III. Cách tiến hành.
Trò chơi: Vác ống.
1. Mục đích.
- Rèn luyện sự nhạn nhẹn, khéo léo, phản xạ linh hoạt.
- Giáo dục trẻ có ý thức, tinh thần tập thể, biết giúp đỡ, nhướng nhịn lẫn nhau và tính kỉ luật khi chơi.
2. Chuẩn bị
- Cho trẻ học thuộc lời bài đồng dao: Vác ống Ta chơi xòe ống
Theo nhịp bài ca Nhún sao nhịp nhàng Vòng tròn co lại Vòng tròn giãn ra Chuyền ống cho bạn Chuyền ống cho nhanh Tròn chơi thật vui Trò chơi thật hay. -Địa điểm : Sân trường
- Đồ dùng: ống tre
3. Cách tiến hành.
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Tạo cho trẻ hứng thú đến với trò chơi.
- Cô cho trẻ xem ống tre và hỏi trẻ: Chúng mình có thể làm gì với chiếc ống tre này nhỉ?
- Hôm nay cô sẽ giới thiệu cho chúng mình một trò chơi mới, để chơi dược trò chơi này, chúng mình phải sử dụng đến chiếc ống trẻ này đấy! - Trò chơi mà cô giới thiệu sau đây có tên gọi: Vác ống
2. Giới thiệu luật chơi và cách chơi. -Cô phổ biến luật chơi:
Cô sẽ chọn ra 1 bạn làm người vác ống, những người còn lại đứng thành một vòng tròn, nắm lấy tay nhau. Người vác ống đứng trong vòng tròn. Những người đứng thành vòng tròn làm hang cùng hát bài đồng dao Vác ống - Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe
Trong khi hát, người vác ống đi chung quanh bên trong vòng tròn, tìm cách dí ống chạm vào tay một người ở trong vòng tròn. Những người ở trong vòng tròn sẽ lựa thế giãn vòng tròn ra để tránh. Khi người làm vòng tròn tránh được thì người vác ống không được dí tiếp mà phải đi theo nhịp bài hát và tìm cách dí ống vào người khác. Người nào bị dí ống vào người thì phải vào trong vòng tròn thay thế cho người vác ống.
3. Tổ chức cho trẻ chơi
- Lần đầu, cô đóng vai người vác ống để chơi mẫu cho trẻ quan sát.
- Cô cho trẻ nhận vai “người vác ống”
Khi trẻ đã biết cách chơi, giáo viên để trẻ tự chơi với nhau, luân phiên vai chơi cho trẻ.
- Cô quan sát
4. Nhận xết, đánh giá kết quả chơi
- Trẻ nhận vai chơi
- Trẻ tiến hành chơi