Thị trƣờng Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 65 - 67)

Kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006. Sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nƣớc nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nƣớc giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nƣớc có tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP bình quân đầu ngƣời của đất nƣớc đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 22.590 USD vào năm 2012. Là một quốc gia có diện tích 100.140 km2 , bằng 1/3 diện tích Việt Nam. Tài nguyên thiên nhiên hầu nhƣ không có gì ngoài nguồn than antracit và một ít quặng sắt. Tuy nhiên từ thập kỷ 60, nền kinh tế Hàn Quốc đạt sự tăng trƣởng thần tốc biến đất nƣớc này trở thành "con hổ" mạnh của kinh tế khu vực Châu Á, trở thành quốc gia công nghiệp chủ yếu với các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng và điển hình nhất là công nghiệp điện tử cao cấp dựa trên hàm lƣợng cao về khoa học và công nghệ.

Cũng giống nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc cũng mới chỉ nhận lao động nƣớc ngoài dƣới hình thức tu nghiệp sinh từ năm 1992. Nhƣng khác với Nhật Bản, Hàn Quốc đứng ra làm đầu mối tiếp nhận tu nghiệp sinh nƣớc ngoài về giao cho Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ (KFSMB) đứng ra làm đầu mối tiếp nhận tu nghiệp sinh nƣớc ngoài về giao cho các doanh nghiệp. Trong thời kỳ đầu, KFSMB quy định mức lƣơng cho tu nghiệp sinh nƣớc ngoài theo

từng quốc tịch (cao nhất là tu nghiệp sinh Trung Quốc, sau đó là đến Philippin, Việt Nam đứng thứ 3). Nhƣng sau này, do nhiều vấn đề phát sinh, chính phủ Hàn Quốc quy định cho mọi tu nghiệp sinh nƣớc ngoài đều đƣợc hƣởng mức lƣơng tối thiểu của Hàn Quốc.

Trƣớc năm 2004, ta đƣa lao động sang Hàn Quốc theo hình thức tu nghiệp sinh thông qua một số doanh nghiệp dịch vụ. Năm 2004, theo Luật cấp phép việc làm cho ngƣời lao động nƣớc ngoài của Hàn Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký Thỏa thuận về đƣa lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo hình thức phi lợi nhuận. Tính đến nay, đã có khoảng 43.000 lao động Việt Nam đƣợc đƣa sang Hàn Quốc làm việc theo chƣơng trình này, làm việc trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, nông nghiệp và xây dựng. Hiện nay, có khoảng 63.000 lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc, hàng năm gửi về nƣớc trên 700 triệu Đô la Mỹ.

Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước

Tuy nhiên, giữa năm 2012, Hàn Quốc đã chính thức ngƣng chƣơng trình EPS đối với Việt Nam, do có quá nhiều lao động Việt Nam cƣ trú bất hợp pháp. NLĐ tham gia EPS vì phi lợi nhuận nên không có ràng buộc. Do đó, khi sắp hết hạn về nƣớc, NLĐ thƣờng hay bỏ trốn, ở lại Hàn Quốc làm việc trái phép. Qua hình 4.7 cho biết tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nƣớc đến quý I/2013 của một số tỉnh và cả nƣớc. Nhìn chung, tỷ lệ chung của cả nƣớc là 50,7% chiếm tỷ lệ khá cao so với các nƣớc khác tham gia chƣơng trình EPS của Hàn Quốc. Đó là những địa phƣơng có tỷ lệ NLĐ đi làm việc Hàn Quốc hết hạn không chịu về nƣớc nhất cả nƣớc. Tỉnh Vĩnh Long chỉ

chiếm 7,35% so với tỷ lệ chung của cả nƣớc. Phía Hàn Quốc yêu cầu Việt Nam phải giảm tỷ lệ này xuống dƣới 40% thì mới chấp nhận lao động Việt Nam. Để ngăn chặn tình trạng lao động tiếp tục bỏ trốn và nối lại chƣơng trình qua chuyến thăm hữu nghị của tổng thống Park Geun- Hye vào đầu tháng 9/2013. Thủ tƣớng chính phủ vừa ban hành quy định NLĐ sang Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng vào ngày 21 – 8 – 2013, nhằm ngăn chặn NLĐ bỏ trốn, hủy hợp đồng lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)