Tình hình lao động việc làm của tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 36)

Theo Báo cáo lao động việc làm của Bộ Kế hoạch đầu tƣ 2011, số ngƣời trong độ tuổi lao động là 766.037 ngƣời có việc làm, chiếm 74,5% dân số của tỉnh, trong đó tỉ lệ nữ có việc làm khoảng 68%. Tỉ lệ ngƣời không có chuyên môn kĩ thuật vẫn còn cao, chiếm khoảng 90,7%; số ngƣời có trình độ chuyên môn còn khá thấp chiếm khoảng 9,3%. Với trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp, ngƣời lao động khó có thể kiếm đƣợc việc làm phù hợp và thu nhập tốt trong khi tình hình kinh tế xã hội của cả nƣớc trong năm 2012 không mấy khả quan, cũng nhƣ khó khăn chung của cả tỉnh.

Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu lao động – việc làm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 - 2012 Các chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 (%) 2012/2011 (%) Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên (nghìn người) 612,9 622,8 621,8 1,62 (0,16)

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

CMKT (%) 35 38,11 42 8,89 10,21

Thu nhập TB tháng của lao

động (nghìn đồng) 1.912 2.345 2.761 22,65 17,74

(Nguồn: Báo cáo lao động – việc làm của Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê)

Tỉ lệ thất nghiệp năm 2012 của tỉnh là 2,42 có giảm so với năm 2011 là 3,19. Ƣớc tính tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 6 tháng năm 2013 của tỉnh là 4,43%, của cả nƣớc là 3,85%, tăng so với năm 2011(3,19%). Tỷ lệ thất nghiệp còn khá cao do ảnh hƣởng do kinh tế phục hồi chậm, việc làm khan hiếm. Do vậy, công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động và giải quyết việc làm luôn đƣợc tỉnh quan tâm trên hết.

Thu nhập trung bình của NLĐ khoảng 2.761.000 đồng, trong đó khu vực thành thị là 2.919.000 đồng và nông thôn 2.217.000 đồng. Nhìn chung thu nhập trung bình của NLĐ trong tỉnh cao hơn một số tỉnh khác trong khu vực nhƣ Trà Vinh (1.992.000 đồng), Hậu Giang (2.233.000 đồng), Tiền Giang (2.426.000 đồng), Cần Thơ (2.776.000 đồng) và thấp hơn khu vực TP. Hồ Chí Minh (4.041.000 đồng) và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Về quy mô có thể thấy rằng, hiện nay tỉnh Vĩnh Long vẫn duy trì một lực lƣợng lao động tham gia hoạt động kinh tế khá dồi dào, sẵn sàng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. Nhƣng về kỹ thuật, phần lớn lao động có chuyên môn kỹ thuật vẫn còn rất thấp. Bên cạnh, vẫn còn nhiều lao động chƣa có việc làm. Yêu cầu đặt ra là hàng năm phải giải quyết một lƣợng lao động thất nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn cho một bộ phận khá lớn lao động chƣa có chuyên môn kỹ thuật, tạo việc làm, nâng cao thu nhập góp phần phát triển kinh tế.

Trong 2 năm 2011-2012, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để tăng cƣờng hỗ trợ ngƣời lao động có việc làm cải thiện thu nhập. Bên cạnh công tác tƣ vấn giới thiệu việc làm, tỉnh còn thực hiện các hình thức đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng chục ngàn lao động, Ngoài ra tỉnh cũng đã đƣa gần 1.000 lao động sang làm việc ở nƣớc ngoài. Thông qua sàn giao dịch việc làm tổ chức thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh, đã có hơn 800.000 lƣợt ngƣời tham gia tìm hiểu thị trƣờng lao động, trong đó có hơn 8.300 lao động đăng ký và đƣợc tuyển dụng.

3.2 GIỚI THIỆU TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM VĨNH LONG 3.2.1 Lịch sử hình thành

Trung Tâm Giới Thiệu Việc Làm Tỉnh Vĩnh Long là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long, thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng và đƣợc mở tài khoản tại kho bạc và ngân hàng. Thực hiện các dịch vụ có liên quan đến

chế độ chính sách, tổ chức dạy nghề, giới thiệu và cung ứng lao động cho ngƣời sử dụng lao động. Cung cấp thông tin thị trƣờng lao động và việc làm cho ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động.

Trung tâm Giới thiệu việc làm Vĩnh Long đƣợc đổi tên theo Quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 01.03.2008 của UBND tỉnh Vĩnh Long. Thực hiện Quyết định số 37/QĐ-UBND ngày 13.01.2010 của UBND tỉnh Vĩnh Long bổ sung thêm chức năng Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện thông tin giới thiệu việc làm, tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ để tuyển dụng lao động và tìm việc làm, tuyển sinh học nghề, tích hợp, phân tích quản lý cơ sở dữ liệu.

Trung tâm có 04 Phòng chức năng: - Phòng Hành chánh - Tổng hợp; - Phòng Đào tạo;

- Phòng Thị trƣờng và Việc làm (Sàn Giao dịch việc làm) - Phòng Bảo hiểm thất nghiệp.

Gần 20 năm xây dựng và trƣởng thành, Trung tâm Giới thiệu việc làm Vĩnh Long đã tƣ vấn về việc làm, nghề nghiệp, quan hệ lao động cho hơn 100.000 lƣợt ngƣời; giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho khoảng hơn 50.000 ngƣời có việc làm ổn định, trong đó có gần 10.000 đƣợc cung ứng xuất khẩu lao động đi các nƣớc Hàn Quốc, Nhật bản, Đài Loan, Malaysia …; Dạy nghề ngắn hạn gắn với giải quyết việc làm cho khoảng hơn 10.000 ngƣời. Lao động thuộc diện ƣu tiên hƣởng các chính sách xã hội, ngƣời nghèo, ngƣời tàn tật đã đƣợc Trung tâm Giới thiệu việc làm Vĩnh Long giới thiệu việc làm, dạy nghề miễn, giảm phí. Ngoài ra, Trung tâm Giới thiệu việc làm Vĩnh Long chịu trách nhiệm điều tra, khảo sát cầu về lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Địa chỉ Trung tâm giới thiệu việc làm Vĩnh Long

- Trụ sở chính: 100 Lê Thái Tổ, Phƣờng 2, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh

Vĩnh Long

Điện thoại: 070. 3822785 – 3834037 Fax: 070.3863415 - Cơ sở 2: Cơ sở đào tạo nghề, hoạt động sàn giao dịch việc làm và cơ sở

dữ liệu cung cầu lao động tại số 55, đƣờng Mậu Thân, Phƣờng 3, Thành phố Vĩnh Long.

- Cơ sở 3: Cơ sở đào tạo ngoại ngữ số 89, đƣờng Lê Thái Tổ, Phƣờng 2,

Website: www.vieclamvinhlong.vn

3.2.2 Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm giới thiệu việc làm Vĩnh Long 3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ

Tư vấn các lĩnh vực:

Tƣ vấn việc làm cho ngƣời lao động về lựa chọn công việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng; về kỹ năng thi tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong và ngoài nƣớc.

Tƣ vấn cho ngƣời sử dụng lao động về tuyển lao động; về quản trị và phát triển nguồn nhân lực; về sử dụng lao động và phát triển việc làm;

Tƣ vấn về các chính sách, pháp luật lao động cho ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động.

Giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động:

Giới thiệu cho ngƣời lao động cần tìm việc làm với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân cần tuyển lao động.

Cung ứng lao động đã đƣợc lựa chọn thông qua hồ sơ tuyển dụng phù hợp với yêu cầu của ngƣời sử dụng lao động.

Đào tạo nghề

- Bổ túc nghề, đào tạo lại nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề ngắn hạn cho ngƣời lao động đã hành nghề, có kinh nghiệm nghề nghiệp nhƣng chƣa qua đào tạo hoặc cần bổ túc kiến thức mới về nghề.

- Đào tạo ngoại ngữ cho ngƣời lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài và tạo nguồn phục vụ xuất khẩu lao động.

- Chuyển giao công nghệ cho ngƣời lao động, các cơ sở, tổ chức sản xuất kinh doanh.

- Giáo dục định hƣớng cho lao động xuất khẩu; Tập huấn, hƣớng dẫn luật lao động, các quan hệ lao động liên quan đến luật lao động.

- Tổ chức các hoạt động dịch vụ gia công sản xuất gắn liền nhiệm vụ đào tạo, phục vụ đào tạo có thu nhập.

- Thực hiện công tác quản lý dạy và học trong đào tạo nghề và quản lý học sinh theo quy định của luật dạy nghề.

Thu thập, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động: Nhu cầu tuyển lao động, nhu cầu cần việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền lương, tiền công trên địa bàn hoạt động, của vùng và cả nước.

Tổ chức sàn giao dịch việc làm.

3.2.4 Công tác đào tạo lao động xuất khẩu tại trung tâm

3.2.4.1 Quy trình xuất khẩu lao động tại Trung tâm

1. Những lao động đạt yêu cầu theo thông báo tuyển dụng sẽ đăng ký danh sách tại trung tâm GTVL hoặc liên hệ trực tiếp với cán bộ của công ty tuyển dụng.

2. Đi xét nghiệm HIV, viêm gan B tại trung tâm y tế.

3. Lao động chụp và rửa 40 ảnh 4x6 (ảnh nền màu trắng, chụp gần, to lấy cả hai cầu vai).

4. Những lao động đạt kết quả về xét nghiệm HIV và viêm gan B sẽ đi khám sức khoẻ (KSK) chính thức theo mẫu KSK của quốc gia mà lao động đăng ký đi làm việc. Khi đi KSK, lao động phải mang theo 08 ảnh 4x6 để dán vào mẫu KSK, CMND và lệ phí KSK theo quy định của bệnh viện (có cán bộ của công ty hƣớng dẫn đi KSK).

5. Làm hộ chiếu tại phòng xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố cƣ trú. Để làm đƣợc hộ chiếu lao động phải bắt buộc có CMND và sổ hộ khẩu gia đình

(họ tên, ngày tháng năm sinh trong CMND và sổ hộ khẩu gia đình phải khớp nhau). Trƣớc khi đi làm hộ chiếu lao động phải khai 02 tờ TK1 và xin đóng dấu của công an xã, phƣờng (đóng cả dấu giáp lai lên ảnh). Khi làm hộ chiếu lao động bắt buộc phải mang theo các giấy tờ sau: Sổ hộ khẩu bản gốc; CMND gốc; 02 tờ khai TK1 đã có đóng dấu của công an xã, phƣờng; 04 ảnh 4x6; lệ phí làm hộ chiếu (theo quy định của công an).

6. Làm lý lịch tƣ pháp: Đối với thị trƣờng Singapore, Cộng hoà Czech, Ả rập xê út, Nhật Bản, Bulgaria, lao động phải làm lý lịch tƣ pháp tại Sở Tƣ pháp tỉnh, thành phố nơi lao động đăng ký hộ khẩu thƣờng trú.

7. Đối với thị trƣờng Đài Loan, lao động phải làm Xác nhận không tiền án tiền sự tại Công an tỉnh, thành phố nơi thƣờng trú.

8. Đối với thị trƣờng Malaysia Lao động nộp CMND photocopy hoặc hộ chiếu (nếu có), lệ phí (20USD – 25USD) để Công ty liên hệ làm chứng chỉ CE (Certificate of Eligibility) cho lao động theo quy định của Malaysia.

9. Tham gia khoá học ngoại ngữ và giáo dục định hƣớng theo quy định của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, thời gian học từ 2 đến 4 tháng tuỳ từng thị trƣờng.

10. Lao động nộp tiền đảm bảo hợp đồng cho công ty tuyển dụng, mức tiền đảm bảo hợp đồng tuỳ theo từng thị trƣờng.

11. Làm hồ sơ theo mẫu của công ty tuyển dụng.

12. Công ty thu tất cả hồ sơ của lao động để làm thủ tục xin Calling visa và Visa gồm: Hộ chiếu, tƣ pháp, khám sức khoẻ,...

13. Khi lao động đã có Calling visa hoặc Visa, công ty sẽ thông báo cho lao động biết để làm thủ tục vay vốn ngân hàng.

14. Vay vốn Ngân hàng:

- Vay tại ngân hàng: Gia đình lao động nào thuộc đối tƣợng chính sách thì lao động vay tại Ngân hàng chính sách (NHCS); đối tƣợng còn lại vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN); ngƣời đứng tên để vay vốn là ngƣời nhà lao động (bố, mẹ, vợ, chồng...); ngân hàng chỉ không cho vay đối với những hộ gia đình đã vay ngân hàng nhƣng khoản vay đó đến hạn không thanh toán và đã chuyển thành nợ quá hạn.

- Hỗ trợ hồ sơ vay vốn: Công ty sẽ chuyển cho lao động những mẫu giấy tờ sau: Hợp đồng ký giữa công ty và ngƣời lao động; bản cam kết trả nợ vốn vay; giấy xác nhận tuyển dụng; gia đình lao động sẽ phải mang hồ sơ nói trên đến ngân hàng làm thủ tục vay vốn.

- Thủ tục vay vốn: Gia đình lao động phải ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng; lao động sẽ phải mở tài khoản tại ngân hàng. Khi làm xong thủ tục vay tiền, ngân hàng sẽ trả cho gia đình lao động tờ uỷ nhiệm chi, trên tờ uỷ nhiệm chi phải ghi rõ họ tên ngƣời vay và ngƣời đƣợc vay (ngƣời lao động), nội dung vay và đóng dấu ngân hàng.

- Chuyển tiền vay: Tiền gia đình lao động vay từ ngân hàng sẽ đƣợc chuyển vào tài khoản của công ty tuyển dụng mở tại ngân hàng tỉnh, thành phố nơi lao động cƣ trú.

- Mức vay: Mức tiền lao động vay đƣợc dƣới 30 triệu đồng không cần phải thế chấp tài sản.

15. Thông báo cho lao động ký hợp đồng và xuất cảnh: Sau khi vay xong tiền, công ty tuyển dụng sẽ thông báo cho lao động để ký hợp đồng và làm thủ tục xuất cảnh. Khi đi lao động mang theo tờ uỷ nhiệm chi, các phiếu thu (nếu có). 16. Tiến độ xuất cảnh: Cán bộ công ty tuyển dụng sẽ đƣa lao động ra sân bay và làm thủ tục xuất cảnh, sau khi lao động đã vào khu vực cách ly thì mọi thủ tục đã hoàn tất. Khi lao động sang đến sân bay nƣớc ngoài sẽ có đại diện làm thủ tục và đƣa đón về nơi làm việc.

17. Trong thời gian làm việc ở nƣớc ngoài: Lao động phải thực hiện và tuyệt đối tuân thủ theo các điều khoản trong hợp đồng đã ký. Chủ sử dụng lao động sẽ trả lƣơng hàng tháng trực tiếp cho ngƣời lao động theo nhƣ hợp đồng, lao động tự chuyển tiền về Việt Nam; nếu có vấn đề phát sinh, lao động không tự giải quyết đƣợc thì liên hệ với đại diện của công ty tuyển dụng hoặc Đại sứ quán Việt Nam tại nơi lao động làm việc.

18. Về nƣớc và thanh lý hợp đồng: Sau khi lao động hết hạn hợp đồng về nƣớc phải đến công ty tuyển dụng để làm thủ tục thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật.

3.2.4.2 Liên kết của trung tâm với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Hiện tại, Trung tâm GTVL Vĩnh Long đã liên kết với 11 công ty khác nhau để đƣa lao động đi làm việc nƣớc ngoài

Bảng 3.4 Danh sách các công ty xuất khẩu lao động liên kết với Trung tâm giới thiệu việc làm Vĩnh Long

STT TÊN CÔNG TY ĐỊA CHỈ THỊ TRƢỜNG

01 Công ty TNHH Xây dựng – Sản xuất – Thƣơng mại TRƢỜNG GIANG 248, Nguyễn Hồng Đào, phƣờng 13, quận Tân Bình, TP HCM. ĐT: 083.493239 Malaysia

02 Công ty phát triển việc làm phía nam HITECO

4A, Đồng Xoài, phƣờng 13, quận Tân Bình, TP HCM. ĐT: 083.8121006 Nhật Bản 03 Công ty TNHH MTV Đầu tƣ phát triển Công nghiệp và vận tải TRACODI 89, cách Mạng Tháng Tám, phƣờng Bến Thành, quận 1, TPHCM. ĐT: 083.8330315 Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan, Singapore

04

Trung Tâm Đào Tạo & Giáo dục định hƣớng EMICO 70, Trƣơng Công Định, Phƣờng 14, quận Tân Bình, TP HCM. ĐT: 0862922023 Đài Loan, Nhật Bản 05 Công ty TNHH MTV vật tƣ công nghiệp quốc phòng GAET 04, Út Tịch, phƣờng 4, quận Tân Bình, TP HCM. ĐT: 083.9481459 Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Trung Đông 06 Công ty TNHH MTV dịch vụ XKLĐ và chuyên gia SULECO

635A, Nguyễn Trãi, P.11, quận 5, TP HCM. ĐT: 083.9508392 Singapore, Bồ Đào Nha, Qatar, Nhật Bản, Dubai 07 Công ty cổ phần FIMEXCO 319-C14, Lý Thƣờng Kiệt, P.15, quận 11, TP HCM. ĐT: 083.8662486 Nhật Bản 08 Công ty TNHH TRADECO 796/6 Sƣ Vạn Hạnh, P.12, quận 10, TP HCM. ĐT: 83.8683570 CHLB Đức, Nhật Bản 09 Công ty XKLĐ TM & DV SOVILACO

Số 1, Phổ Quang, P.2, quận Tân Bình, TP HCM.

ĐT: 083.9976320

Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore

10 Công ty TEXGAMEX 300A, Nguyễn Tất Thành, P.13,

ĐT: 083.9406410

11 Công ty VĨNH CÁT

48, TT11B khu đô thị mới Văn Quán, quận Hà Đông, TP Hà Nội.

ĐT: 043.3545435

Hàn Quốc, Nhật Bản

(Nguồn: Phòng thị trường việc làm Trung tâm GTVL Vĩnh Long)

3.2.4.3 Vai trò của XKLĐ đối với tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Vĩnh Long

Về lợi ích kinh tế

XKLĐ làm tăng nguồn thu nhập cho NLĐ, giúp NLĐ thoát nghèo, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho NLĐ; tùy theo thị trƣờng mà NLĐ có thể

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 36)