Trò chơi dân gian gắn với đồng dao.

Một phần của tài liệu Tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 27 - 41)

Trong kho tàng trò chơi dân gian dành cho trẻ em Việt Nam, trò chơi dân gian gắn với đồng dao chiếm số lượng hơn cả. Đây là một hình thái hoạt động của trẻ em trong lúc vui chơi, nhằm để thỏa mãn nhu cầu phát triển tâm – sinh lý lứa tuổi và mở rộng tầm hiểu biết của chúng về môi trường tự nhiên, xã hội. Khi chơi các trò chơi dân gian gắn với đồng dao trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ…

1.2.1 Đồng dao.

1.2.1.1 Định nghĩa về đồng dao.

Đồng dao là một thể loại văn học dân gian đặc biệt. Phần lớn đó là những sáng tác của trẻ nhỏ, được các em hát, truyền miệng cho nhau nghe. Có nhiều quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về đồng dao như sau:

Nhóm tác giả Doãn Quốc Sĩ, Phan Canh, Nguyễn Tấn Long, trong cuốn Thi ca bình dân, Tập IV ở mục Đồng dao định nghĩa: “đồng dao là ca dao của thiếu nhi” [37, tr 638]

thông tin, của nhóm tác giả của Viện nghiên cứu Văn học Nguyễn Thúy Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng, Trần Hoàng đã định nghĩa: “Đồng dao là những bài hát truyền miệng của trẻ em lứa tuổi nhi đồng và thiếu nhi, vốn là những sáng tác không rõ tên tác giả được trẻ em hát cho nhau nghe và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.” [36,tr 5]

Vũ Ngọc Khánh , trong Tạp chí Văn học, số 4, 1974, Mấy điều ghi nhận về đồng dao cho rằng: “Đồng dao là lời ca dân gian trẻ em bao gồm cả những lời trong trò chơi. Đồng dao là sự nối tiếp tiếng hát mẹ ru con, diễn xướng đồng dao là sự chuyển tiếp và phát huy vai trò tiếng hát của người mẹ” [7, tr 23]

Trong Tạp chí Giáo dục mầm non, Số 3, 1992, tác giả Phan Đăng Nhật đã cho rằng: “Đồng dao thực chất là ngôn ngữ có tính thơ ca”. [13,tr 13-15]

Trong phạm vi nghiên cứu của bài khóa luận này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về đồng dao được tác giả Nguyễn Nghĩa Dân viết trong cuốn Đồng dao và ca dao cho trẻ em,NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010, như sau: Đồng dao là những lời thơ mộc mạc hồn nhiên có vần, được trẻ em truyền miệng cho nhau nghe hoặc hát đồng thanh theo nhịp điệu đơn giản trong lúc vui chơi hoặc tiến hành các trò chơi dân gian.

1.2.1.2 Đặc điểm của đồng dao.

Đặc điểm về nội dung của đồng dao.

- Đồng dao thể hiện một khung cảnh thiên nhiên sinh động qua đôi mắt của trẻ thơ.

Từ xưa đến nay, trẻ em đặc biệt là trẻ em nông thôn rất gần gũi với thiên nhiên. Sự ưu đãi của khí hậu đã làm cho thiên nhiên nước ta tươi đẹp, sinh vật phong phú. Khi trẻ đã biết cảm nhận về thế giới xung quanh mình thì hàng chục, hàng trăm câu hỏi đến với các em như: Đây là quả gì? Đây là con gì?...Thế rồi bằng sự quan sát trí tượng tượng của trẻ cây cối hoa là bỗng trở thành anh em bạn bè với các em, cùng hát cùng vui chơi với các em. Đó là cách nhìn nhận thiên nhiên của trẻ trong các lời hát đồng dao.

Cách trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh vô cùng độc đáo. Trong những lời hát đồng dao không chỉ liệt kê, kể tên mà còn hình thành những mối liên hệ, mắt xích vô cùng kì lạ, ví dụ: Hoa râm bụt đi tu, hoa nhọ nồi ăn vụng… Trẻ tìm hiểu về các loài hoa, các loại quả, mùi vị.

Cùng với cỏ cây hoa lá là các sinh vật trên rừng dưới biển. Trẻ em vùng này gần gũi với chim chóc muông thú, trẻ em ở vùng khác biết về các sinh vật ở ao hồ sông biển, dẫn dắt chúng vào đồng dao và vui hát với chúng, truyền miệng cho nhau nghe qua không gian và thời gian.

- Một xã hội nông nghiệp gần gũi yêu thương được thể hiện rõ nét trong các khúc hát đồng dao.

Có thể nói môi trường nông nghiệp và địa bàn nông thôn là nơi sản sinh, nơi ca hát và diễn xướng đồng dao. Trẻ em nông thôn từ miền xuối đến miền ngược là tham gia vào các hoạt động chăn nuôi với cha mẹ như chăn trâu, cắt cỏ, làm việc nhà… bức tranh dân gian trẻ ngồi thổi sáo trên lung trâu dưới rặng trẻ làng, trên bãi cỏ xanh tươi thất là thú vị nhưng cũng rất hiện thực.

Nông, lâm, ngư nghiệp là ba hoạt động kinh thế cơ bản của nước ta, thông qua đó các em tiếp nhận một cách cơ bản nhưng sâu sắc qua các bài hát đồng dao. Qua đồng dao, trẻ em còn biết nhiều bào hát dân ca, hò kéo lưới, hò chèo thuyền, hò kéo gỗ trên mọi miền sông, biển, núi, rừng. Đồng dao đi liền với trò chơi đã mô phỏng các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp gián tiếp tập cho các em thành người lao động.

- Đồng dao là môi trường văn hóa văn nghệ “ chơi mà học, học mà chơi” Trẻ em hát trẻ em chơi đã tồn tại từ khá lâu trong truyền thống văn học của dân tộc ta, cùng hệ thống các bài đồng dao với nhiều hình thức nhiều thể loại khác nhau, đã được trẻ em truyền miệng, kế thừa và phát triển một cách phong phú từ đời này sang đời khác, với sự hướng dẫn của người lớn, theo tinh thần “ chơi mà học, học mà chơi” nhằm phát triển tư duy tình cảm từ thấp đến cao, một cách tự nhiên phù hợp với tâm, sinh lí

của trẻ. Trẻ cần chơi cũng như cần ăn uống để nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành, phát triển nhân cách. Các nhà nghiên cứu văn học cho rằng trò chơi dân gian cho trẻ em là một hình thức sinh hoạt văn hóa, phản ánh khá phong phú mối quan hệ giữa người với thiên nhiên, giữa con người với xã hội. Trò chơi dân gian đối với các em vừa kích thích chơi vừa rèn luyện toàn diện từ cơ thể đến trí thông minh, tưởng tượng, sáng tạo của trẻ. Nhìn dưới góc độ của đồng dao, hoạt động chơi và trò chơi trẻ em, ta có thể phân biệt đồng dao hát chơi và đồng dao hát trong vui chơi. Khi chơi các em vui đâu hát đó, nhớ đâu hát đó: có thể là những bài đồng dao về loài vật cây cối, có thể là bầu trời với ông trăng ông sao, có thể là sinh hoạt xã hội chăn trâu bắt cá, cũng có thể là những bài vè nói ngược, nói láo, những bài đồng dao vòng tròn hát mãi không chán hoặc là những câu đố vui. Theo Phan Đăng Nhật “ Lời đồng dao có những đóng góp quan trọng để thực hiện chức năng giáo dục và chức năng vui chơi với những với những nhiệm vụ rất đa dạng như: luyện phát âm, cung cấp vốn từ ngữ giáo dục nhận thức bồi dưỡng tình cảm….Trong hệ thống đồng dao còn có trò chơi đố vui. Câu đố có vần vè ám chỉ vật đố, người giải đố phải đoán để trả lời. Vật đố bao giờ cúng được ám chỉ nửa kín nửa hở, vật bị giấu tên bao giờ cũng để hở ra một chi tết nào đó có liên quan đến đồ vật. Câu đố cũng là một loại đồng dao giúp trẻ chơi mà học, học mà chơi mang tính rèn luyện suy nghĩ của trẻ em.

Đặc điểm về nghệ thuật của đồng dao

Đồng dao tồn tại hai phần: trò chơi và lời hát. Hai phần này gắn bó với nhau một cách chặt chẽ, hô ứng nhau. Lời hát tạo nhịp điệu cho trò chơi và trò chơi chi phối nhạc điệu của lời hát.

Nhạc điệu là đặc điểm số một của lời hát trong đồng dao. Những đặc điểm khác trở thành thứ yếu. Nhiều bài đồng dao, hình ảnh, hình tượng, ngôn ngữ tối nghĩa nhưng không thể thiếu nhạc điệu. Nhạc điệu

là vần, nhịp, thanh làm cho trò chơi diễn ra nhịp nhàng mà thiếu nó, trò chơi sẽ trở thành rối loạn.

Đa số lời hát trong đồng dao tổ chức theo nhịp ngắn, vui tươi: thường là nhịp chẵn 2/2 hoặc 4/4 dứt khoát, rộn ràng: “Ông tiển, ông tiên/ Ông có đồng tiền/Ông giắt mái tai/ Ông cài lưng khố,….” hoặc có khi là nhịp lẻ đung đưa: “Xỉa cá mè/ Đè cá chép/ Chân nào đẹp/ Đi mua men/ Chân nào xấu/ Đi làm mèo/ Chân nào khèo / Đi làm chó..” Nhiều khi có những đột biến bất ngờ từ lẻ sang chẵn hoặc ngược lại, những lúc ấy động tác chơi có những biến đổi kì thú: “Vuốt hạt nổ/ Đổ bánh xèo/ Xào xạc/ Vạc kêu/ Nồi tròn/ Vung méo,…” Nhịp không đơn giản chỉ là tiết tấu của trò chơi mà là độ rung của cảm xúc, là con sóng của trái tim. Nhờ thế mà các em dễ gắn bó đồng cảm trong trò chơi.

Vần ta thường xem là hình thức thuần túy của thi ca. Đồng dao rất cần có vần, không chỉ để các em dễ thuộc mà còn mang nhiều chức năng thẩm mĩ khác nhau. Các ý lộn xộn, rới rạc có thể xếp hàng thành chuỗi nhờ có vần. Nhờ có vần mà ý nọ gợi ý kia, ngôn từ trong đồng dao có khả năng nảy sinh vô tận thành thể lên hoàn. Chẳng hạn, từ “xí cụi” nảy sinh “xụi lơ”, hay từ “ chặt cây dừa” nảy sinh “ chừa cây mận”, từ “con thỏ nhảy qua” kéo theo “con gà ú ụ”…. Đó là kiểu liên tưởng âm thanh bất chấp quan hệ ý nghĩa tạo nên cấu trúc độc đáo của đồng dao. Nói chung, vần trong đồng dao khá linh hoạt và đa dạng, đủ kiểu vần, có khi là vần chân hoặc vần lưng, có khi gieo vần ở bất cứ vị trí nào. Nếu như vần trong thơ của người lớn là theo quy luật, khuôn khổ thì vần trong đồng dao thể hiện sự tự do, phóng khoáng. Không chỉ tự do ở hình thức, gieo cách nào cũng được mà còn tự do ở cảm hứng, ở khả năng tưởng tượng, sáng tại vô tận của trẻ. Nhờ hình thức là vần mà trẻ em có thể tự dùng vần như những nốt đệm để phát triển ý, nới rộng diện tích cho bài đồng dao.

Điều thú vị là ở đồng dao, vần trắc được gieo nhiều hơn vần bằng, số lượng thanh trắc trong câu thơ cũng chiếm ưu thế. Về cấu trúc thanh nhạc,

đồng dao thuộc gam trưởng, giai âm thánh thót dễ đi vào trong tâm hồn trẻ.

Lời trong đồngdao thường lung tung, tản mạn, hình tượng biểu hiện theo lối chắp vá, ý nọ xọ ý kia. Nếu không lấy vần điệu là kết cấu, đồng dao sẽ trở thành một mớ lộn xộn, dẫn đến sự mơ hồ tối nghĩa.Trẻ em tiếp thu ngoại cảnh bằng những tưởng tượng ngây ngô hơn là suy luận tư duy logic như người lớn. Đang đi trong sân bỗng mơ mộng trên trời, đang nói đến cô, dì, chú, bác… bỗng chuyển sang chó, gà… từ chuyện nghi lễ nghiêm túc chuyển sang phá phách (Dung dăng dung dẻ). Giữa “cái cống nằm trong” và con ong nằm ngoài”, “củ khoai chấm mật” và “Phật ngồi Phật khóc”. “con cóc nhảy ra” và “con gà ú ụ’,… tất cả những thứ đó chẳng có mối qua hệ gì với nhau nhưng vẫn xếp đặt bên nhau trong một chuỗi ngôn từ. Tuy nhiên, cần phải thấy đó là một sự đột biến của tưởng tượng, làm đồng hiện các mảng không gian. Cả một thế giới mênh mông có thể hội tụ trong một phút tưởng tượng rất trẻ con.

Trẻ em đến với đồng dao như đến với cuốc sống của chính mình. Những gì vốn nằm trong tầm đón nhận của chúng đều được khơi ra. Bài học thường thức về tự nhiên, xã hội qua cái nhìn hồn thiên ngộ nghĩnh của trẻ nhỏ trở nên sống động.

Cuối cùng, đồng dao có lối cấu trúc rất riêng, mở đầu thường là những cụm từ tối nghĩa hoặc vô nghĩa như: “Chi chi chành chành”, “Nu na nu nống”, Lặc lò cò”, “Ù à ù ập”,…..Cái thứ âm thanh ở giai đoạn tiền ngôn ngữ ấy cứ phát sinh một cách tự nhiên vào thuở đầu học nói của trẻ lại có ý nghĩa gợi hứng khởi cho trò chơi. Nó là tiếng gọi đưa trẻ em bước đầu du nhập vào cộng đồng xã hội. Chúng nắm tay nhau trong mối quan hệ đồng cảm, chia sẻ với những nỗi niềm chung. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỗi lượt lời, lời hát trong đồng dao quay vòng trở lại điểm xuất phát rồi tiếp tục tạo nên sự trùng điệp kéo dài bất tận tạo thành cấu trúc vòng tròn độc đáo:

“Con chim chích chòe Nó đậu cành chanh Tôi ném hòn sành Nó lăn lông lốc Tôi làm một chốc Được ba mâm đầy Cái thủ cái tai Tôi đen biếu chúa Chúa hỏi thịt gì?

Con chim chích chòe”…

Nhưng thực tế cái vòng tròn ấy không khép kín mà quay đều và mở ra liên tục trong trò chơi. Bài đồng dao chỉ kết thúc khi trò chơi hết hứng khởi hoặc phải nghỉ ngơi.

Ngoài đem lại những nhận thức về tự nhiên cho trẻ, đồng dao còn mang lại những ý nghĩa giáo dục lớn:

Ăn một bát cơm Nhớ người cày ruộng Ăn một đĩa muống Nhớ người đào ao Ăn một quả đào Nhớ người vun gốc,… 1.2.1.3 Đồng dao đối với giáo dục trẻ em.

Đồng dao có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với trẻ em, trước hết là nó giáo dục thái độ văn hóa đối với hai mối quan hệ chủ yếu của con người: Con người – thiên nhiên, con người – xã hội.

- Giáo dục tình yêu đối với thiên nhiên: Đồng dao gợi nên ở các em nhỏ tình yêu hồn nhiên đối với con ong, cái kiến, con cò con vạc, con trâu, con nghé, chim chóc qua các bài gọi nghé của trẻ mục đồng, qua những bài giới thiệu các loài chim muông, hoa quả…

- Giáo dục lòng nhân ái: Đồng dao gợi nên ở trẻ tình yêu đối với ông bà, cha mẹ, bà con xóm làng, đồng cảm với những người có cảnh ngộ éo le, sẵn lòng giúp đỡ những người nghèo khổ tàn tật. Có thể nói đồng dao là những bài học đạo đức rất nhẹ nhàng mà hấp dẫn với trẻ nhỏ.

- Nhưng nhiều hơn hết, đồng dao với tính hài hước của nó đã tạo cho trẻ niềm vui sướng vô tư, nụ cười sảng khoái. Hơn nữa, chính tính hài hước, hóm hỉnh của đồng dao đã bồi đắp cho trí tuệ của trẻ thêm thông minh sắc sảo. Qua đồng dao, trẻ không những tiếp nhận những điều hợp lí mà còn phát hiện ra những cái phi lí không đúng với cuộc sống thường ngày.

Đồng dao cũng như những truyền thống văn hóa phi vật thể khác, đồng dao có thể truyền từ đời này sang đời khác, luôn giữ được giá trị to lớn đối với đới sống văn hóa của trẻ em, trở thành một món quà tinh thần cho trẻ em mọi thế hệ.

1.2.1.4 Phân loại đồng dao

Đồng dao là một thể loại khá đặc biệt. Đồng dao không phải là một thể loại văn học dân gian riêng biệt nên nó không tập trung phản ánh một tư tưởng nhất định nào cả; đồng dao với chức năng chủ yếu là để trẻ con hát, trẻ con chơi nên nó được sáng tạo theo kiểu âm vang tự nhiên của tâm hồn, tình cảm, gặp gì nói đó, nói thuận miệng, nghe thuận tai. Do đó các nhà nghiên cứu cũng gặp khó khăn trong việc phân loại đồng dao.

Trong khóa luận, chúng tôi sử dụng cách phân loại đồng dao gắn với chức năng hoạt động cụ thể của trẻ em của Phạm Thu Yến, trong giáo trình Văn học dân gian, nxb Đại học sư phạm, 2010:

Đồng dao gắn với sinh hoạt vui chơi của trẻ em

Đồng dao gắn với lao động trẻ em, chủ yếu là trẻ em nông thôn

Đồng dao gắn với nhu cầu hiểu biết phát triển trí tuệ, tâm hồn của trẻ em

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi phân loại đồng dao thành 2 loại: Đồng dao để hát chơi

Đồng dao để vui chơi.

Và chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các bài đồng dao gắn với các trò chơi dân gian của trẻ nhỏ.

1.2.2 Trò chơi dân gian gắn với đồng dao.

Một phần của tài liệu Tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 27 - 41)