Malaysia có diện tích khoảng 330.400 km2, dân số 29,6 triệu ngƣời ( theo thống kê tính đến tháng 7 năm 2013), bao gồm trên 50% là ngƣời Mã lai, khoảng 30% ngƣời Hoa, 10% ngƣời Ấn, còn lại là các dân tộc khác. Tôn giáo chính thống là Đạo Hồi, ngoài ra còn có Thiên chúa giáo. Theo số liệu World Bank, về kinh tế năm 2012 Malaysia hiện có GDP bình quân đầu ngƣời khoảng gần 10.381USD, GDP đầu ngƣời của Việt Nam khoảng 1596 USD. Nhƣ vậy, so với Việt Nam thì diện tích Malaysia tƣơng đƣơng, nhƣng dân số chƣa bằng 1/3, và GDP bình quân đầu ngƣời cao gấp 6.5 lần. Từ những năm 70, Malaysia tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ dẫn đến thu hút rất nhiều lao động nƣớc ngoài. Vì sự phát triển của những ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều nhân công, Malaysia có 10 tới 20% nhân công nƣớc ngoài nhƣng con số này cũng chƣa chính xác bởi một số lƣợng lớn nhân công nƣớc ngoài làm việc bất hợp pháp khác, chủ yếu là ngƣời Indonesia; có hàng triệu ngƣời lao động nƣớc ngoài bất hợp pháp và có lẽ khoảng một triệu ngƣời nƣớc ngoài sinh sống bất hợp pháp khác.
Trong giai đoạn khủng hoảng hiện tại, trong khi cả thế giới đang đứng trƣớc những khó khăn, thách thức về kinh tế thì theo một số chuyên gia kinh tế nƣớc ngoài “Malaysia vẫn đang giữ vững đà tăng trƣởng kinh tế đáng ngạc nhiên”. Trong năm 2013, chính phủ Malaysia vừa công bố nhiều chính sách lớn: tăng tiền lƣơng tối thiểu cho lao động khu vực tƣ nhân; khởi động nhiều dự án có giá trị lớn, mỗi dự án hàng chục tỷ đô la Mỹ. Đặc biệt khu vực Đông Malaysia (Sabah và Sarawak) đang đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh mẽ. Nhu cầu sử dụng số lƣợng lớn lao động nƣớc ngoài làm việc trong lĩnh vực xây dựng tại các dự án lớn để đáp ứng yêu cầu của công việc. Bên cạnh các dự án đầu tƣ từ nƣớc ngoài thì thị trƣờng tiêu dùng trong nƣớc cũng rất phát triển, hàng năm có gần 20 triệu khách du lịch nƣớc ngoài đến Malaysia. Lĩnh vực dịch vụ du lịch cũng mang lại nguồn lợi đáng kể cho ngân sách nhà nƣớc. Ngoài các chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, Malaysia còn hƣớng ra nƣớc ngoài để đầu tƣ các lĩnh vực có ƣu thế nhƣ trồng và khai thác dầu cọ.
Việt Nam và Malaysia hợp tác lao động từ 12/2003. Từ đó đến nay có khoảng 200.000 lƣợt ngƣời lao động Việt Nam đã sang làm việc tại Malaysia. Malaysia là thị trƣờng tiếp nhận nhiều lao động phổ thông, phù hợp với mục
tiêu xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Lao động Việt Nam tại Malaysia chủ yếu làm việc trong các nhà máy, công xƣởng trong các lĩnh vực điện, điện tử, cơ khí, may mặc, sản xuất đồ dân dụng, găng tay y tế, đồ gỗ, xây dựng,… Hiện nay, số lao động Việt Nam có mặt tại Malaysia khoảng 68.000 ngƣời. Malaysia vẫn cần số lƣợng lớn lao động sang làm việc, tuy nhiên chủ yếu lao động nữ, mức lƣơng cơ bản thông thƣờng 23RM/ngày làm việc 8h nhƣng phía doanh nghiệp của ta không đáp ứng đƣợc các yêu cầu của chủ sử dụng. Thời gian gần đây, nhiều công ty tại Malaysia có nhu cầu nhận lao động sang làm việc trong lĩnh vực xây dựng, một số doanh nghiệp của ta đã hợp tác với đối tác để tuyển chọn đƣa lao động sang nhƣng nhiều doanh nghiệp không sang Malaysia để phối hợp với Ban thẩm định kỹ các điều kiện làm việc và ăn ở của ngƣời lao động. Mức lƣơng của lĩnh vực xây dựng lên tới 35 – 40RM/ngày/8h (tƣơng đƣơng với khoảng 280.000 đồng/ngày).
4.4 HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VĨNH LONG
Hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ thể hiện qua 2 khía cạnh, đó là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
4.4.1 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế của NLĐ khi đi làm việc ở nƣớc ngoài phụ thuộc vào thu nhập bình quân và khả năng tích lũy theo từng thị trƣờng đƣợc thể hiện theo bảng.
Qua bảng 4.10 có thể thấy đƣợc tỷ lệ lao động xuất khẩu có chuyên môn kỹ thuật trong tổng số lao động đƣa đi chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao, cao hơn cả nƣớc. Tỷ lệ lao động xuất khẩu có tay nghề trong tổng số lao động xuất khẩu của cả nƣớc năm 2012 là 30%. Tỷ lệ này tăng qua từng năm thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các cấp chính quyền trong tỉnh trong việc nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc đào tạo tay nghề cho NLĐ khi xuất cảnh làm việc nƣớc ngoài.
Bảng 4.10 Tỷ lệ lao động xuất khẩu có chuyên môn kỹ thuật trong tổng số lao động xuất khẩu
Nguồn: Phòng thị trường việc làm
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Lao động có chuyên môn kỹ thuật
(ngƣời) 235 257 251
Lao động phổ thông (ngƣời) 280 243 209
Tỷ lệ lao động có CMKT trong tổng
Bảng 4.11 Tỷ lệ lao động xuất khẩu trong tổng số lao động cần việc làm
Nguồn: Báo cáo kinh tế xã hội Vĩnh Long và Phòng thị trường việc làm Trung tâm
Bảng 4.11 cho biết tỷ lệ lao động xuất khẩu trong tổng số lao động cần việc làm của tỉnh Vĩnh Long. Tỷ lệ này còn thấp và có xu hƣớng giảm qua các năm từ 2010 đến 2012. Tỷ lệ này thấp hơn cả nƣớc (5%) cho thấy số lao động xuất sang các thị trƣờng còn khá thấp so với tổng số lao động kiếm việc làm hàng năm. Qua 2 bảng, có thể thấy chất lƣợng lao động xuất khẩu có cải thiện tăng lên; về số lƣợng có xu hƣớng giảm qua các năm do bị thu hẹp về thị trƣờng tiếp nhận lao động. Lƣợng lao động xuất khẩu hàng năm giảm làm giảm lƣợng ngoại tệ do ngƣời lao động tích luỹ bản thân cũng nhƣ gửi về nƣớc hàng năm.
Theo bảng 4.12, ta thấy thu nhập ròng bình quân hàng tháng của NLĐ xuất khẩu cao nhất tại thị trƣờng Hàn Quốc từ 850 – 950 USD, Nhật Bản và Đài Loan với mức 640 – 820 USD, thấp nhất là tại Malaysia với mức 130 – 270 USD. Theo báo cáo kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Long năm 2012, thu nhập bình quân của một lao động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh khoảng 2.761.000 đồng/tháng tƣơng đƣơng với 133 USD, nếu tính chi phí sinh hoạt bình quân của NLĐ là 950.000 đồng/tháng theo báo cáo của Tổng cục dân số và kế hoạch hóa gia đình tƣơng đƣơng với 45 USD thì thu nhập ròng là 88USD/ngƣời/tháng, ngoài ra lãi suất ngân hàng là 1,25%/năm, hợp đồng XKLĐ là 36 tháng, không bao gồm thời gian gia hạn hợp đồng, từ bảng 4.12 về thu nhập bình quân, có thể tính toán đƣợc mức tích lũy theo hợp đồng, tỷ suất hiệu quả kinh tế (K) theo công thức (2.6) và mức sinh lợi (F) tính theo công thức (2.7) của NLĐ khi ra nƣớc ngoài làm việc theo bảng sau:
Bảng 4.12 Thu nhập bình quân hàng tháng của ngƣời lao động tại một số thị trƣờng
Đơn vị tính: USD
Quốc gia Tiền lƣơng theo HĐ Các khoản đóng góp Tiền thƣởng, làm thêm Chi tiêu bản thân Tiết kiệm hàng tháng Hàn Quốc 800 – 900 0 300 250 850 – 950 Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Lao động cần việc làm (ngƣời) 27.000 26.900 26.500
Lao động xuất khẩu (ngƣời) 515 500 460
Tỷ lệ lao động xuất khẩu trong tổng
Nhật Bản 600 – 800 60 – 80 400 300 640 – 820
Đài Loan 600 – 800 40 – 60 300 200 660 – 840
Malaysia 160 – 300 30 100 100 130 – 270
(Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước, phòng thị trường việc làm trung tâm)
Bảng 4.13 Hiệu quả kinh tế của ngƣời lao động tại một số thị trƣờng
Đơn vị tính: USD Quốc gia Tích lũy theo tháng Thời hạn HĐ (tháng) Tích lũy theo HĐ Chi phí trƣớc khi đi Mức sinh lợi Tỷ suất hiệu quả (K theo %) Hàn Quốc 850 - 950 36 30.600 - 34.200 1.200 26.963 966 – 1.080 Nhật Bản 640 - 820 36 23.040 - 29.520 3.000 19.267 727 – 932 Đài Loan 660 - 840 36 23.760 - 30.240 6.000 16.960 750 – 955 Malaysia 130 - 270 36 4.680 - 9.720 1.100 2.785 148 – 307 Bình quân 645 23.220 11.300 16.494 648 – 819
Nguồn: Tác giả tổng hợp theo số liệu của Trung tâm GTVL Vĩnh Long, Cục quản lý lao động ngoài nước, Tổng Cục thống kê, Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Long.
Mức tích theo hợp đồng của NLĐ thể hiện số tiền trung bình ngƣời lao động tiết kiệm đƣợc qua 3 năm làm việc theo hợp đồng sau khi trừ đi các chi phí sinh hoạt. Mức tích lũy cao nhất ở thị trƣờng Hàn Quốc với mức từ 30 nghìn đến 36 nghìn USD, kế đến là thị trƣờng Đài Loan và Nhật Bản với mức tích lũy từ 23 nghìn đến 30 nghìn USD và thấp nhất là thị trƣờng Malaysia với mức từ 4,5 nghìn đến gần 10 nghìn USD.
Mức sinh lợi XKLĐ (F) phản ánh sự chênh lệch thu nhập thuần kỳ vọng khi đi làm ở nƣớc ngoài so với làm việc trong nƣớc của NLĐ. Mức sinh lợi càng lớn thì hiệu quả XKLĐ càng cao. Thị trƣờng Hàn Quốc có thu nhập khá cao, chi phí xuất cảnh ở mức tƣơng đối phù hợp nên có mức sinh lợi cao nhất đạt 26.963 USD. Tiếp theo là Nhật Bản và Đài Loan từ 17 nghìn tới 19 nghìn USD. Thị trƣờng Đài Loan có chi phí đi cao gấp đơi thị trƣờng Nhật Bản nên có mức sinh lợi thấp hơn thị trƣờng Nhật Bản. Thị trƣờng Malaysia có mức sinh lợi thấp nhất, đạt 2.785 USD.
Tỷ suất hiệu quả (K) phản ánh mức độ hiệu quả của việc làm ngoài nƣớc của NLĐ bằng bao nhiêu % so với việc làm trong nƣớc trong cùng thời kỳ, tỷ suất càng cao thì thị trƣờng đó càng hiệu quả và ngƣợc lại. Căn cứ vào bảng 4.13, thị trƣờng Hàn Quốc có mức sinh lợi cao nhất đạt 966 đến 1.080; điều này nói lên mức thu nhập ròng khi làm việc ở Hàn Quốc gấp 9,66 đến 10,8 lần so với mức thu nhập khi làm việc ở Việt Nam. Tiếp theo là Nhật Bản và Đài Loan từ 7 đến 9,5 lần và thấp nhất là thị trƣờng Malaysia với mức từ 1,5 đến 3 lần.
Nhƣ vậy, nếu xét tổng thể thì thị trƣờng Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan có hiệu quả cao, nhƣng do nhiều nguyên nhân nên số lƣợng lao động đi các thị trƣờng này không đồng đều. Phần lớn lao động chọn đi thị trƣờng Hàn Quốc, do điều kiện tuyển tƣơng đối phù hợp với một bộ phân lao động có tay nghề phù hợp, chi phí đi Hàn Quốc thấp hơn so với các thị trƣờng khác, khoảng 1.200 USD. Nhật Bản là thị trƣờng thứ hai có nhiều lao động của tỉnh đi làm việc, tuy nhiên do điều kiện tuyển dụng tƣơng đối khắt khe nên số lao động đăng ký ít hơn. Chi phí đi Nhật Bản cũng cao hơn Hàn Quốc, khoảng 3000 USD (khoảng 60 triệu). NLĐ muốn đi Nhật làm việc phải tốt nghiệp THPT trở lên, độ tuổi từ 19 – 30; ƣu tiên có kinh nghiệm và biết nghề cơ khí, có đủ sức khỏe đi làm việc nƣớc ngoài theo quy định, không có tiền án, tiền sự. Riêng đối với lao động nữ, chiều cao từ 1m55, cân nặng 45 kg trở lên; trƣờng hợp biết nghề may tuyển đến 35 tuổi và chỉ cần tốt nghiệp THCS. Thị trƣờng Đài Loan cũng có mức thu nhập cao, hiệu quả tốt nhƣng số lao động đăng ký đi Đài Loan khá thấp. Thị trƣờng Đài Loan chỉ cần NLĐ tốt nghiệp THCS trở lên, sức khỏe đạt yêu cầu, thuận tay phải, không xăm mình. Với điều kiện tuyển dụng không khó, trung tâm luôn có các đơn hàng đi Đài Loan, tuy nhiên số lao động đến đăng ký đi rất thấp, do chi phí đi quá cao khoảng ở mức từ 5.000 – 6.000 USD (xấp xỉ 100 – 120 triệu đồng/lao động). Thị trƣờng có mức hiệu quả tƣơng đối thấp là Malaysia, đây là thị trƣờng phù hợp cho đối tƣợng muốn xóa đói giảm nghèo, lao động không có tay nghề cao, lao động nông thôn, vùng sâu vùng xa.
4.4.2 Hiệu quả xã hội
Trong thời gian từ năm 1992 đến này, tỉnh đã từng bƣớc củng cố, phát triển XKLĐ và tham gia tích cực vào thị trƣờng lao động quốc tế chung của cả nƣớc. Nhờ xuất khẩu lao động đã giải quyết việc làm hơn 10.000 ngƣời, giảm bớt một phần sức ép việc làm trong nƣớc. XKLĐ góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 của tỉnh xuống còn 3,05%, tạo công ăn việc làm cho NLĐ, giảm tỷ lệ nghèo năm 2011 xuống còn 7,91%, hộ cận nghèo 5,96% xếp thứ
11,76% và hộ cận nghèo 6,98%. Cũng chính nhờ XKLĐ đã làm bật dậy những tiềm năng to lớn của NLĐ và toàn xã hội, mang lại cơ hội cho lực lƣợng lao động hội nhập với với thị trƣờng lao động quốc tế với số đông là thanh niên. Nhờ có XKLĐ mà đời sống một bộ phận NLĐ và gia đình họ đƣợc cải thiện nâng cao rõ rệt, trình độ dân trí tăng lên, an ninh trật tự xã hội đƣợc duy trì và củng cố, các tệ nạn xã hội phần nào đƣợc đẩy lùi, góp phần tích cực vào quá trình xây dựng đề án nông thôn mới của tỉnh chóng hoàn thành.
Lao động sau khi về nƣớc đã dùng nguồn vốn tích lũy để mở mang phát triển kinh doanh, sản xuất, tạo việc làm cho bản thân, gia đình cũng nhƣ xã hội. Thông qua XKLĐ, những lao động phổ thông sẽ trở thành những lao động có chuyên môn, ngoại ngữ, tay nghề, có khả năng tiếp cận công nghệ mới, có tác phong công nghiệp, có trình độ và kinh nghiệm quản lý. Đại bộ phận NLĐ về nƣớc đã phát huy tốt năng lực của mình trong công việc mới và góp phần vào việc cải tạo cơ cấu lao động của tỉnh từng bƣớc đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Nhờ có XKLĐ mà quan hệ kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội giữa Việt Nam với các nƣớc đƣợc củng cố và phát triển, tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau và giao lƣu văn hóa giữa Việt Nam với các dân tộc, thị trƣờng xuất khẩu hàng hóa đƣợc mở rộng, thúc đẩy đầu tƣ nƣớc ngoài. Chính sách cho NLĐ, nhất là đối tƣợng chính sách vay tín dụng để lo chi phí trƣớc khi đi XKLĐ từ năm 2003 đến nay đã phát huy tác dụng tốt, làm cho số lao động của Vĩnh Long XKLĐ nhiều hơn, hoạt động XKLĐ gắn kết chặt chẽ hơn với chính sách xã hội của Đảng và Nhà nƣớc. Đó là xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội.
4.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN XKLĐ CỦA TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2010 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.5.1 Yếu tố khách quan
4.5.1.1 Kinh tế xã hội
Nhật Bản đang đối mặt về sức ép dân số trong khi dân số đang bị già hóa đi, một bộ phận sắp nghỉ hƣu nhƣng số lƣợng ngƣời thay thế lại giảm. Tuy là nƣớc có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới nhƣng tỷ lệ sinh tại Nhật lại ở mức rất thấp, tốc độ tăng dân số luôn dƣới 1%, thậm chí có năm chỉ số này lại âm. Dân số Nhật Bản là có xu hƣớng già hóa, tỷ lệ ngƣời già trong dân cƣ ngày càng tăng, tỷ lệ dân cƣ từ 65 tuổi trở lên chiếm đến 24% năm 2012, so với năm 2005 là 19,2% trong khi đó tỷ lệ dân cƣ trong độ tuổi từ 15 đến 65 tuổi năm 2012 là 62%, so với năm 2005 tỷ lệ này là 66%. Chính phủ Nhật Bản cho rằng tỷ lệ ngƣời cao tuổi này sẽ lên đến 40% trƣớc năm 2050. Giới trẻ Nhật Bản ngày nay cũng nhƣ xu hƣớng của giới trẻ một số quốc gia khác là
muốn kết hôn muộn và sinh con ít, thậm chí không muốn lập gia đình, vì các lý do về công việc, tính thích độc lập hay nhu cầu hƣởng thụ của bản thân. Do đó việc cải thiện tình hình dân số của nƣớc này sẽ gặp nhiều khó khăn. Với thu nhập bình quân đầu ngƣời cao liên tục tăng qua các năm và tình trạng già hóa dân số, thì nhu cầu việc làm đối với thị trƣờng công nghiệp Nhật Bản trong