Phân tích kết quả thực nghiệm.

Một phần của tài liệu Tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 80 - 98)

- Đối với giáo viên mầm non, là người trực tiếp tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ, chúng tôi:

3.2.8. Phân tích kết quả thực nghiệm.

3.2.8.1. Kết quả đánh giá mức độ biểu hiện hứng thú chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ ở nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm.

Trước TN Kết quả Nhóm ĐC Nhóm TN Cao Trung bình Thấp Cao Trung bình Thấp

3 điểm 2 điểm 1 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm

% 24 60 16 20 68 12

2.08 1.88

S 0.63 0.81

Bảng 8: Mức độ biểu hiện hứng thú chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ ở nhóm TN và ĐC trước thực nghiệm.

Kết quả biểu hiện hứng thú của trẻ trước thực nghiệm khi chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao ở bảng 8 cho thấy: Mức độ biểu hiện sự hứng thú khi chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ ở hai nhóm ĐC và TN có sự chênh lệch nhưng không nhiều (TN: 1.88 và ĐC: 2.08). Độ phân tán trong kết quả của hai nhóm có độ chênh lệch không nhiều và tương đối cao (TN: 0.59 và ĐC: 0.63). Kết quả đánh giá mức độ hứng thú của trẻ khi chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao được thể hiện ở biểu đồ 1.

Biểu đồ 1: Mức độ biểu hiện hứng thú chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ ở nhóm ĐC và TN trước thực nghiệm

% 70 60 50 40 30 20 10 0 Cao Trung bình Thấp

Kết quả ở biểu đồ 1 cho thấy mức độ hứng thú của trẻ khi chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao tập trung chủ yếu ở mức trung bình (TN: 68%; ĐC: 60%). Trẻ ở mức độ cao ở cả hai nhóm TN và ĐC chênh lệch ít và chiếm tỉ lệ không cao. Điều đó có nghĩa là trẻ ở hai nhóm ĐC và TN biểu hiện hứng thú chơi đối với các trò chơi dân gian gắn với đồng dao do các cô thường xuyên tổ chức thì không cao. Sự hứng thú của trẻ tập trung chủ yếu vào thời điểm bắt đầu trò chơi và giảm dần trong quá trình trẻ tham gia vào trò chơi. Kĩ năng chơi các trò chơi dân gian của trẻ gắn với đồng dao của trẻ còn thấp dẫn đến việc kết quả chơi đạt được không cao. Một số trẻ có mức độ hứng thú đối với trò chơi dân gian gắn với đồng dao không cao là do trẻ nhút nhát, rụt

ĐC TN TN

rè, thiếu tự tin. Những trẻ này thường không mạnh dạn tham gia vào trò chơi, nếu giáo viên không động viên khuyến khích thì trẻ sẽ không tham gia chơi, chính vì thế kết quả chơi của trẻ không cao nên trẻ dần dần cảm thấy chán và càng không muốn tham gia vào trò chơi. Thêm vào đó giáo viên không thường xuyên tổ chức cho trẻ chơi những trò chơi dân gian mà nếu có thì giáo viên cũng rất ít khi gọi trẻ nhút nhát tham gia mà thường gọi những trẻ hoạt bát, mạnh dạn, nhanh nhẹn để tham gia. Có những trẻ rất hứng thú khi mới bắt đầu tham gia trò chơi, nhưng khi tham gia vào trò chơi, trẻ không đạt được kết quả như trẻ mong muốn thì trẻ cảm thấy chán nản mà mức độ hứng thú của trẻ đối với trò chơi giảm dần và dần không muốn tham gia vào trò chơi nữa, hoặc có những trẻ ban đầu rất hứng thú, tích cực tham gia chơi, nhưng vì kĩ năng chơi của trẻ chưa thành thạo nên kết quả chơi của trẻ không cao, dần trẻ cảm thấy mất hứng thú, chán nản và từ bỏ cuộc chơi. Chẳng hạn như cháu Tiến Toàn, giơ tay xung phong làm người đi câu ếch trong trò chơi

Câu ếch, đây là trò chơi giáo viên mới tổ chức cho trẻ chơi nên trẻ khá hứng thú với trò chơi này, Vì là trò chơi mới giới thiệu nên kĩ năng chơi của trẻ chưa cao, Tiến Toàn không đạt được kết quả chơi như mong muốn, sau hai lượt chơi mà cháu vẫn không bắt được “chú ếch” nào, Toàn dần chán nản và không tham gia trò chơi nữa. Có những trẻ khi được mời tham gia trò chơi nhưng trẻ chơi không tích cực, không chơi hết mình. Chẳng hạn như cháu Thân Tất Thành khi chơi trò chơi Thả đỉa ba ba, cháu phải đóng làm đỉa để bắt các bạn, khi người qua sông chạy từ bờ này sang bờ khác thì cháu không đuổi mà chỉ đứng nhìn mà thôi làm cho các bạn cùng chơi cũng mất đi sự hào hứng. Khi cô giáo giục cháu đuổi thì cháu cũng đuổi nhưng khi cô không giục nữa thì cháu lại đi đi lại lại mà không bắt các bạn. Đây là cách chơi thụ động theo sự hướng dẫn của giáo viên. Các cháu vẫn chưa thật sự tự tin, còn rụt rè, e ngại khi tham gia vào các trò chơi. Cách chơi này chỉ ép được trẻ tham gia vào trò chơi mà không mang lại hiệu quả của trò chơi đến cho trẻ. Hiệu quả giáo dục của trò chơi chỉ được khai thác hiệu quả khi trẻ tự nguyện tham gia trò chơi mà không có sự thúc ép của giáo viên.

Một số trẻ do muốn đạt được kết quả chơi tốt mà không chú ý đến luật chơi của trò chơi và khi giáo viên nhận xét quá trình chơi của trẻ để đánh giá kết quả thì trẻ mới nhớ ra là mình không chú ý đến luật chơi. Chẳng hạn như cháu Ngọc Mai khi tham gia trò chơi Mèo đuổi chuột, cháu đóng vai mèo, chỉ vì mong muốn nhanh chóng bắt được chuột mà cháu đã vi phạm luật chơi, cháu đã không chạy vào đúng khe mà chuột đã chạy trước đó, tuy đã bắt được chuột nhưng do vi phạm luật chơi nên cháu cũng không dành được chiến thắng.

Quan sát quá trình trẻ chơi trò chơi - đồng dao, chúng tôi nhận thấy rằng, mức độ hứng thú của thay đổi ở mỗi thời điểm khác nhau trong quá trình trẻ tham gia trò chơi. Khi trò chơi mới được bắt đầu, mức độ hứng thú của trẻ đối với trò chơi là khá cao nhưng đối với những trò chơi thường xuyên được giáo viên tổ chức, thì mức độ hứng thú của trẻ cũng giảm dần, kĩ năng chơi các trò chơi mới được giới thiệu thì thấp và kết quả chơi chắc chắn cũng sẽ không cao. Với những trẻ tích cực, nhanh nhẹn thì kĩ năng chơi của trẻ rất tốt và đã đưa lại kết quả cao. Còn đa số thì kĩ năng chơi của trẻ còn thấp, mức độ hứng thú đối với trò chơi chưa cao, trẻ còn rất thụ động cần có sự giúp đỡ và hướng dẫn của giáo viên.

Ví dụ trong trò chơi Rồng rắn lên mây có đoạn hội thoại giữa ông thầy thuốc và mẹ rồng rắn, Cháu Tân Lộc phải đứng chờ cho ông thầy thuốc Thịnh đáp lại vì vậy mà trò chơi đã bị gián đoạn, còn khi nghe thấy mẹ rồng rắn nói câu “tha hồ thầy đuổi” thì một số trẻ đã bỏ tay ra và chạy mỗi người một hướng, xô đẩy nhau để chạy, do đó đuôi của rồng rắn đã bị đứt. Tuy mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ đối với trò chơi khá cao nhưng kĩ năng chơi và kết quả chơi chưa được cao. Do trẻ chưa thực hiện đúng luật chơi, chưa chơi thành thạo nội dung và chưa thực hiện được nhiệm vụ của trò chơi.

Dựa vào kết quả đo trước thực nghiệm của hai nhóm ĐC và TN, chúng tôi rút ra được một số nhận xét như sau:

- Nhìn chung mức độ biểu hiện của trẻ khi chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao còn thấp và cũng không đồng đều, một số trẻ có hứng thú chơi

những kĩ năng chơi chưa thành thạo và kết quả chơi đạt được cũng không cao. Với những trẻ thụ động, nhút nhát thì mức độ hứng thú chơi của trẻ thấp.

- Trẻ ở hai nhóm ĐC và TN đều có nhu cầu chơi, tích cực, hứng thú chơi và có khả năng đạt được kết quả chơi tốt nhưng mức độ biểu hiện hứng thú chơi trò chơi dân gian của trẻ chỉ ở mức độ trung bình.

- Độ phân tán của mức độ hứng thú của trẻ đối với trò chơi dân gian của trẻ không đồng đều (có trẻ đạt mức độ cao, có trẻ đạt mức độ thấp).

- Mức độ bểu hiện hứng thú ở hai nhóm ĐC và TN là tương đương nhau. Chúng tôi nhận thấy kĩ năng chơi của trẻ, và kết quả chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ chưa được cao. Khi kĩ năng chơi và kết quả chơi của trẻ còn thấp làm cho trẻ cảm thấy chán nản không muốn tham gia vào các trò chơi tiếp theo. Thông qua trò chơi sẽ hình thành ở trẻ những kĩ năng cần thiết, mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ. Việc tổ chức cho trẻ chơi nhũng trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ ở trường mầm non là rất cần thiết. 3.2.8.2. Kết quả đánh giá mức độ biểu hiện kết quả chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm.

Trước TN Kết quả Nhóm ĐC Nhóm TN Cao Trung bình Thấp Cao Trung bình Thấp

3 điểm 2 điểm 1 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm

% 32 60 4 64 32 4

2.08 2.72

S 0.59 0.53

Bảng 9: Mức độ biểu hiện hứng thú chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ ở nhóm TN và ĐC sau thực nghiệm

Kết quả sau thực nghiệm cho thấy mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ khi chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao ở hai nhóm đều có sự thay đổi so với kết quả trước thực nghiệm. Sau một thời gian tiến hành thực nghiệm, đặc

biệt là giai đoạn cuối của quá trình thực nghiệm, mức độ biểu hiện sự hứng thú của trẻ khi chơi những trò chơi dân gian như thái độ, xúc cảm của trẻ, sự tập trung chú ý, sự chủ động, tích cực của trẻ trong quá trình chơi và kết quả chơi của trẻ ở nhóm TN có sự thay đổi rõ rệt. Những trẻ ở nhóm TN rất thích thú khi được giáo viên tổ chức chơi, được chơi các trò chơi dân gian gắn với đồng dao, tích cực tham gia chơi và kĩ năng chơi các trò chơi của trẻ rất thành thạo, trẻ nắm rất tốt luật chơi, cách chơi và đạt được kết quả chơi mà không cần tới sự giúp đỡ của giáo viên. Thông qua hoạt động vui chơi, nhiều kĩ năng của trẻ được rèn luyện, củng cố những kiến thức đã được tiếp lĩnh hội. Trong khi đó, trẻ ở nhóm ĐC vẫn chưa biết chơi nhiều trò chơi dân gian, trẻ vẫn còn nhút nhát, không mạnh dạn tham gia trò chơi, không nhanh nhẹn và tự tin khi thực hiện các hành động chơi, kĩ năng chơi của trẻ còn kém, trẻ còn rất vụng về khi thực hiện các hành động chơi, các thao tác chơi và trẻ luôn cần đến sự giúp đỡ và nhắc nhở của giáo viên. Do đó, kết quả chơi của trẻ đem lại không cao.

Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy trẻ ở nhóm TN khá thích thú khi được tham gia vào hoạt động chơi, chẳng hạn như trẻ rất mừng rỡ và thích thú khi nhìn thấy chúng tôi mang những đồ chơi để chơi các trò chơi dân gian gắn với đồng dao mà chúng tôi sẽ tổ chức cho trẻ tham gia chơi. Các cháu đã biết chơi những trò chơi mà chúng tôi sử dụng để tiến hành làm thực nghiệm là Mèo đuổi chuột, Rồng rắn lên mây, Câu ếch, Thả đỉa ba ba, Vuốt hột nổ. Chúng tôi tổ chức các trò chơi này cho các cháu chơi và trẻ đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ chơi, yêu cầu đặt ra trong trò chơi, góp phần thực hiện mục tiêu đặt ra của giáo dục mầm non. Ngoài những trò chơi trên mà chúng tôi sử dụng để thực nghiệm trên trẻ, chúng tôi còn tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi mà trẻ chủ động nói với giáo viên là con thích chơi như:

Trồng cây chuối, Dung dăng dung dẻ, Ô ăn quan, Chơi chuyền…. Trẻ tự tin, nhanh nhẹn, mạnh dạn khi tham gia vào các trò chơi, giải quyết nhiệm vụ chơi đặt ra trong trò chơi, các kĩ năng vận động thô và vận động tinh của trẻ được rèn luyện rất nhiều thông qua các trò chơi, vốn ngôn ngữ của trẻ được

mở rộng và củng cố khi chơi các trò chơi dân gian gắn với đồng dao. Khi trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi, trẻ có điều kiện phát triển về nhiều mặt như thể chất, trí tuệ, tình cảm - đạo đức, thẩm mĩ.

Khi cho trẻ tự chuẩn bị một số đồ chơi để tổ chức một số trò chơi dân gian gắn với đồng dao. Trẻ tỏ ra rất hào hứng, tò mò luôn hỏi cô chuẩn bị những đồ dùng này để làm gì, dùng để chơi trò chơi gì. Trẻ rất tò mò và đặt nhiều câu hỏi đối với giáo viên về những đồ chơi mà cô yêu cầu trẻ chuẩn bị và cùng cô chuẩn bị như cho trẻ tô màu con ếch để làm mũ ếch, làm cần câu ếch.... Trẻ rất hào hứng và nhiết tình tham gia, chúng bàn tán với nhau là mình được làm đồ chơi, được cùng cô chuẩn bị tổ chức cho các bạn chơi trò chơi, giúp trẻ tăng thêm mức độ hứng thú đối với trò chơi.

Trẻ cùng nhau chơi trò chơi, thực hiện các hành động chơi, thao tác chơi, giải quyết các nhiệm vụ chơi. Quá trình trẻ tham gia thực nghiệm, nhận thấy kĩ năng chơi của trẻ thành thạo, kết quả chơi của trẻ đa số trung bình thì giờ chuyển sang mức độ cao nhiều hơn so với thời điểm trước thực nghiệm. Trẻ biết thực hiện đúng luật chơi, biết nhận xét quá trình chơi của bạn, tích cực tham gia trò chơi, hứng thú say mê chơi trò chơi, hoàn thành nhiệm vụ của trò chơi. Trẻ biết cùng nhau hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ chơi. Trong quá trình trẻ tham gia chơi trò chơi, giáo viên luôn bên cạnh để động viên, cổ vũ để trẻ có thêm niềm tin, động lực để hoàn thành nhiệm vụ chơi. Với những trẻ nhút nhát như Thanh Tâm, Ngọc Mai… cũng đã tích cực tham gia vào trò chơi và chơi rất hứng thú, kết quả chơi đạt được tương đối cao. Không chỉ cô giáo động viên khuyến khích trẻ mà giáo viên cũng yêu cầu các bạn ở bên ngoài cổ vũ cho các bạn đang tham gia trò chơi hoặc cùng đọc lời đồng dao với các bạn góp phần làm tăng thêm niềm tin, ý chí cho những trẻ đang tham gia vào trò chơi, trẻ sẽ cố gắng chơi hết mình để hoàn thành nhiệm vụ chơi, đem lại kết quả chơi tốt nhất.

Kết thúc trò chơi, trẻ đã biết nhận xét bạn chơi cùng với mình, nhận xét quá trình chơi của bản thân mình. Trẻ biết bạn chơi bạn chơi đạt kết quả tốt là do bạn nắm vững luật chơi, thực hiện tốt nhiệm vụ chơi, còn những bạn vi

phạm luật chơi thì không được tính kết quả. Thông qua việc nhận xét bản thân và các bạn chơi giúp trẻ nẵm vững hơn luật chơi của trò chơi, để có thể nhận xét chính xác thì trẻ phải nắm rõ luật chơi. Qua đó giúp rèn luyện ở trẻ kĩ năng tự nhận xét và đánh giá bạn chơi.

Trẻ ở nhóm ĐC sau thực nghiệm có những thay đổi về mức độ hứng thú đối với trò chơi nhưng không đáng kể. Dựa vào biểu đồ 2 cho thấy mức độ biểu hiện kết quả chơi của trẻ ở nhóm ĐC và TN đều có sự thay đổi, độ chênh lệch khá rõ ràng.

Biểu đồ 2: Mức độ biểu hiện hứng thú chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao của trẻ ở nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm.

% 80 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Cao Trung bình Thấp

Độ chênh lệch của hai nhóm trẻ ĐC và TN sau thực nghiệm được thể hiện rõ nét thông qua bảng số liệu: Điểm trung bình cộng của nhóm TN tăng lên 2.72 còn nhóm đối chứng là 2.08, số trẻ ở nhóm TN đạt mức độ cao tăng lên 76%, mức độ trung bình và thấp của trẻ ở nhóm TN giảm đi rõ rệt so với nhóm đối chứng (TB: 20% giảm 48%, thấp 4% giảm 8%). Qua việc quan sát trẻ chơi trò chơi dân gian gắn với đồng dao, chúng tôi nhận thấy mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ ở nhóm ĐC và TN sau thực nghiệm được thể hiện rất

Một phần của tài liệu Tổ chức trò chơi dân gian gắn với đồng dao cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi ở trường mầm non (Trang 80 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w