- Đối với giáo viên mầm non, là người trực tiếp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ, chúng tôi:
3.3. Nhận xét kết quả thực nghiệm.
Qua việc phân tích các kết quả thu được sau quá trình thực nghiệm chúng tôi rút ra kết luận sau:
Sự tác động của những biện pháp được đề xuất đã khẳng định được tính hiệu quả trong việc tổ chức các trò chơi – đồng dao cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Trẻ đã có sự hứng thú và duy trì hứng thú trong suốt quá trình tham gia trò chơi. Trẻ đã có sự tiến bộ trong việc nắm rõ cách chơi, luật chơi, kĩ năng chơi tốt hơn. Độ tin cậy được thể hiện ở kết quả kiểm định độ tin cậy.
Sau thực nghiệm, trẻ ở hai nhóm có mức độ biểu hiện kết quả chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao có sự thay đổi khá lớn, trẻ ở nhóm TN sau thực nghiệm. Có sự chênh lệch khá rõ nét ( TN = 2.72; ĐC = 2.08), độ phân tán STN = 0.53< SĐC = 0.68.
Như vậy dù thời gian tác động không dài nhưng trẻ ở nhóm TN đã có những chuyển biến tích cực. Dù vẫn có một số trẻ, kết quả chơi chưa có sự chuyển biến nhưng trẻ đã có sự thay đổi trong kĩ năng chơi, hứng thú chơi của mình khi tham gia trò chơi – đồng dao. Những biện pháp tổ chức trò chơi – đồng dao không chỉ được áp dụng vào một thời điểm nhất định mà cần được tiếp tục thực hiện trong thời gian dài thì mới có thể biến những biện pháp đó
thành những biện pháp thực sự làm nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.
Kết luận chương 3
Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận và điều tra thực trạng, chúng tôi đã đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú cho trẻ đối với trò chơi dân gian gắn với đồng dao, qua đó nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi và hiệu quả giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ thông qua trò chơi:
Biện pháp tạo và duy trì hứng thú chơi cho trẻ.
- Cách 1: Quan tâm đến việc sưu tầm nhiều loại trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.
- Cách 2: Trang bị đồ chơi và trang phục phù hợp với từng trò chơi. - Cách 3: Kể một câu chuyện có liên quan đến trò chơi hoặc đọc một câu thơ, một đoạn trong bài đồng dao hoặc tạo một tình huống chơi bất ngờ để trẻ đoán ra được sẽ chơi trò trò chơi gì.
- Cách 4: Luân phiên đổi vai chơi, phân phối thời gian chơi và vai chơi hợp lí để tất cả mọi trẻ đều được chơi và được vào vai chơi
- Cách 5: Thường xuyên động viên, khuyến khích và cổ vũ trẻ trong khi chơi.
- Cách 6: Cho trẻ tự chuẩn bị và cùng với giáo viên làm những đồ chơi từ các nguyên vật liệu khác nhau để phục vụ cho việc tổ chức trò chơi dân gian.
Biện pháp phát triển kĩ năng chơi.
- Cách 1: Làm mẫu, giải thích.
- Cách 2: Kiểm tra hành động chơi, lời đồng dao. - Cách 3: Theo dõi và sửa sai
Những biện pháp đánh giá kết quả chơi của trẻ.
- Cách 1: Để trẻ tự nhận xét đánh giá buổi chơi và bạn chơi. - Cách 2: Đánh giá quá trình chơi và kết quả chơi của trẻ.
Tiến hành thực nghiện các biện pháp đã xây dựng và tổ chức thực hiện nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của hệ thống các biện pháp mà chúng tôi đã
đề xuất, qua đó chứng minh giả thuyết khoa học mà chúng tôi đã đưa ra là đúng đắn.
Kết quả thực nghiệm hệ thống các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non nhằm nâng cao hứng thú chơi, kỹ năng chơi và kết quả chơi của trẻ, chất lượng giáo dục, phát triển toàn diện cho trẻ thông qua trò chơi đã cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Trước thực nghiệm, mức độ biểu hiện hứng thú với trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ ở cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau, chủ yếu tập trung ở mức độ trung bình.
- Sau thực nghiệm, mức độ biểu hiện hứng thú với trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ ở nhóm TN cao hơn hẳn so với trước TN và cao hơn so với nhóm đối chứng, trong đó tập trung ở mức độ cao, mức độ trung bình và thấp giảm hẳn.
- Kết quả thực nghiệm chứng minh giả thiết khoa học đưa ra là đúng đắn và khẳng định độ tin cậy, tính khả thi và hiệu quả của hệ thống các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non đã được đề xuất trong khóa luận này.