4.3.1 Thị trƣờng Nhật Bản
Nhật Bản có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. Nền kinh tế này có những đặc trƣng cơ bản, một là sự kết hợp một cách hết sức chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, nhà cung cấp và các nhà phân phối; hai là sự bảo đảm việc làm lâu dài cho lực lƣợng lao động. Công nghiệp chiếm vị trí quan trọng, phụ thuộc phần lớn vào việc nhập các nguyên, nhiên vật liệu thô. Nhật Bản có công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, sản phẩm chính là thép, kim loại màu, thiết bị điện, thiết bị xây dựng, khai khoáng, ô tô, xe máy, điện tử, thiết bị viễn thông, máy công cụ, hệ thống sản xuất tự động, đầu máy, đƣờng ray xe lửa, tàu biển, hoá chất, dệt và chế biến thực phẩm. Nền nông nghiệp rất nhỏ, đƣợc hỗ trợ và bảo hộ lớn của Chính phủ. Nhật Bản phải nhập khoảng 50% các loại ngũ cốc và các loại cây trồng khác. Lĩnh vực đánh bắt hải sản phát triển mạnh, Nhật có đội ngũ tàu đánh cá lớn nhất thế giới và chiếm gẩn 15% sản lƣợng cá toàn thế giới.
Nhật Bản từ lâu đã đƣợc coi là một quốc gia có chính sách "đóng cửa" đối với lao động nƣớc ngoài. Trong các quy định của Pháp luật Nhật Bản về vấn đề nhập cƣ, ngƣời nƣớc ngoài chỉ đƣợc vào Nhật làm việc trong một số rất ít nghề, chủ yếu là các nghề có tính chất chuyên gia. Tuy nhiên vào đầu những năm 1990, Nhật Bản lại đƣa ra chính sách tiếp nhận lao động từ các nƣớc đang phát triển sang Nhật tu nghiệp nâng cao tay nghề. Theo quan điểm của các nhà hoạch định chiến lƣợc kinh tế Nhật, đây là một biện pháp chuyển giao công nghệ cho các nƣớc đang phát triển và nhằm mục đích giảm số lƣợng lao động bất hợp pháp tại nƣớc này, đồng thời cũng là đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu lao động trầm trọng. Hiện tại, theo dự
báo của Tổ chức lao động quốc tế ILO, tốc độ tăng trƣởng lực lƣợng lao động nƣớc này rất thấp, dƣới 0%, đây là một con số đáng báo động so với nhiều quốc gia khác. Tiếp nhận lao động nƣớc ngoài vào Nhật Bản là một biện pháp đƣợc hoan nghênh đối với các nƣớc XKLĐ. Ngƣời lao động nƣớc ngoài ở đây chỉ đƣợc hƣởng quy chế tu nghiệp sinh và hƣởng trợ cấp tu nghiệp (trainee allowance) nhƣng mức trợ cấp này cũng đã cao hơn rất nhiều so với mức lƣơng của ngƣời lao động ở một số thị trƣờng khác. Từ năm 1994 đến nay, chính sách này lại đƣợc mở rộng thêm một bƣớc: vào năm thứ 2 và năm thứ 3, tu nghiệp sinh đƣợc hƣởng quy chế gần giống lao động (đƣợc hƣởng lƣơng thay cho trợ cấp tu nghiệp, đƣợc phép làm thêm giờ,…).
Đơn vị tính: USD
Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện GDP bình quân đầu ngƣời một số quốc gia giai đoạn 2010 – 2012
Nguồn: Ngân hàng thế giới
Từ năm 1992, Việt Nam bắt đầu đƣa ngƣời lao động sang tu nghiệp tại Nhật Bản và từ đó đến nay số lƣợng tu nghiệp sinh (TNS) ngày càng tăng lên. Nếu nhƣ năm 1992 chúng ta chỉ đƣa đƣợc 17 ngƣời sang Nhật tu nghiệp thì năm 2011 số này là 6.985 ngƣời, đến năm 2012 số TNS tăng lên 8.775 ngƣời. Theo Cục quản lý lao động ngoài nƣớc, trung bình mỗi tháng Nhật Bản đón khoảng gần 731 TNS của Việt Nam. Trong tháng 10-2012 có 1.900 lao động đƣợc thẩm định hợp đồng sang Nhật; tháng 11 – 2012 có 1.999 lao động và đến tháng 12 – 2012 có 1.720 lao động đƣợc thẩm định hợp đồng. Theo Cục quản lý lao động ngoài nƣớc, hiện nay, Việt Nam có khoảng 20.000 lao động và tu nghiệp sinh đang làm việc và tu nghiệp tại Nhật Bản. Trong đầu năm
Việt Nam để hợp tác tuyển dụng. Trong 3 tháng đầu năm 2013, số lƣợng đơn hàng tuyển dụng đi Nhật Bản liên tục tăng. Với xu hƣớng các đơn hàng tuyển chọn lao động Việt Nam tiếp tục gia tăng trong những tháng cuối năm 2012 và đầu năm 2013, chắc chắn, số lƣợng lao động sang Nhật Bản làm việc năm 2013 sẽ tăng cao hơn so với năm 2012.Theo dự báo của nhiều chuyên gia am hiểu XKLĐ, thì số lao động Việt Nam đƣợc Nhật Bản tiếp nhận trong những năm tới (giai đoạn 2013 – 2015) sẽ tăng cao do nhu cầu thị trƣờng này ngày càng lớn, trung bình mỗi năm sẽ tiếp nhận khoảng từ 8000 – 9000 lao động/năm.
Hình 4.6 Dự báo tốc độ tăng trƣởng lực lƣợng lao động một số quốc gia trên thế giới giai đoạn 2012 – 2020.
Nguồn: ILO
Nhật Bản là một thị trƣờng cho thu nhập cao đối với lao động nhƣng tuyển chọn lại hết sức khắt khe, họ chỉ nhận lao động đã có nghề (nhiều chủ lao động trực tiếp sang Việt Nam phỏng vấn và tham gia kiểm tra tay nghề). Lao động sang Nhật bản tu nghiệp phải đƣợc học tiếng Nhật trƣớc khi đi từ 3 – 6 tháng và thủ tục xin visa nhập cảnh rất phức tạp, tốn thời gian. Song bù lại, lao động Việt Nam tu nghiệp sinh tại Nhật thƣờng đƣợc hƣởng điều kiện tƣơng đối tốt so với làm việc tại nhiều nƣớc khác. Mức thu nhập tiết kiệm từ sinh hoạt phí của tu nghiệp sinh Việt Nam theo chƣơng trình tu nghiệp (9 tháng đến 1 năm đầu) khoảng 400 – 600 USD/ tháng theo công việc, đối với tu nghiệp sinh đƣợc chuyển sang chƣơng trình thực tập sinh kỹ thuật thu nhập trung bình từ 700 - 1000 USD/ tháng do đƣợc coi nhƣ là ngƣời lao động và có
điều kiện làm thêm giờ. Thu nhập của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản thƣờng cao và ổn định hơn so với các thị trƣờng khác.
Tuy nhiên, thị trƣờng lao động Nhật bản lại phát sinh vấn đề ngƣời lao động tự ý bỏ hợp đồng đi làm việc ở xí nghiệp khác có mức lƣơng cao hơn. Tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ hợp đồng ở thời điểm năm 2000 là 9,75% cao hơn tất cảcác nƣớc khác và cao gấp nhiều lần một số nƣớc (Trung Quốc - 1,04%, Thái Lan - 0,91%, Philippin - 2,07%, Indnesia - 2,54%). Đến 2013, tỉ lệ này lao động bỏ trốn và hủy hợp đồng khoảng 40%, ở mức cao hơn nhiều so với các nƣớc cùng tham gia XKLĐ trong khu vực.Nhiều tổ chức và các Công ty Nhật Bản phàn nàn về tình trạng TNS Việt Nam bỏ hợp đồng đã làm ảnh hƣởng đến hoạt động bình thƣờng, cũng nhƣ làm cho họ không đƣợc cơ quan nhập cƣ cho phép tiếp nhận TNS nƣớc ngoài. Đã có những nghiệp đoàn phải chuyển sang nhận TNS nƣớc ngoài khác để tránh nguy cơ phá sản. Các cơ quan và tổ chức Nhật Bản cũng đã cảnh báo có thể không tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam, tuy rất hài lòng về tƣ cách đạo đức cũng nhƣ khả năng làm việc của lao động nƣớc ta.
4.3.2 Thị trƣờng Hàn Quốc
Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nƣớc nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nƣớc giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nƣớc có tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP bình quân đầu ngƣời của đất nƣớc đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 22.590 USD vào năm 2012. Là một quốc gia có diện tích 100.140 km2 , bằng 1/3 diện tích Việt Nam. Tài nguyên thiên nhiên hầu nhƣ không có gì ngoài nguồn than antracit và một ít quặng sắt. Tuy nhiên từ thập kỷ 60, nền kinh tế Hàn Quốc đạt sự tăng trƣởng thần tốc biến đất nƣớc này trở thành "con hổ" mạnh của kinh tế khu vực Châu Á, trở thành quốc gia công nghiệp chủ yếu với các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng và điển hình nhất là công nghiệp điện tử cao cấp dựa trên hàm lƣợng cao về khoa học và công nghệ.
Cũng giống nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc cũng mới chỉ nhận lao động nƣớc ngoài dƣới hình thức tu nghiệp sinh từ năm 1992. Nhƣng khác với Nhật Bản, Hàn Quốc đứng ra làm đầu mối tiếp nhận tu nghiệp sinh nƣớc ngoài về giao cho Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ (KFSMB) đứng ra làm đầu mối tiếp nhận tu nghiệp sinh nƣớc ngoài về giao cho các doanh nghiệp. Trong thời kỳ đầu, KFSMB quy định mức lƣơng cho tu nghiệp sinh nƣớc ngoài theo
từng quốc tịch (cao nhất là tu nghiệp sinh Trung Quốc, sau đó là đến Philippin, Việt Nam đứng thứ 3). Nhƣng sau này, do nhiều vấn đề phát sinh, chính phủ Hàn Quốc quy định cho mọi tu nghiệp sinh nƣớc ngoài đều đƣợc hƣởng mức lƣơng tối thiểu của Hàn Quốc.
Trƣớc năm 2004, ta đƣa lao động sang Hàn Quốc theo hình thức tu nghiệp sinh thông qua một số doanh nghiệp dịch vụ. Năm 2004, theo Luật cấp phép việc làm cho ngƣời lao động nƣớc ngoài của Hàn Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký Thỏa thuận về đƣa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo hình thức phi lợi nhuận. Tính đến nay, đã có khoảng 43.000 lao động Việt Nam đƣợc đƣa sang Hàn Quốc làm việc theo chƣơng trình này, làm việc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, nông nghiệp và xây dựng. Hiện nay, có khoảng 63.000 lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc, hàng năm gửi về nƣớc trên 700 triệu Đô la Mỹ.
Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước
Tuy nhiên, giữa năm 2012, Hàn Quốc đã chính thức ngƣng chƣơng trình EPS đối với Việt Nam, do có quá nhiều lao động Việt Nam cƣ trú bất hợp pháp. NLĐ tham gia EPS vì phi lợi nhuận nên không có ràng buộc. Do đó, khi sắp hết hạn về nƣớc, NLĐ thƣờng hay bỏ trốn, ở lại Hàn Quốc làm việc trái phép. Qua hình 4.7 cho biết tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nƣớc đến quý I/2013 của một số tỉnh và cả nƣớc. Nhìn chung, tỷ lệ chung của cả nƣớc là 50,7% chiếm tỷ lệ khá cao so với các nƣớc khác tham gia chƣơng trình EPS của Hàn Quốc. Đó là những địa phƣơng có tỷ lệ NLĐ đi làm việc Hàn Quốc hết hạn không chịu về nƣớc nhất cả nƣớc. Tỉnh Vĩnh Long chỉ
chiếm 7,35% so với tỷ lệ chung của cả nƣớc. Phía Hàn Quốc yêu cầu Việt Nam phải giảm tỷ lệ này xuống dƣới 40% thì mới chấp nhận lao động Việt Nam. Để ngăn chặn tình trạng lao động tiếp tục bỏ trốn và nối lại chƣơng trình qua chuyến thăm hữu nghị của tổng thống Park Geun- Hye vào đầu tháng 9/2013. Thủ tƣớng chính phủ vừa ban hành quy định NLĐ sang Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng vào ngày 21 – 8 – 2013, nhằm ngăn chặn NLĐ bỏ trốn, hủy hợp đồng lao động.
4.3.3 Thị trƣờng Đài Loan
Đài Loan là một thị trƣờng XKLĐ mới của Việt Nam. Nhu cầu lao động của Đài Loan rất cao và có chính sách nhận lao động nƣớc ngoài chính thức, có hệ thống luật lệ và quy chế tƣơng đối rõ ràng và chặt chẽ với lao động nƣớc ngoài. Từ đầu những năm 1990 lao động Thái Lan và lao động Philippin đã chiếm lĩnh phần lớn thị trƣờng này. Trong điều kiện tham gia sau nhƣng tổng số lao động vẫn bị giới hạn nhƣ cũ, lao động Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trƣờng do phải cạnh trạnh với lao động các nƣớc khác để thay thế họ. Cũng chính vì vậy nên khi thời hạn hợp đồng của lao động các nƣớc khác hết mới có thể thay thế đƣợc.
Thị trƣờng Đài Loan cũng là một thị trƣờng khó tính. Họ chủ yếu tiếp nhận lao động có nghề, phải biết tiếng Hoa ở mức độ cơ sở, và có những quy định rất ngặt nghèo về sức khoẻ. Trong điều kiện cạnh tranh tự do, chúng ta với Đài Loan không có những tác động về mặt Nhà nƣớc nhƣ với Hàn Quốc, thì bên cạnh phẩm chất và khả năng làm việc của ngƣời lao động, tỷ lệ bỏ hợp đồng sẽ trở thành yếu tố quyết định ảnh hƣởng đến việc mở rộng thị trƣờng ở nƣớc này. Đây là một điều hết sức khó khăn và đòi hỏi chúng ta phải quan tâm tới. Đài Loan là một trong những thị trƣờng nhận lao động nƣớc ngoài vào làm việc lớn nhất nhì Châu Á. Hiện nay, theo thống kê của Uỷ ban lao động Đài Loan, số lƣợng lao động nƣớc ngoài đang làm việc tại đây khoảng trên 300.000 ngƣời, chƣa kể số lao động nhập cƣ trái phép, trong số đó phải kể đến số lao động Thái Lan hơn 13.000 nghìn ngƣời, tiếp đến là lao động Indonesia khoảng trên dƣới 96.000 nghìn ngƣời và lao động Philipines gần 80.000 nghìn ngƣời.
Theo số liệu của Bộ Lao động Thƣơng Binh – Xã hội, hiện nay có 125 doanh nghiệp ký kết hợp đồng đƣa lao động vào Đài Loan và đã đƣa đƣợc gần 93 nghìn lao động Việt Nam vào làm việc tại thị trƣờng này. Qua những năm đƣa lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan, có thể thấy đây là một thị trƣờng tiềm năng, phía chủ sử dụng lao động Đài Loan đã chấp nhận lao động Việt Nam và ngƣời lao động Việt Nam cũng thích nghi với môi trƣờng sống
và làm việc tại đây, điều đó thể hiện qua số lao động Việt Nam sang Đài Loan năm sau cao hơn năm trƣớc, nếu nhƣ năm 2000 chúng ta mới đƣa đƣợc gần 8.000 lao động vào Đài Loan làm việc thì năm 2002 chúng ta đã đƣa đƣợc trên 15.000 lao động và đến đầu 2013 có khoảng 93.000 lao động làm việc ở Đài Loan, phân bố ở tất cả 28 ngành nghề khác nhau, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất chế tạo. Mức lƣơng bình quân từ 200-300 USD/tháng sau khi đã trừ các khoản chi phí, không ít lao động có mức thu nhập 400-600 USD/tháng, cá biệt có lao động thu nhập gần 1.000USD/tháng. Mức lƣơng hấp dẫn, các công ty XKLĐ liên tục có những đơn hàng khiến cho số lao động xuất cảnh làm việc Đài Loan liên tục tăng qua các năm.
Thị trƣờng Đài Loan có một đặc điểm thông thƣờng các chủ sử dụng lao động uỷ quyền cho công ty dịch vụ việc làm (môi giới) ra nƣớc ngoài tuyển lao động và quản lý ngƣời lao động nƣớc ngoài ngoài giờ làm việc. Hiện Đài Loan có tới trên 1.200 công ty môi giới. Các công ty dịch vụ việc làm thƣờng thu của ngƣời lao động một khoản phí rất cao về các công việc này. Vì vậy chi phí đi Đài Loan khá cao so với các thị trƣờng khác, từ đó dẫn số lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan còn khiêm tốn so với các nƣớc khác trong khu vực, nhƣng lao động ta đƣợc dƣ luận xã hội và giới chủ Đài Loan đánh giá khá cao về tính cần cù, chăm chỉ, chu đáo trong công việc và nhanh chóng hòa nhập.
Đài Loan là thị trƣờng XKLĐ lớn nhất của Việt Nam với khoảng 35.000 ngƣời/năm, chiếm 35%-45% tổng số lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài hằng năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thị trƣờng Đài Loan xuất hiện nhiều tiêu cực trong việc tuyển dụng cũng nhƣ sử dụng lao động nhất trong các thị trƣờng xuất khẩu đang có nguy cơ mất thị trƣờng này. Đây cũng là thị trƣờng mà Bộ LĐTBXH và Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc đang triển khai nhiều biện pháp chấn chỉnh. Số lao động bỏ trốn tại thị trƣờng này chiếm tỷ lệ cao; năm 2011 là 8.000 lao động, tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì số lao động bỏ trốn lên tới khoảng 20.000 ngƣời, chiếm 21,5% trong tổng số lao động đang làm việc theo hợp đồng (93.000 lao động). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có giấy phép đƣa lao động vào Đài Loan đã mở quá nhiều cơ sở, chi nhánh, đầu mối trung gian và để cho các cá nhân, tổ chức môi giới nƣớc ngoài núp bóng tuyển chọn, thu phí của NLĐ bất hợp pháp, vƣợt mức quy