Theo giới tính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 59 - 62)

Theo Cục quản lý lao động ngoài nƣớc, năm 2012 số lao động xuất cảnh làm việc tại nƣớc ngoài là 80320 ngƣời, trong đó có 26.784 lao động nữ, chiếm 33,3% tổng số lao động đƣa đi. Trong 6 tháng đầu năm 2013, đƣa đi đƣợc tổng cộng 39465 ngƣời, trong đó tỷ lệ lao động nữ chiếm 35,7%, ứng với 14.085 lao động. Nhìn chung, tỷ lệ lao động nữ đƣợc xuất đi của cả nƣớc chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nam giới.

Nguồn lao động xuất khẩu của nƣớc ta từ trƣớc tới nay chủ yếu là nam giới. Nam giới luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động xuất khẩu của nƣớc ta do các thị trƣờng tiếp nhận lao động yêu cầu lao động trong các ngành công nghiệp nặng và một số ngành nghề đòi hỏi sức khỏe tốt. Mặc khác, các chính sách xuất khẩu lao động của ta có phần chƣa rộng mở đối với lao động nữ đi xuất khẩu nhƣ các nƣớc trong khu vực nhƣ Philipines, một nƣớc có tỷ lệ lao độn nữ xuất khẩu cao nhất trong khu vực. Lao động nữ của ta đi làm việc ở nƣớc ngoài do những đặc điểm giới tính cũng nhƣ tập quán dân tộc và chị em đều chƣa có điều kiện tiếp xúc với nƣớc ngoài, mặc khác, hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên họ phải chịu nhiều thiệt thòi trong quá trình làm việc ở nƣớc ngoài. Trong thời gian đầu, Việt Nam thƣờng xuất khẩu lao động sang các thị trƣờng đòi hỏi sức khỏe nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc nên tỷ lệ lao động nữ thấp trong tổng số lao động đi xuất khẩu. Những năm trở lại đầy, chúng ta mở rộng thị trƣờng mới đƣa lao động đi giúp việc gia đình ở Malaysia, Đài Loan nên tỷ lệ lao động nữ có tăng lên.

Theo bảng 4.8 và hình 4.4 , không có sự khác biệt lớn về cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính qua 3 năm 2010 – 2012. Nhìn chung, cơ cấu lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữa, gấp 2 lần số lao động nữ đƣợc xuất cảnh. Tỷ lệ lao động nữ chiếm tỷ lệ thấp do một số nguyên nhân.

Đơn vị tính: người

Nguồn: Phòng thị trường việc làm

Hình 4.4 Cơ cấu lao động xuất cảnh theo giới tính, 2010 – 2012

Nguồn: Số liệu phòng thị trường việc làm

Thứ nhất, phần lớn các công việc đòi hỏi sức khỏe tốt, cần thể lực và chỉ phù hợp với nam giới. Bốn thị trƣờng truyền thống của trung tâm thƣờng xuyên tuyển lao động làm lắp ráp điện tử, linh kiện máy móc, hàn tiện kim loại, công nhân xây dựng, làm nông nghiệp, đánh bắt hải sản,…những công việc đó đòi hỏi lao động phải có kỹ năng cũng nhƣ ý thức về an toàn lao động nói chung

Quốc gia Giới tính 2010 2011 2012

2010 - 2011 2011 - 2012 +/- % +/- % Nhật Bản Nam 124 130 135 6 4.84 5 3.85 Nữ 46 50 53 4 8.70 3 6.00 Hàn Quốc Nam 265 237 157 (28) (10.57) (80) (33.76) Nữ 75 63 75 (12) (16.00) 12 19.05

Đài Loan Nam - 8 13 - - 5 62.50

Nữ - 5 3 - - (2) (40.00)

Malaysia

Nam 2 4 15 2 100.00 11 275.00

và hơn nữa là điều kiện sức khỏe phải dẻo dai, chịu đựng tốt. Những điều kiện đó phần lớn nam giới đáp ứng tốt, trong khi nữ giới lại không đủ tiêu chuẩn, nên hầu nhƣ phần lớn nam giới làm việc trong các ngành đó. Bên cạnh đó, vẫn có một số công việc cần lao động nữ nhiều hơn, nhƣ may công nghiệp, giúp việc nhà, hộ lý/ y tá, nhân viên nhà hàng, khách sạn,…Những công việc này đòi hỏi tính tỷ mỹ, nhẹ nhàng, dịu dàng, tinh tế nên chỉ phù hợp với lao động nữ. Thứ hai, nguyên nhân có sự chênh lệch trong cơ cấu lao động xuất khẩu, khiến tỷ lệ nam giới chiếm tỷ lệ cao do chƣơng trình đào tạo nghề, cũng nhƣ CĐ – ĐH của Việt Nam. Những ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ máy móc hầu nhƣ chỉ có sinh viên nam theo học, mặc dù hầu nhƣ các trƣờng không quy định điều kiện tuyển sinh đối với học viên theo học nhằm tạo sự cân bằng giới tính và bình đẳng xã hội, thế nhƣng tỷ lệ nữ theo học những ngành này rất thấp. Điều đó dẫn đến cái nhìn xã hội và tâm lý cha mẹ đối với việc XKLĐ của con. Thứ ba, do trung tâm chƣa khai thác thị trƣờng một cách có hiệu quả, cũng nhƣ công tác tƣ vấn, tuyên truyền cho mọi ngƣời. Thực tế, trung tâm GTVL Vĩnh Long chƣa nghiên cứu kỹ thị trƣờng mới, nhằm tạo điều kiện mở rộng thêm nhiều ngành nghề cho lao động nữ. Công tác tuyền truyền, tƣ vấn tại trung tâm còn nhiều hạn chế, khiến chƣa tỷ lệ lao động nữ đăng ký đi lao động thấp.

Bảng 4.9 Số liệu lao động xuất khẩu phân theo giới tính, 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Đơn vị tính: người

Giới tính

6 tháng năm 2012 6 tháng năm 2013

Lao động (ngƣời) Tỷ lệ (%) Lao động (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Nam 76 80,85 103 72,03

Nữ 18 19,15 40 27,97

Tổng cộng 94 100 143 100

Nguồn: Tác giả tổng hợp báo cáo sơ kết hàng năm của TT GTVL Vĩnh Long, 6 tháng đầu năm 2013

Theo bảng 4.9, trong 6 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh đã đƣa đƣợc 103 lao động nam và 40 lao động nữ đi xuất cảnh làm việc nƣớc ngoài. Số lao động nam chiếm tỷ lệ 72,0 % so với tổng số lao động đƣa đi. Số lao động nữ

lệ 28,0% trong tổng số lao động. Nguyên nhân do 6 tháng đầu năm 2012, Nhật không tuyển nữ nên số lao động nữ đầu năm 2012 thấp hơn 6 tháng đầu năm 2013. Trong năm 2013, thông qua chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye từ ngày 7 đến 11 – 9 – 2013, hai bên đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng với nhau về hợp tác mọi mặt trên các lĩnh vực, trong đó có hợp tác lao động. Theo đó, hai bên đã hội đàm với nhau về những khó khăn trong công tác tiếp nhận, giải quyết lao động cƣ trú bất hợp pháp Việt Nam trên đất nƣớc Hàn Quốc. Phía Hàn Quốc hứa sẽ nối lại chƣơng trình EPS đối với Việt Nam trong thời gian sớm nhất. Điều này, đã mở ra nhiều cơ hội việc làm đối với lao động Việt Nam nói chung và lao động của tỉnh nói chung. Thị trƣờng Hàn Quốc là thị trƣờng lớn thứ 2 của tỉnh sau Nhật Bản, do vậy việc khơi thông việc làm cho phần lớn NLĐ nói chung, cũng nhƣ lao động nữ nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)