Thực trạng biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

Một phần của tài liệu Tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 55 - 62)

- Đối với giáo viên mầm non, là người trực tiếp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ, chúng tôi:

2.4.3 Thực trạng biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

dao cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.

Kết hợp việc điều tra bằng anket cho giáo viên và dự giờ giáo viên tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao ở trường mầm non cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.

Khảo sát ở 2 loại hình trường: trường công lập và trường dân lập cho thấy 2 kết quả khác nhau.

Với các trường mầm non công lập thì thấy giáo viên ở trường hay tổ chức trò chơi dân gian vào thời điểm hoạt động vui chơi ngoài trời. Còn với các trường mầm non dân lập thì giáo viên ít khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ.

2.4.3.1 Thời điểm tổ chức chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao trong ngày.

Thời điểm tổ chức TCDG gắn với đồng dao Số lượng Tỉ lệ %

Giờ đón, trẻ trẻ 21 18.8

Hoạt động ngoài trời 90 82.6

Thể dục sáng 8 7.2

Trong hoạt động vui chơi 84 76.6

Lồng ghép trong các hoạt động học 84 76.8

Bảng 3: Thời điểm tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao

Qua bảng 3 cho ta thấy, trò chơi dân gian được sử dụng khá linh hoạt trong ngày. Tuy nhiên trò chơi dân gian gắn với đồng dao được tổ chức nhiều nhất trong khi trẻ tham gia hoạt động ngoài trời (82.6%), trong hoạt động vui chơi (76.6%)và được lồng ghép trong các hoạt động học (76.8%). Trò chơi dân gian gắn với đồng dao đơn giản có lời ca ngắn cũng được tổ chức khá nhiều trong giờ chuyển giữa hai hoạt động (57.7%) như Lộn cầu vồng, Kéo cưa lừa xẻ, … Trò chơi dân gian ít được tổ chức cho trẻ chơi trong giờ thể dục sáng (7.2%) và trong khi đón, trả trẻ (18.8%).

2.4.3.2 Những khó khăn khi tổ chức trò chơi - đồng dao.

Khó khăn Số lượng Tỉ lệ %

Số lượng trẻ quá đông 76 69.5

Đồ dùng đồ chơi hạn chế 47 43.4

Không gian chơi chật hẹp 41 37.6

Trình độ giáo viên còn hạn chế 9 8.69 Chưa sưu tầm được nhiều trò chơi 58 52.4

Bảng 4: Những khó khăn khi tổ chức trò chơi dân gian gứn với đồng dao

Qua bảng trên ta có thể thấy, những khó khăn mà giáo viên mầm non gặp phải khi tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao là:

Số lượng trẻ quá đông (69.5%) ý kiến của giáo viên đồng ý với nguyên nhận này. Theo tìm hiểu của chúng tôi, mỗi lớp có khoảng 50-70 trẻ mà chỉ có 2 cô đối với những trường mầm non trong nội thành Hà Nội, và mỗi lớp một cô trông từ 20-30 trẻ đối với những trường mầm non ngoại thành thành phố Hà Nội. Điều này tạo nên sức ép lớn đối với các cô vì công

việc quá nhiều, các chấu lại đông, phòng học chật chội. Do vậy, trò chơi dân gian gắn với đồng dao không được giáo viên tổ chức thường xuyên.

Bên cạnh đó, sân chơi của nhiều trường mầm non còn chật hẹp, thậm chí có những góc sân có đến hai hoặc ba lớp cùng chơi. Diện tích sân trường hạn hẹp làm cho không gian vui chơi của trẻ bị bó hẹp lại. Do đó, việc tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi dân gian gắn với đồng dao cũng gặp nhiều khó khăn.

Vốn trò chơi dân gian gắn với đồng dao của các cô giáo mầm non còn hạn chế. Do khối lượng công việc quá nhiều nên họ không có nhiều thời gian để sưu tầm và lựa chọn những trò chơi phù hợp với trẻ. Giáo viên mầm non thường tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi đơn giản và quen thuộc với trẻ như: Nu na nu nống, Chi chi chành chành, Mèo đuổi chuột, Dung dăng dung dẻ…

Ngoài ra, trong quá trình tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao, giáo viên còn gặp nhưng khó khăn khác như thời gian để tiến hành trò chơi còn bị giới hạn nhiều, trẻ nhút nhát thiếu tự tin, khả năng chú ý còm kém, hay quên lời đồng dao của các trò chơi dân gian, khó quản trẻ khi số lượng trẻ quá đông…

2.4.3.3 Một số biện pháp giáo viên thường sử dụng khi tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.

Khi thăm dò ý kiến của các giáo viên mầm non về các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non đã thu được kết quả như sau:

- Xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi trước khi tiến hành tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian.

Phần đông số ý kiến được hỏi 46.3% cho rằng, họ không chú ý đến việc xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ chơi đặc biệt là trò chơi dân gian. Theo họ, vấn đề xây dựng kế hoạch vui chơi hàng ngày thường được lồng ghép vào việc soạn giáo án ở hoạt động ngoài trời còn kế hoạch tổ chức vui

chơi cho trẻ trong các lễ hội thường do Ban giám hiệu nhà trường lập và tổ chức. Số ý kiến còn lại thì họ có quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi nhưng chiếm tỉ lệ nhỏ 17.3%. Có thể thấy rằng, trò chơi dân gian gắn với đồng dao ít được tổ chức trong kế hoạch hoạt động hàng ngày của trẻ và thường không được chú ý đến và trò chơi dân gian chỉ được tổ chức ở hoạt động vui chơi ngoài trời của trẻ ở trường mầm non.

- Sưu tầm trò chơi - đồng dao và lựa chọn trò chơi đó tổ chức phù hợp với trẻ.

Qua phiếu điều tra và trò chuyện với các giáo viên mầm non với mục đích tìm hiểu về thực trạng tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non, đồng thời tìm hiểu việc sưu tầm trò chơi dân gian để tổ chức cho trẻ chơi. Khi quan sát và dự giờ giáo viên mầm non tổ chức cho trẻ chơi thấy họ chỉ tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi có sẵn, lựa chọn những trò chơi đơn giản trong cuốn tuyển tập trò chơi hoặc chơi lại những trò chơi dân gian mà trước đó trẻ đã được chơi. Một số trò chơi mà giáo viên thường tổ chức cho trẻ chơi như: Mèo đuổi chuột, lộn cầu vồng, cướp cờ, xỉa cá mè, bịt mắt bắt dê…….

Như vậy cho thấy, giáo viên mầm non chủ yếu sử dụng những trò chơi trong cuốn hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non, thường chơi đi chơi lại những trò này, nội dung chơi không phong phú. Nhận thấy giáo viên còn hạn chế trong việc sưu tầm trò chơi dân gian để tổ chức chơi cho trẻ.

- Cùng cô chuẩn bị môi trường chơi.

Tạo môi trường chơi hấp dẫn sẽ giúp trẻ tích cực hứng thú tham gia chơi vậy nên chuẩn bị môi trường chơi là khâu chuẩn bị để kích thích hứng thú của trẻ. Khi chuẩn bị môi trường giáo viên cần chuẩn bị trước đồ chơi, đây là phương tiện góp phần làm tăng hiệu quả của trò chơi. Các đồ dùng đồ chơi được tận dụng từ các sản phẩm mà trẻ làm ra trong hoạt động tạo hình, hoặc các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, phế liệu……. Giáo viên là

người chuẩn bị đồ dùng đồ chơi.Nhìn chung giáo viên mầm non chưa chú trọng đến việc tạo môi trường vui chơi cho trẻ cũng như chuẩn bị những đồ dùng đồ chơi cho trò chơi dân gian để kích thích trẻ tích cực tham gia trò chơi dân gian. Giáo viên chưa biết tận dụng sản phẩm tạo hình của trẻ, các phế liệu,vật liệu sẵn có trong tự nhiên để tạo ra các đồ chơi phục vụ cho trò chơi dân gian. Giáo viên thường tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi ít sử dụng dồ chơi như: Nu na nu nống, Lộn cầu vồng, trồng nụ trồng cà…

- Dùng lời gợi ý khi tổ chức cho trẻ chơi.

Những lời gợi ý dẫn dắt trẻ bước vào cuộc chơi, giúp trẻ khá phá tìm kiếm và lĩnh hội tri thức. Tự tìm kiếm, khám phá giúp trẻ nhớ lâu hơn, sâu sắc hơn những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được. Những trò chơi có hành động chơi phức tạp thì giáo viên thường sử dụng phương pháp dùng lời gợi ý tức là giáo viên hướng dẫn bằng lời nói kết hợp với làm mẫu giúp trẻ tiếp thu được cách chơi, luật chơi một cách dễ dàng. Quá trình hướng dẫn trẻ chơi của giáo viên còn dài dòng, chưa cuốn hút trẻ vào việc quan sát và lĩnh hội nhiệm vụ chơi.

- Tạo tình huống chơi hấp dẫn.

Việc tạo hứng thú chơi khi bắt đầu vào cuộc chơi giúp cho trẻ cảm thấy hứng thú, giúp phát huy tính tích cực của trẻ trong trò chơi. Qua quá trình điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng, việc tạo tình huống chơi hấp dẫn, có vấn đề để yêu cầu trẻ đi tìm tòi, khám phá và tham gia giải quyết nhiệm vụ chơi chưa được giáo viên ở trường mầm non sử dụng nhiều. Thông thường, các giáo viên mầm non chỉ giới thiệu tên trò chơi sẽ tổ chức cho trẻ và nhắc lại luật của trò chơi mà không gây hứng thú cho trẻ. Khi được hỏi thì có ý kiến cho rằng, họ ngại đưa ra các tình huống chơi hấp dẫn, vì họ không có nhiều thời gian để đầu tư vào làm những công việc này. Sự hứng thú của trẻ là rất quan trọng đối với bất kì một hoạt động nào. Đối với hoạt động vi chơi, sự hứng thú giúp trẻ tự tìm tòi khám phá, trẻ sẽ ấn tượng và

nhớ trò chơi đó. Sự tập trung của trẻ vào trò chơi giúp trẻ nắm tốt luật chơi và sẽ đưa lại kết quả chơi tốt.

- Tạo điều kiện cho trẻ tự tổ chức những trò chơi mà trẻ yêu thích. Qua phiếu điều tra, chúng tối thấy có 52.1% ý kiến của giáo viên thường xuyên cho trẻ chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao mà trẻ yêu thích trong động vui chơi ngoài trời. Còn ở các thời điểm khác, trẻ ít khi được lựa chọn trò chơi vì lí do thời gian và địa điểm chơi trò chơi ví dụ như trong các hoạt động học, giờ chuyển tiết.

Khi trò chuyện với trẻ, thì đa số trẻ đều trẻ lời rất thích chơi trò chơi dân gian, trẻ rất hứng thú khi tham gia chơi và trẻ kể lại những trò chơi mà cô giáo thường tổ chức cho chơi như Mèo đuổi chuột, Rồng rắn lê mây, Nu na nu nống… Nhưng khi hỏi trẻ về luật chơi như thế nào thì rất ít trẻ nói được và nói vẫn chưa rõ ràng. Như vậy có thể thấy, trẻ ít khi được chơi trò chơi dân gian hoặc khi, giáo viên chỉ giới thiệu cho trẻ tên của trò chơi hoặc có giới thiệu luật chơi nhưng chưa nói rõ ràng cho trẻ nghe. Qua quan sát của chúng tôi ở một số trường mầm non, cô giáo cũng cho trẻ chơi những trò chơi dân gian gắn với đồng dao ở các giờ hoạt động ngoài trời. Trẻ được tự chơi những trò chơi có hành động chơi và lời đồng dao đơn giản ngắn gọn như Vuốt ve, Dung dăng dung dẻ,… Giáo viên thường để cho trẻ tự chơi, họ hiếm khi quan sát kĩ trẻ chơi, kết quả chơi đạt được như thế nào và hết giờ hoạt động ngoài trời thì gọi trẻ lại rồi cho trẻ vào lớp.

-Tham gia chơi cùng trò chơi với trẻ.

Giáo viên thường xuyên chơi cùng với trẻ trong các trò chơi dân gian gắn với đồng dao, có tới 78.6% ý kiến ý kiến của giáo viên trả lời thường xuyên chơi cùng trẻ trong các trò chơi. Họ cho rằng khi trẻ chưa thực sự hiểu rõ luật chơi nên cô giáo phải tham gia cùng chơi với trẻ để cô làm mẫu hành động chơi và trẻ sẽ bắt chước hành động chơi của cô. Khi trẻ đã biết chơi rồi thì cô giáo rút khỏi trò chơi và quan sát trẻ chơi.

Thông qua phiếu điều tra, chúng tôi thu được kết quả, có 85.5% ý kiến của giáo viên thường xuyên sử dụng biện pháp động viên, khuyến khích trẻ khi chơi. 10.1% ý kiến của giáo viên trả lời thỉnh thoảng mới động viên, khuyến khích trẻ trong khi chơi. Theo họ, để trẻ biết chơi trò chơi, ngoài sự hướng dẫ tận tình của giáo viên thì sự động viên, khích lệ của cô giáo cũng đóng vai trò rất quan trọng, lời động viên của cô sẽ giúp trẻ chơi tích cực, khi đó trẻ sẽ đạt được kêt quả chơi tốt hơn. Nhiều giáo viên cho rằng, khi trẻ nhút nhát, rụt rè hay không thực hiện tốt được nhiệm vụ chơi thì cô giáo sẽ là người động viên, khuyến khích trẻ tiếp tục cố gắng, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chơi.

- Đánh giá quá trình chơi và kết quả chơi của trẻ.

Thông qua phiếu điều tra thì phần lớn các giáo viên đều trả lời thường xuyên sử dụng biện pháp đánh gia quá trình chơi và kết quả chơi của trẻ. Tuy nhiên trong thực tế dự giờ giáo viên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi - đồng dao cho trẻ, chúng tôi thấy, giáo viên chưa sử dụng triệt để biện pháp này, đánh giá trẻ chơi còn sơ sài, chỉ mang tính hình thức.

Nhận xét chung: Qua điều tra thực trạng về việc sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi - đồng dao cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non, chúng tôi nhận thấy một thực tế rằng:

Ở một số trường mầm non ở ngoại thành Hà Nội, sau khi tổng kết phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên, chúng tôi thấy rằng đa số ý kiến của giáo viên đều trả lời thường xuyên sử dụng những biện pháp mà chúng tôi đưa ra như: Xây dựng kế hoạch tổ chức trò chơi trước khi tiến hành tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian, sưu tầm và lựa chọn những trò chơi phù hợp để tổ chức cho trẻ chơi, dùng lời gợi ý cách chơi cho trẻ… Điều này lại trái ngược so với những gì mà chúng tôi nhận thấy được trong quá trình tiến hành làm thực nghiệm tại trường. Do đó kết quả điều tra của giáo viên mầm non ở một số trường ở ngoại thành không khách quan. Nhưng đối với

những giáo viên ở một số trường trong nội thành thành phố Hà Nội, chúng tôi nhận thấy kết quả điều tra mà chúng tôi thu được có độ tin cậy cao hơn khách quan hơn. Do đó, trong khóa luận này chúng tôi sử dụng kết quả điều tra trên giáo viên ở một số trường mầm non trong nội thành thành phố Hà Nội.

Qua việc tiến hành điều tra thực trạng việc tổ chức trò chơi - đồng dao chúng tôi nhận thấy một số ưu điểm và hạn chế như sau:

Ưu điểm: Giáo viên nhận thấy được tầm quan trọng của trò chơi trong việc phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo viên cũng đã sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ chơi nhằm thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ

Nhược điểm: Trong quá trình quan sát thực tế, giáo viên ở trường mầm non tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ, chúng tôi thấy rằng, họ chỉ thỉnh thoảng sử dụng các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ nhằm đem lại hiệu quả giáo dục cao thông qua trò chơi. Giáo viên mầm non chưa thực sự quan tâm đến nhu cầu và hứng thú của trẻ, kĩ năng chơi của từng cá nhân trẻ, chưa tạo cơ hội để trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi và nhu cầu vận động. Do đó làm giảm đi hiệu quả chơi trò chơi của trẻ, hiệu quả giáo dục trẻ thông qua trò chơi dân gian.

Một phần của tài liệu Tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w