TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 31)

3.1.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Long

Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, thuộc miền Nam Việt Nam. Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về hƣớng bắc theo quốc lộ 1, cách thành phố Cần Thơ 33 km về hƣớng nam theo đƣờng quốc lộ 1. Vĩnh Long nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lƣu sông Cửu Long, phía đông giáp tỉnh Bến Tre và đông nam giáp tỉnh Trà Vinh phía Tây giáp tỉnh Cần Thơ, phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang. Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, không có núi đồi, địa hình lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về phía Bắc, Đông Bắc và Nam Đông Nam, bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh rạch.

Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km2

bằng 0,4% diện tích cả nƣớc, dân số năm 2010 là 1.031.994 ngƣời, bằng 1,3% dân số cả nƣớc. Tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố Vĩnh Long và 1 thị xã Bình Minh và 6 huyện: Long Hồ, Tam Bình, Vũng Liêm, Mang Thít, Bình Tân, Trà Ôn. Trong đó có 5 thị trấn, 10 phƣờng và 94 xã.

3.1.1.1 Về kinh tế.

Năm 2012, tình hình kinh tế của tỉnh vẫn duy trì đƣợc mức tăng trƣởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ƣớc đạt 9.255 tỷ đồng (giá so sánh năm 1994), tăng 7,33% so năm 2011 và tăng đều trên cả 3 khu vực: Nông - lâm - thủy sản tăng 3,03%, công nghiệp - xây dựng tăng 14,31%, dịch vụ tăng 20,4%. Tăng trƣởng kinh tế đạt thấp so với mục tiêu cả năm 3,18 điểm % và thấp hơn tốc độ tăng trƣởng của năm trƣớc 2,20 điểm %. GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 31,82 triệu đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm thuỷ sản, tăng dần ở khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản chiếm 47,54%, khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 17,31% và khu vực dịch vụ chiếm 35,15%. Đây là năm có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và đạt mục tiêu đề ra; nguyên nhân chủ yếu do ảnh hƣởng giá một số sản phẩm nông - thủy sản giảm mạnh, trong khi giá nhiều nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng khá cao đã làm tăng nhanh tỷ trọng của khu vực III trong GDP.

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 2011/2010 (%) 2012/2011 (%) Các chỉ tiêu về kinh tế: 1. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) Tỷ đồng 7.773,800 8.595,025 9.225,000 10,56 7,33 2. Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản Tỷ đồng 6.115,298 6.359,508 6.552,000 3,99 3,03 3. Giá trị sản xuất công nghiệp Tỷ đồng 5.517,850 6.482,000 7.409,567 17,47 14,31 4. Giá trị các ngành dịch vụ Tỷ đồng 17.300 21.000 25.283 21,39 20,40 5. GDP bình quân đầu ngƣời (giá thực tế) Triệu đồng 20,24 27,92 31,82 37,94 13,97 6. Cơ cấu GDP (theo giá thực tế)

+ Khu vực I (%) % 49,48 49,73 47,54 0,51 (4.40)

+ Khu vực II (%) % 16,59 16,74 17,31 0,90 3,41

+ Khu vực III (%) % 33,93 33,53 35,15 (1,18) 4,83

7. Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Triệu USD 270,4 390,0 393,0 44,23 0,77 8. Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn XH Tỷ đồng 7.400 8.373 8.707 13,15 3,99 9. Tổng thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đồng 2.030 2.263 2.395 11,48 5,83 10. Tổng chi ngân sách địa phƣơng Tỷ đồng 3.554,39 3.663,00 4.508,00 3,06 23,07

Các chỉ tiêu phát triển xã hội

11. Tạo thêm việc làm mới cho lao động ngƣời 27.000 26.900 26.500 (0,37) (1,49) 12. Chuyển dịch cơ cấu lao động

+ Lao động nông, lâm, thuỷ sản % 57,1 57,5 56,7 0,70 (1,39)

+ Lao động phi nông nghiệp % 42,9 42,5 43,3 (0,93) 1,88

13. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng % 1 1 <1 - -

14. Tỷ lệ hộ nghèo giảm % 6,00 2,35 2,00 (60,83) (14,89)

15. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi còn dƣới % 19,5 18,0 16,5 (7,69) (8,33)

Bên cạnh phấn đấu đạt các chỉ tiêu kinh tế so với năm 2011, năm 2012 tỉnh cũng đã triển khai chƣơng trình xây dựng xã nông thôn mới. Cụ thể, đến cuối năm 2012, có 89/89 xã đã hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới, đạt 100%; có 6/7 huyện đã hoàn thành công tác phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới. Về đề án xây dựng xã nông thôn mới: Có 67/89 xã có đề án đƣợc phê duyệt, chiếm tỉ lệ 75,2%, các xã còn lại đang hoàn chỉnh để phê duyệt.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 (theo giá cố định 1994) ƣớc đạt 7.409,567 tỷ đồng, tăng 14,31% so năm 2011. So kế hoạch năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp chỉ đạt 94,20%, nguyên nhân chủ yếu do ảnh hƣởng suy thoái kinh tế trong nƣớc và thế giới.

Về tình hình phát triển khu, cụm, tuyến công nghiệp: Đến nay đã có 10/14 cụm công nghiệp đƣợc phê duyệt quy hoạch chi tiết. Tuy nhiên, việc đầu tƣ hạ tầng cho cụm công nghiệp còn chậm, do nhà đầu tƣ không triển khai thực hiện dự án đúng cam kết. Trong năm, tỉnh đã quyết định thu hồi chủ trƣơng đầu tƣ và Giấy chứng nhận đầu tƣ đã cấp cho nhà đầu tƣ tại 2 cụm công nghiệp Phú An, huyện Tam Bình và cụm công nghiệp ấp Long Thuận B, xã Long phƣớc, huyện Long Hồ.

Xuất khẩu: Ƣớc kim ngạch xuất khẩu đạt 393 triệu USD, đạt kế hoạch đề ra. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực duy trì đƣợc mức tăng trƣởng ổn định, một số mặt hàng tăng khá cao nhƣ hàng rau quả tăng 26,4%, giày các loại tăng 3,69%.

Nhập khẩu: Ƣớc kim ngạch nhập khẩu năm 2012 đạt 134 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ 2011. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.

3.1.1.2 Về văn hóa – xã hội

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt gần 1.028.600 ngƣời, mật độ dân số đạt 687 ngƣời/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 159.200 ngƣời, dân số sống tại nông thôn đạt 869.400 ngƣời. Dân số nam đạt 833.700 ngƣời, trong khi đó nữ đạt 521.900 ngƣời. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phƣơng tăng 5,3 ‰. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Vĩnh Long có 20 dân tộc cùng ngƣời nƣớc ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh có 997.792 ngƣời, ngƣời Khmer có 21.820 ngƣời, ngƣời hoa có 4.987 ngƣời, còn lại là những dân tộc khác.

Hoạt động khoa học công nghệ tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ, trong năm 2012 tỉnh đã ban hành các quyết định thành lập Ban điều hành Dự án

“Nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011-2015”; Phê duyệt danh mục nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ đợt 1 năm 2012-2013 cho 12 đề tài.

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đƣợc tổ chức rộng khắp toàn tỉnh. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, phong trào “Xây dựng đời sống văn hoá khu dân cƣ và xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng” tiếp tục đƣợc triển khai theo hƣớng nâng cao chất lƣợng. Đến nay, toàn tỉnh đã công nhận 233.743 gia đình văn hóa, đạt 85,57%; 709 ấp – khóm văn hóa đạt 83,88%; 56 xã, phƣờng, thị trấn văn hóa, đạt 52,3%; 1.561/1.690 cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa, đạt 92,3%.

3.1.1.3 Về y tế - giáo dục.

Toàn tỉnh có 488 trƣờng, 6.785 lớp học với 199.985 học sinh, so cùng kỳ năm trƣớc tăng 130 lớp và giảm 159 học sinh; Tỷ lệ huy động vào nhà trẻ đạt 6,31% (giảm 3,08 so cùng kỳ), mẫu giáo đạt 80,06% (tăng 1,09%), trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo và trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Tỷ lệ huy động học sinh học THCS đạt 92,1% (tăng 0,63%), THPT đạt 60,58% (giảm 0,93% so cùng kỳ); số học sinh bỏ học tính đến thời điểm tháng 10 năm 2012 là 2.556 em (chiếm 1,53%). Học sinh đỗ đại học năm 2012 là 1.836/10.198 đạt tỷ lệ 18%, giảm 6,53% so với năm 2011.

Bảng 3.2 Một số chỉ tiêu giáo dục của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 - 2012 Các chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 (%) 2012/2011 (%) Số trƣờng học 494 487 488 (1,42) 0,21 Số lớp học 6.921 6.803 6.785 (1,70) (0,26) Số học sinh TN THPT 10.187 11.113 10.198 9,09 (8,23) Số học sinh đỗ ĐH 1.583 1.655 1.836 4,55 10.94 Số SV các trƣờng TC 4.976 4.590 4.010 (7,76) (12,64) Số SV các trƣờng CĐ - ĐH 15.627 15.476 14.329 (0,97) (7,41)

(Nguồn: Tổng cục thống kê; Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Long)

Đề án kiên cố hóa trƣờng lớp học và nhà công vụ giáo viên đƣợc tiếp tục thực hiện khẩn trƣơng. Đến nay đã xây dựng hoàn thành 723 phòng, đang xây

so với năm 2011). Với hệ thống trƣờng học hiện có, nền giáo dục trong địa bàn tỉnh Vĩnh Long tƣơng đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh

Công tác y tế, phòng chống dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc duy trì tốt. Công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân đƣợc thực hiện thƣờng xuyên; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế đƣợc nâng cấp, đầu tƣ; các chính sách khám chữa bệnh cho các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo, trẻ em dƣới 6 tuổi đƣợc quan tâm. Hoạt động tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình đến vùng nông thôn, vùng khó khăn của tỉnh đƣợc đông đảo ngƣời dân tham gia.

Đến nay, toàn tỉnh có 567.394 ngƣời tham gia bảo hiểm y tế, đạt 55,16% dân số; trong đó có 16.841/64.516 ngƣời thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế, đạt 26,10% của nhóm đối tƣợng này. Tổng thu đạt 815 tỷ đồng, tổng chi 395,8 tỷ đồng.

3.1.2 Tình hình lao động – việc làm của tỉnh Vĩnh Long

Theo Báo cáo lao động việc làm của Bộ Kế hoạch đầu tƣ 2011, số ngƣời trong độ tuổi lao động là 766.037 ngƣời có việc làm, chiếm 74,5% dân số của tỉnh, trong đó tỉ lệ nữ có việc làm khoảng 68%. Tỉ lệ ngƣời không có chuyên môn kĩ thuật vẫn còn cao, chiếm khoảng 90,7%; số ngƣời có trình độ chuyên môn còn khá thấp chiếm khoảng 9,3%. Với trình độ chuyên môn kĩ thuật thấp, ngƣời lao động khó có thể kiếm đƣợc việc làm phù hợp và thu nhập tốt trong khi tình hình kinh tế xã hội của cả nƣớc trong năm 2012 không mấy khả quan, cũng nhƣ khó khăn chung của cả tỉnh.

Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu lao động – việc làm tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 - 2012 Các chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 (%) 2012/2011 (%) Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên (nghìn người) 612,9 622,8 621,8 1,62 (0,16)

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

CMKT (%) 35 38,11 42 8,89 10,21

Thu nhập TB tháng của lao

động (nghìn đồng) 1.912 2.345 2.761 22,65 17,74

(Nguồn: Báo cáo lao động – việc làm của Vụ Thống kê Dân số và Lao động, Tổng cục Thống kê)

Tỉ lệ thất nghiệp năm 2012 của tỉnh là 2,42 có giảm so với năm 2011 là 3,19. Ƣớc tính tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 6 tháng năm 2013 của tỉnh là 4,43%, của cả nƣớc là 3,85%, tăng so với năm 2011(3,19%). Tỷ lệ thất nghiệp còn khá cao do ảnh hƣởng do kinh tế phục hồi chậm, việc làm khan hiếm. Do vậy, công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động và giải quyết việc làm luôn đƣợc tỉnh quan tâm trên hết.

Thu nhập trung bình của NLĐ khoảng 2.761.000 đồng, trong đó khu vực thành thị là 2.919.000 đồng và nông thôn 2.217.000 đồng. Nhìn chung thu nhập trung bình của NLĐ trong tỉnh cao hơn một số tỉnh khác trong khu vực nhƣ Trà Vinh (1.992.000 đồng), Hậu Giang (2.233.000 đồng), Tiền Giang (2.426.000 đồng), Cần Thơ (2.776.000 đồng) và thấp hơn khu vực TP. Hồ Chí Minh (4.041.000 đồng) và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Về quy mô có thể thấy rằng, hiện nay tỉnh Vĩnh Long vẫn duy trì một lực lƣợng lao động tham gia hoạt động kinh tế khá dồi dào, sẵn sàng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh. Nhƣng về kỹ thuật, phần lớn lao động có chuyên môn kỹ thuật vẫn còn rất thấp. Bên cạnh, vẫn còn nhiều lao động chƣa có việc làm. Yêu cầu đặt ra là hàng năm phải giải quyết một lƣợng lao động thất nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn cho một bộ phận khá lớn lao động chƣa có chuyên môn kỹ thuật, tạo việc làm, nâng cao thu nhập góp phần phát triển kinh tế.

Trong 2 năm 2011-2012, tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực để tăng cƣờng hỗ trợ ngƣời lao động có việc làm cải thiện thu nhập. Bên cạnh công tác tƣ vấn giới thiệu việc làm, tỉnh còn thực hiện các hình thức đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng chục ngàn lao động, Ngoài ra tỉnh cũng đã đƣa gần 1.000 lao động sang làm việc ở nƣớc ngoài. Thông qua sàn giao dịch việc làm tổ chức thƣờng xuyên trên địa bàn tỉnh, đã có hơn 800.000 lƣợt ngƣời tham gia tìm hiểu thị trƣờng lao động, trong đó có hơn 8.300 lao động đăng ký và đƣợc tuyển dụng.

3.2 GIỚI THIỆU TRUNG TÂM GIỚI THIỆU VIỆC LÀM VĨNH LONG 3.2.1 Lịch sử hình thành

Trung Tâm Giới Thiệu Việc Làm Tỉnh Vĩnh Long là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long, thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng và đƣợc mở tài khoản tại kho bạc và ngân hàng. Thực hiện các dịch vụ có liên quan đến

chế độ chính sách, tổ chức dạy nghề, giới thiệu và cung ứng lao động cho ngƣời sử dụng lao động. Cung cấp thông tin thị trƣờng lao động và việc làm cho ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động.

Trung tâm Giới thiệu việc làm Vĩnh Long đƣợc đổi tên theo Quyết định số 364/QĐ-UBND ngày 01.03.2008 của UBND tỉnh Vĩnh Long. Thực hiện Quyết định số 37/QĐ-UBND ngày 13.01.2010 của UBND tỉnh Vĩnh Long bổ sung thêm chức năng Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện thông tin giới thiệu việc làm, tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ để tuyển dụng lao động và tìm việc làm, tuyển sinh học nghề, tích hợp, phân tích quản lý cơ sở dữ liệu.

Trung tâm có 04 Phòng chức năng: - Phòng Hành chánh - Tổng hợp; - Phòng Đào tạo;

- Phòng Thị trƣờng và Việc làm (Sàn Giao dịch việc làm) - Phòng Bảo hiểm thất nghiệp.

Gần 20 năm xây dựng và trƣởng thành, Trung tâm Giới thiệu việc làm Vĩnh Long đã tƣ vấn về việc làm, nghề nghiệp, quan hệ lao động cho hơn 100.000 lƣợt ngƣời; giới thiệu việc làm và cung ứng lao động cho khoảng hơn 50.000 ngƣời có việc làm ổn định, trong đó có gần 10.000 đƣợc cung ứng xuất khẩu lao động đi các nƣớc Hàn Quốc, Nhật bản, Đài Loan, Malaysia …; Dạy nghề ngắn hạn gắn với giải quyết việc làm cho khoảng hơn 10.000 ngƣời. Lao động thuộc diện ƣu tiên hƣởng các chính sách xã hội, ngƣời nghèo, ngƣời tàn tật đã đƣợc Trung tâm Giới thiệu việc làm Vĩnh Long giới thiệu việc làm, dạy nghề miễn, giảm phí. Ngoài ra, Trung tâm Giới thiệu việc làm Vĩnh Long chịu trách nhiệm điều tra, khảo sát cầu về lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Địa chỉ Trung tâm giới thiệu việc làm Vĩnh Long

- Trụ sở chính: 100 Lê Thái Tổ, Phƣờng 2, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh

Vĩnh Long

Điện thoại: 070. 3822785 – 3834037 Fax: 070.3863415 - Cơ sở 2: Cơ sở đào tạo nghề, hoạt động sàn giao dịch việc làm và cơ sở

dữ liệu cung cầu lao động tại số 55, đƣờng Mậu Thân, Phƣờng 3, Thành phố Vĩnh Long.

- Cơ sở 3: Cơ sở đào tạo ngoại ngữ số 89, đƣờng Lê Thái Tổ, Phƣờng 2,

Website: www.vieclamvinhlong.vn

3.2.2 Cơ cấu tổ chức

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm giới thiệu việc làm Vĩnh Long 3.2.3 Chức năng và nhiệm vụ

Tư vấn các lĩnh vực:

Tƣ vấn việc làm cho ngƣời lao động về lựa chọn công việc phù hợp với khả

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 31)