TỈNH VĨNH LONG
Điểm mạnh (S)
Nguồn lao động dồi dàu phục vụ cho XKLĐ: số ngƣời trong độ tuổi lao động của tỉnh chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 70%) và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh ở mức cao 42%. Tỷ lệ này khá cao so với bình quân chung của vùng ĐBSCL và cả nƣớc.
Phần lớn NLĐ của tỉnh chấp hành tốt pháp luật, quy định công ty khi làm việc ở nước ngoài: lao động của tỉnh nói chung đƣợc các công ty đánh giá là cần cù, lối sống giản dị, chịu khó, dễ hòa đồng khi sống chung với NLĐ đến từ các tỉnh khác cũng nhƣ là các quốc gia khác. Số lao động bỏ hợp đồng chiếm tỷ lệ thấp so với các tỉnh miền ngoài, một số lao động làm tốt đƣợc phía đối tác đề nghị gia hạn hợp đồng thêm từ 1 đến 2 năm, số khác có trình độ cao đƣợc chủ công ty bảo lãnh cho làm việc lâu dài.
Các đơn hàng đi làm việc các nước thường xuyên có: Trung tâm luôn phối hợp với các đơn vị liên kết nhằm đảm bảo luôn có đơn hàng để NLĐ có thể xuất cảnh nhanh chóng nếu đủ điều kiện. Các thị trƣờng truyền thống luôn có nhu cầu cao tuyển lao động của tỉnh, trung tâm luôn cập nhật những thông tin mới nhất để rút ngắn thời gian chờ đợi cho NLĐ.
Ban lãnh đạo có kinh nghiệm trong công tác tư vấn thủ tục đưa đi xuất cảnh, am hiểu rõ thị trường xuất khẩu: Trung tâm luôn có cán bộ trực tƣ vấn cho NLĐ 2 buổi sang chiều và 6 ngày trong tuần. Ngoài cách liên hệ trực tiếp tại văn phòng trung tâm, NLĐ có thể gọi điện thoại đến trung tâm hoặc liên hệ với Phòng LĐTBXH các huyện thị nơi mình sinh sống. Bên cạnh đó, NLĐ cũng có thể gửi email đến trung tâm GTVL Vĩnh Long hoặc truy cập trực tuyến trang web trung tâm để tìm hiểu thông tin liên quan. Các cán bộ tại trung tâm luôn tƣ vấn nhiệt tình cho lao động có nhu cầu làm việc. Phần lớn đều có kinh nghiệm lâu năm, ngƣời có kinh nghiệm ít nhất là 2 năm, và nhiều nhất là 20 năm.
Quy trình XKLĐ đúng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài: qua quá trình tƣ vấn sàn lọc, NLĐ sẽ biết mình có thể đăng ký đi làm việc tại quốc gia nào, các cán bộ tại trung tâm sẽ hƣớng dẫn lao động quy trình, thủ tục cần thiết để đi. Đảm bảo rút ngắn thời gian chờ đợi, cũng nhƣ các thủ tục hành chính liên quan, tạo điều kiện để NLĐ xuất cảnh nhanh nhất nhƣng vẫn đúng theo quy định của Bộ LĐTBXH.
Công tác tổ chức dạy nghề, dạy ngoại ngữ cho NLĐ đi làm việc nước ngoài khá tốt: phần lớn NLĐ đến đăng ký đều không biết ngoại ngữ với thị trƣờng tƣơng ứng hoặc chuyên môn không phù hợp công việc. Nhằm khắc phục tình trạng đó và giúp trang bị những kỹ năng cơ bản cho NLĐ, trung tâm đã mở những lớp ngoại ngữ và các lớp dạy nghề ngắn hạn phục vụ quá trình XKLĐ đƣợc thuận lợi.
Điểm yếu (W)
Thị trường XKLĐ còn hạn chế, chủ yếu ở các thị trường truyền thống cần nhân công giá rẻ: Phần lớn các thị trƣờng cần lao động phổ thông lắp ráp điện tử, cơ khí, may mặc, thuyền viên đánh bắt hải sản, tài xế xe nâng. Một số thị trƣờng khác không yêu cầu trình độ, liên quan đến các công việc: khán hộ công, giúp việc nhà, làm nông nghiệp, xây dựng,… Thị trƣờng lao động các nƣớc cần lao động phổ thông, sơ cấp, tay nghề chƣa cao.
Công tác tuyên truyền chưa sâu rộng, thông tin về thị trường XKLĐ còn hạn chế: thông tin đƣợc trung tâm đăng tải trên các kênh chính thống, công khai rộng rãi nhƣ Đài truyền hình Vĩnh Long, hệ thống đài phát thanh các huyện, báo Vĩnh Long và trên trang web trung tâm, tại văn phòng trung tâm cũng nhƣ bộ phận chuyên trách tại các Phòng LĐTBXH. Có thể thấy, trung tâm đã áp dụng đồng bộ các phƣơng tiện truyền tải thông tin XKLĐ đến với NLĐ nhƣng do hạn chế về nhiều mặt nhƣ: kinh phí quảng cáo, khung giờ phát sóng, khả năng tiếp cận của ngƣời dân nông thôn với các phƣơng tiện thông tin nên hiệu quả thu đƣợc còn hạn chế. Chỉ có một số ít lao động tiếp cận đƣợc với các thông tin nhƣ giới trẻ, cán bộ trí thức,…trong khi đó dân số nông thôn của Vĩnh Long chiếm đến 85% tổng dân số của tỉnh.
Các doanh nghiệp tuyển dụng lao động chưa làm hết vai trò, trách nhiệm đã cam kết: phần lớn các doanh nghiệp thu phí vƣợt mức trần so với quy định của Bộ LĐTBXH, lỏng lẽo trong việc quản lý lao động, không thực hiện hợp đồng đúng nhƣ những điều đã cam kết với lao động là những tiêu cực phổ biến đối với phía các doanh nghiệp liên kết.
Trình độ tay nghề, ngoại ngữ của NLĐ còn hạn chế chưa đáp ứng công việc: Trung tâm GTVL Vĩnh Long chỉ mở những lớp đào tạo ngoại ngữ ngắn hạn và dạy nghề cơ bản, với mực đích tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ muốn đi làm việc nƣớc ngoài. Những kiến thức học viên học đƣợc chỉ ở mức giao tiếp hoặc làm quen với nghề, không đào tạo chuyên sâu. Vì vậy, để có thể có kiến thức vững chắc và thích ứng công việc lâu dài NLĐ phải tự trang bị cho mình vốn ngoại ngữ cũng nhƣ trình độ tay nghề tƣơng đƣơng ở các trƣờng CĐ – ĐH chuyên ngành.
Vấn đề giải quyết vay vốn cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn tại chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện khó khăn: hệ thống văn bản pháp luật giữa Ngân hàng Nhà nƣớc và Bộ LĐTBXH và các Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ đã tạo hành lang vững chắc giữa hai bên, đảm bảo cho NLĐ có hoàn cảnh khó khăn đƣợc đi XKLĐ. Tuy nhiên, thực tế NLĐ gặp rất nhiều khó khăn trong vay vốn đi XKLĐ, chủ yếu là thủ tục giải ngân khá phức tạp, tốn nhiều thời gian đi lại khiên lao động nản chí. Một số cán bộ tín dụng chƣa quán triệt sâu sắc các văn bản pháp luật gây nhiều khó khăn cho NLĐ.
Cơ hội (O)
Các thị trường truyền thống có nền kinh tế tăng trưởng và có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động Việt Nam: đặt biệt là Nhật Bản, các tổ chức tiếp nhận cũng nhƣ các nhà máy xí nghiệp bày tỏ mong muốn tăng cƣờng tiếp nhận số lƣợng lớn lao động Việt Nam trong thời gian tới.
Các quốc gia tiếp nhận có sự thay đổi chính sách đối với việc tiếp nhận lao động nước ngoài:
- Thị trường Đài Loan: hằng năm liên tục điều chỉnh mức lƣơng cơ bản cho NLĐ, tăng thời gian làm việc cho so với quy định cũ. Tháng 5/2013, Đài Loan đã thông báo ngừng cấp visa cho lao động Philippines vào làm việc, trong khi nhu cầu tiếp nhận lao động nƣớc này ở mức cao. Đây là cơ hội tăng số lƣợng lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan.
- Thị trường Nhật Bản: có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam một số ngành nghề nhƣ chế tạo sản xuất, nông nghiệp xây dựng,…Nhật đang có chính sách tái thiết đầu tƣ những khu vực bị ảnh hƣởng của động đất, sóng thần, vì vậy, đây chính là cơ hội mới dành cho lao động xây dựng Việt Nam sang làm việc tại thị trƣờng này. Mặt khác, năm 2012, Việt Nam đã thực hiện thành công Chƣơng trình đƣa ứng viên điều dƣỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản. Phía Nhật Bản cũng đồng ý tiếp nhận thêm điều dƣỡng, hộ lý và hỗ trợ kinh phí đào tạo tiếng Nhật giai đoạn 2013 – 2014.
- Thị trường Hàn Quốc: lao động kết thúc hợp đồng đúng thời hạn nếu có nguyện vọng làm việc sẽ đƣợc tham gia kỳ kiểm tra tiếng Hàn EPS- TOPIK do Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD) tổ chức.
- Thị trường Malaysia: từ ngày 01/01/2013, Malaysia đã có quyết định tăng lƣơng tối thiểu quy định cho NLĐ theo từng khu vực, trong đó có
lao động nƣớc ngoài. Mức lƣơng mới tăng 40 – 90% so với mức quy định cũ. Với mức tăng đáng kể, NLĐ sẽ đảm bảo cuộc sống khi chi phí sinh hoạt gia tăng.
Được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước: Tỉnh rất coi trọng việc thực hiện dự án hỗ trợ ngƣời lao động đi làm việc tại nƣớc ngoài. Sở Lao động – TBXH thƣờng xuyên tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật về ngƣời lao động Việt Nam đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng; ban hành kịp thời các văn bản để triển khai đối với lĩnh vực này, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch công tác giải quyết việc làm và chỉ tiêu xuất khẩu lao động cụ thể cho Trung tâm GTVL Vĩnh Long. Đồng thời, tiến hành thẩm định, tiếp nhận và giới thiệu các doanh nghiệp đƣợc Bộ Lao động – TBXH cấp phép hoạt động xuất khẩu lao động có uy tín, có năng lực để mở rộng việc tuyển dụng lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài. Sở cũng có chính sách khuyến khích và mời gọi các doanh nghiệp có chức năng hoạt động dịch vụ đƣa ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài theo hợp đồng, mời các đơn vị về đăng ký, phối hợp tuyển lao động xuất khẩu trên địa bàn.
Thị trường lao động Châu Âu bắt đầu có nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực y tế, dịch vụ: cùng với đƣa y tá, hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 2012 với mức lƣơng trung bình khoảng 35 – 40 triệu đồng/tháng; Bộ LĐTBXH đã bắt đầu đƣa thí điểm lao động Việt Nam sang Đức làm hộ lý, y tá với mức lƣơng khoảng 1.800 – 2000 euro/tháng (tƣơng ứng với 50 – 55 triệu đồng/tháng)
Đe dọa (T)
Nền kinh tế thế giới đang phục hồi nhưng diễn biến khó lường: tình hình khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia Châu Âu vẫn chƣa kết thúc nên thị trƣờng lao động quốc tế bị thu hẹp, làm cho sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động trở nên gay gắt hơn.
Cơ hội việc làm kỹ năng thấp tại các nước tiếp nhận có xu hướng giảm dần: xu hƣớng đi làm việc các nƣớc Châu Á đã chuyển dần sang thị trƣờng Châu Âu nhƣ Mỹ, Canada, Úc, Thụy Điển,… do thu nhập các nƣớc này khá cao đồng nghĩa với tiêu chuẩn tuyển chọn cao hơn. Tốc độ già hóa lao động Việt Nam đƣợc ILO đánh giá chậm hơn so với các quốc gia trong khu vực, tuy nhiên tỷ lệ lao động kỹ năng thấp còn cao là một thách thức lớn đối với lao động Việt Nam khi tham gia thị trƣờng lao động quốc tế.
Lợi thế nhân công giá rẻ không còn: hiện tại, việc làm nƣớc ngoài với mức thu nhập khiêm tốn đã không còn hấp dẫn lao động của tỉnh, kể cả với các gia đình muốn đi XKLĐ với mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Các doanh
nghiệp dịch vụ cũng không muốn khai thác những đơn hàng cung ứng lao động phổ thông, vì hiệu quả ngày càng kém.
Ý thức kỷ luật và chấp hành pháp luật của một số NLĐ còn yếu kém:
lao động của tỉnh đƣợc các doanh nghiệp đánh giá khá tốt so với lao động của một số địa phƣơng khác về khả năng chấp hành pháp luật. Tuy nhiên, trong năm 2012 tỉnh đã có 46 lao động bỏ trốn tại Hàn Quốc và chuẩn bị về nƣớc, Trung tâm đã động viên đƣợc 21 lao động về nƣớc đúng hạn, số còn lại gia đình không chịu hợp tác với trung tâm nên công tác vận động gặp rất nhiều khó khăn.
Các doanh nghiệp XKLĐ còn hạn chế: phần lớn các doanh nghiệp liên kết với Trung tâm có quy mô nhỏ, hoạt động manh mún, chƣa có chiến lƣợc và kế hoạch chủ động khai thác thị thị trƣờng. Các công ty chƣa thành lập đƣợc các chi nhánh tại khu vực Đồng bằng song Cửu Long.
Tình hình chính trị không ổn định, nhiều thiên tai: xu hƣớng chạy đua vũ trang chiến tranh cùng sự tranh chấp biển đảo của khu vực Châu Á và tình hình bất ổn khu vực Trung Đông làm cho thị trƣờng XKLĐ bị ảnh hƣởng khá lớn. Tình hình động đất ở Nhật Bản làm cho một số lao động có nhu cầu XKLĐ e ngại, có tâm lý chán nản.
Điểm mạnh (S)
1.Nguồn lao động dồi dàu phục vụ cho XKLĐ
2.Phần lớn ngƣời lao động chấp hành tốt pháp luật, quy định công ty khi làm việc 3.Thƣờng xuyên có các đơn hàng đi các
nƣớc
4.Kinh nghiệm tƣ vấn thủ tục, quy trình, am hiểu thị trƣờng.
5.Quy trình xuất khẩu đúng pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho NLĐ
6.Công tác dạy nghề, ngoại ngữ khá tốt
Điểm yếu (W)
1.Thị trƣờng truyển thống, nhân công giá rẻ
2.Công tác tuyên truyền chƣa sâu rộng, thông tin XKLĐ còn hạn chế
3.Các doanh nghiệp chƣa làm hết vai trò trách nhiệm đã cam kết
4.Trình độ tay nghề, ngoại ngữ của NLĐ còn hạn chế.
5.Thủ tục vay vốn chính sách còn gặp nhiều khó khăn.
Cơ hội (O)
1.Nhu cầu tiếp nhận lao động của các quốc gia cao.
2.Các quốc gia có sự thay đổi chính sách tiếp nhận lao động nƣớc ngoài theo hƣớng có lợi cho NLĐ
3.Đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nƣớc. 4.Phát triển thị trƣờng Châu Âu
Chiến lƣợc SO
- S1, S2, S3, S4, S5, S6 + O1, O2, O3, O4: Phát triển mở rộng thị trƣờng XKLĐ
Chiến lƣợc WO
- W1, W4 + O1, O2, O3: Củng cố và giữ vững thị trƣờng truyền thống.
- W3, W5 + O3, O4: Tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc trong lĩnh vực XKLĐ.
Đe dọa (T)
1.Khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hƣởng XKLĐ
2.Việc làm kỹ năng thấp giảm và lợi thế nhân công giá rẻ không còn
3.Ý thức kỷ luật và chấp hành pháp luật của NLĐ còn yếu kém
Chiến lƣợc ST
- S2, S3, S4, S5, S6 + T1, T2, T4, T5: Nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề
- S3, S4, S5 + T2, T3, T4: Chú trọng công tác tuyển chọn, giáo dục định hƣớng cho
Chiến lƣợc WT
- W2, W4 + T2, T3, T5: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền
- W2, W3, W4 + T1, T3, T5: Giữ mối liên hệ thƣờng xuyên với gia đình NLĐ
4.Các doanh nghiệp XKLĐ còn hạn chế 5.Chính trị bất ổn, nhiều thiên tai.
NLĐ. - W3 + T4: Liên kết với các công ty
XKLĐ có năng lực, uy tín.
Bảng 4.16 Ma trận SWOT
Qua bảng ma trận SWOT, dựa vào việc tận dụng cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của tỉnh, khắc phục các điểm yếu của lao động để theo đuổi và nắm bắt cơ hội, tận dụng điểm mạnh để giảm khả năng rủi ro vì các nguy cơ đe doạ từ bên ngoài, tác giả xin đƣa ra một số chiến lƣợc nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả xuất khẩu lao động của tỉnh:
Chiến lược SO
Phát triển thị trƣờng xuất khẩu lao động: trƣớc thực trạng về số lƣợng lao động của tỉnh đi XKLĐ khá khiêm tốn so với một số đia phƣơng khác và thị trƣờng chủ lực của tỉnh là Hàn Quốc ngƣng tiếp nhận lao động Việt Nam. Trung tâm cần phối hợp với các cấp chính quyền địa phƣơng vận động NLĐ bỏ trốn tại Hàn Quốc về nƣớc nhằm làm giảm lƣợng lao động cƣ trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc xuống dƣới 40%, để thị trƣờng chấp nhận lao động Việt Nam. Bên cạnh đó, Trung tâm cần chủ động nghiên cứu một số thị trƣờng khác phù hợp với lao động của tỉnh. Củng cố những thị trƣờng đã có nhƣng chƣa phát triển có nhu cầu tuyển lao động, có hợp đồng nhƣ Nga, Singapore,…để có kế hoạch tuyên truyền phù hợp đến NLĐ, nhằm làm tăng số lƣợng lao động, đạt chỉ tiêu phấn đấu hàng năm và nâng cao chất lƣợng lao động xuất khẩu.
Chiến lược WO
Củng cố và giữ vững thị trƣờng truyền thống: Ngoài việc mở rộng