, chúng tôi:

3.1.3xuất các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ ở trường mầm non.

chọn lọc phù hợp với thực tiễn của địa phương.

- Các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao hướng tới nâng cao mục tiêu giáo dục trẻ và nâng cao hiệu quả chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ ở trường mầm non.

3.1.3 Đề xuất các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao chotrẻ ở trường mầm non. trẻ ở trường mầm non.

Việc xây dựng hệ thống các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao nhằm nâng cao mức độ hứng thú của trẻ đối với trò chơi được chúng tôi xây dựng trên 3 tiêu chí:

Thứ 1: Dựa vào thái độ, cảm xúc của trẻ đối với trò chơi.

Thứ 2: Dựa vào kĩ năng chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ. Thứ 3: Dựa vào kết quả chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ. Thông qua việc tổng hợp ý kiến của giáo viên về những biện pháp tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao và thực trạng việc tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao ở trường mầm non, chúng tôi đề xuất hệ thống biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao sau:

3.1.3.1 Biện pháp tạo và duy trì hứng thú chơi cho trẻ.

Để thực hiện biện pháp tạo và duy trì hứng thú đối với trò chơi – đồng dao, có một số cách tiến hành như sau:

- Cách 1: Sưu tầm, lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp với trẻ. Kho tàng trò chơi dân gian của Việt Nam rất phong phú và đa dạng về nội dung và thể loại, việc sưu tầm và lựa chọn những trò chơi cho trẻ chơi phù hợp với nội dung giáo dục, thời gian, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ thì trẻ sẽ

chơi tích cực, hứng thú hơn và nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục trẻ trong trò chơi. Chính việc quan tâm đến việc sưu tầm nhiều loại trò chơi thì giáo viên sẽ có một kho tàng trò chơi dân gian để tổ chức cho trẻ ở ở những độ tuổi khác nhau. Khi sử dụng những trò chơi được sưu tầm có chọn lọc để tổ chức cho trẻ chơi không chỉ tạo điều kiện cho trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi, nhu cầu vận động mà trò chơi được sử dụng để tổ chức cho trẻ chơi sẽ là phương tiện để phát triển toàn diện nhân cách của trẻ như thể chất, trí tuệ, đạo đức, tình cảm, thẩm mĩ, qua đó hình thành và rèn luyện cho trẻ các kĩ năng, phẩm chất cần thiết.

Khi trẻ chơi mãi một trò chơi thì hứng thú của đối với trò chơi bị giảm đi sau mỗi lần chơi. Vì vậy để gợi dậy hứng thú của trẻ, giáo viên cần sưu tầm những trò chơi mói phù hợp với trẻ, có thể là những trò chơi mói lạ hoặc giáo viên cũng có thể lựa chọn lời đồng dao mới cho các trò chơi mà trẻ đã nắm được thao tác chơi và luật chơi.

- Cách 2: Trang bị đồ chơi và trang phục phù hợp với từng trò chơi: Đồ chơi, trang phục phù hợp với nội dung chơi, vai chơi tạo được sự thu hút đối với trẻ, kích thích trẻ đến với trò chơi.

- Cách 3: Kể một câu chuyện có liên quan đến trò chơi hoặc đọc một câu thơ, một đoạn trong bài đồng dao hoặc tạo một tình huống chơi bất ngờ để trẻ đoán ra được sẽ chơi trò trò chơi gì.

Thường những nhân vật trong câu chuyện cô kể là những vai chơi trong trò chơi, giáo viên cố gắng tạo ra những tình huống bất ngờ, những pha gây cấn để trẻ thấy thích thú với trò chơi đó, hoặc một lời thơ, một đoạn thơ trong bài đồng dao gắn với trò chơi đó.

- Cách 4: Luân phiên đổi vai chơi, phân phối thời gian chơi và vai chơi hợp lí để tất cả mọi trẻ đều được chơi và được vào vai chơi. Mỗi trò chơi đều có những vai chơi khác nhau và ở mỗi vai chơi đều có những nhiệm vụ chơi khác nhau khơi gọi ở trẻ sự hứng thú với vai chơi. Do đó, giáo viên cần luân phiên đổi vai chơi cho trẻ giúp trẻ có cơ hội trải nghiệm ở mỗi vai chơi, hoàn thành những nhiệm vụ chơi khác nhau. Mặt khác, khi trẻ chơi mãi một vai chơi

thì sự hứng thú của trẻ sẽ giảm dần và cảm thấy chán trò chơi đó, luân phiên đổi vai chơi giúp trẻ có thêm hứng thú, động lực để tham gia vào trò chơi.

- Cách 5: Thường xuyên động viên, khuyến khích và cổ vũ trẻ trong khi chơi.

Thường xuyên động viên, cổ vũ và khuyến khích trẻ trong khi chơi là biện pháp khơi dậy tính tư tin, mạnh dạn ở trẻ, tích cực hoạt động trong quá trình tham gia vào trò chơi cũng như sự mong muốn trẻ cố gắng nỗ lực tham gia vào trò chơi mà không vi phạm luật chơi, hoàn thành tốt nhiệm vụ chơi và dành chiến thắng. Những lời nói động viên, khích lệ và cổ vũ của cô giáo trong quá trình chơi sẽ kích thích, khích lệ trẻ hăng hái tham gia trò chơi tích cực hơn nữa, có ý thức hơn trong việc thực hiện các hành động chơi và đạt được kết quả chơi tốt.

Giáo viên có thể sử dụng những lời nói như “cố lên”, “nhanh lên”, “sắp được rồi”, “giỏi quá” nhiều lần trong quá trình trẻ chơi. Giáo viên cũng có thể chuẩn bị những phần thưởng nhẹ nhàng phù hợp với trò chơi như một tràng vỗ tay thật lớn cho đội thắng cuộc và với đội thua thì bằng một số lời động viên như: “lần sau cố gắng thêm một chút nữa”, “cô tin chắc rằng ở lần sau con sẽ làm được”….

Với những trẻ nhút nhát, không mạnh dạn cần động viên, khích lệ trẻ nhiều hơn nữa ngay từ lần đầu tiên tham gia vào cuộc chơi. Trong khi chơi giáo viên cũng hòa mình vào chơi cùng với trẻ, nhưng không chơi thay cho trẻ, chú ý quan sát và bao quát trẻ chơi để có những lời động viên, khích lệ kịp thời và sửa sai cho trẻ khi cần thiết.

- Cách 6: Cho trẻ tự chuẩn bị và cùng với giáo viên làm những đồ chơi từ các nguyên vật liệu khác nhau để phục vụ cho việc tổ chức trò chơi dân gian.

Quá trình tổ chức trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng thường sử dụng đồ chơi làm phương tiện chơi, đặc biệt có nhiều trò chơi nếu không có trò chơi thì không thể tổ chức chơi được. Do vậy, đồ chơi góp phần đem lại hiệu quả cho trò chơi. Cho trẻ tự tay chuẩn bị những đồ chơi để phục

vụ cho trò chơi của mình sẽ góp phần nâng cao hứng thú của đứa trẻ đến việc muốn tham gia chơi những trò chơi dân gian gắn với đồng dao mà mình chuẩn bị đồ chơi.

3.1.3.2 Biện pháp phát triển kĩ năng chơi.

Để thực hiện biện pháp phát triển kĩ năng chơi, có một số cách tiến hành như sau:

- Cách 1: Làm mẫu, giải thích.

Đối với những trò chơi mới hoặc những trò chơi mà lâu trẻ chưa được chơi, giáo viên vừa giải thích cách chơi, vừa làm mẫu để trẻ nắm được cách chơi, luật chơi.

- Cách 2: Kiểm tra hành động chơi, lời đồng dao.

Với những trò chơi trẻ đã chơi, cô giáo có thể kiểm tra mức độ ghi nhớ lời ca (nội dung chơi) và cách chơi (luật chơi). Ngoài ra giáo viên có thể cho một nhóm trẻ thực hiện lại cách chơi.

- Cách 3: Theo dõi, sửa sai cho trẻ.

Trong quá trình chơi của trẻ, cô giáo thường xuyên theo dõi và kịp thời sửa sai cho những trẻ chơi chưa đúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3.3 Biện pháp đánh giá kết quả chơi của trẻ.

Để thực hiện biện pháp đánh giá kết quả chơi của trẻ, có một số cách tiến hành như sau:

- Cách 1: Để trẻ tự nhận xét đánh gia buổi chơi và bạn chơi.

Sau khi chơi, giáo viên có thể cho trẻ tự nhận xét bạn chơi của mình, khi trẻ nhìn ra lối sai của bạn thì trẻ cũng đã hiểu và nắm rõ luật chơi.

- Cách 2: Đánh giá quá trình chơi và kết quả chơi của trẻ.

Một phần của tài liệu Tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 72 - 75)