Theo ngành nghề

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 57 - 59)

Qua bảng 4.7 và hình 4.3 thì ngƣời lao động đƣa đi xuất cảnh của tỉnh Vĩnh Long không có sự biến đổi lớn giữa các ngành nghề lao động xuất khẩu. Nhìn chung, phần lớn lao động đi xuất khẩu làm các công việc trong nhà máy nhƣ cơ khí, điện tử, chế tạo máy là chủ yếu, chiếm gần 50% số công việc còn lại. Một tỷ lệ đáng kể NLĐ làm việc trong các xí nghiệp may công nghiệp chiếm hơn 20% số lao động đƣa đi. Phần còn lại là các ngành nhƣ nông nghiệp, xây dựng, tài xế xe, chế biến thực phẩm,… Nguyên nhân có sự cách biệt về tỷ lệ giữa các ngành nghề lao động xuất khẩu là do ảnh hƣởng của các thị trƣờng xuất khẩu. Phần lớn lao động đƣợc đƣa đi xuất cảnh ở hai thị trƣờng Nhật Bản và Hàn Quốc, 2 thị trƣờng này thƣờng xuyên tuyển lao động làm việc trong các nhà máy. Các công việc chủ yếu thƣờng là: cơ khí, lắp ráp điện tử, lái xe nâng, xe cẩu hàng; nên tỷ lệ lao động làm cơ khí – điện tử chiếm tỷ lệ cao. Theo bảng 4.7, năm 2011, Vĩnh Long có 254 lao động làm việc trong nhà máy, giảm 0,78% so với năm 2011; đến năm 2012, số lao động giảm còn 227 ngƣời, giảm 27 ngƣời so với năm 2011, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 10,63%. Tỷ lệ giảm là do thị trƣờng Hàn Quốc bị gián đoạn do phải giải quyết công tác lao động hết hạn không về nƣớc, và đến tháng 6 năm 2012, Hàn Quốc đã chính thức ngƣng tuyển theo chƣơng trình EPS đối với Việt Nam, nên số lao động làm việc trong nhà máy của Vĩnh Long có giảm.

Bên cạnh đó, may công nghiệp cũng là ngành đƣợc nhiều lao động ƣa chuộng. Bên cạnh Nhật Bản và Hàn Quốc, thì Malaysia và Đài Loan cũng tuyển dụng lao động ngành này nên khiến tỷ lệ lao động may công nghiệp chiếm đáng kể. Qua 3 năm (2010 – 2012), Vĩnh Long có 369 lao động may công nghiệp ở cả 4 thị trƣờng Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Đài Loan. Trong đó, năm 2011 có 124 lao động xuất cảnh làm nghề may công nghiệp, tăng 7 ngƣời, chiếm tỷ lệ 5,89% so với cùng kỳ năm 2010; đến năm 2012 tỷ lệ này tăng 3,23% tƣơng ứng với 128 lao động. Lao động nghề may liên tục tăng là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân đó là điều kiện tuyển dụng dễ khiến nhiều lao động trúng tuyển; điều kiện đi may chỉ cần có tay nghề biết may thành thạo, khéo léo, tỉ mĩ, và NLĐ chỉ cần tốt nghiệp THCS là đi đƣợc. Và hầu nhƣ chỉ tuyển lao động nữ, lao động nam vẫn có tuyển, tuy nhiên, không có lao động nam nào đến đăng ký tại trung tâm.

Bảng 4.7 Một số ngành nghề lao động chủ yếu của NLĐ khi đi XKLĐ giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: người

+/- % +/- %

Cơ khí - Điện tử -

Chế tạo máy 256 254 227 2 (0.78) (27) (10.63) Khán hộ công 60 54 43 (6) (10.00) (11) (20.37)

Hộ lý/y tá 0 0 23 0 - 23 -

May công nghiệp 117 124 128 7 5.98 4 3.23

Khác 82 68 39 (14) (17.07) (29) (42.65)

Nguồn: Phòng thị trường việc làm

Hình 4.3 Cơ cấu một số ngành nghề chủ yếu của NLĐ làm việc ở nƣớc ngoài, 2010 – 2012

Nguồn: Phòng thị trường việc làm

Năm 2012, Bộ Lao động và Thƣơng Binh xã hội đã ký thỏa thuận với Bộ Y tế - Lao động - Phúc lợi Nhật Bảnvề việc Việt Nam sẽ đƣa y tá/ hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản. Theo đó, Vĩnh Long đã đƣa đƣợc 23 lao động sang Nhật với công việc hộ lý/ y tá, chiếm 5% trong tổng số lao động đƣa đi của tỉnh nhà. Chƣơng trình đƣa điều dƣỡng viên và hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản vào tháng 9 năm 2013 (khóa 2 năm 2013) sẽ tuyển khoảng 200

ứng viên. Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc sẽ tiếp nhận hồ sơ của các ứng viên từ 1 – 9 đến 30 – 9 – 2013 .

Theo báo cáo công tác xuất khẩu lao động 6 tháng đầu năm 2013, Vĩnh Long đã đƣa đƣợc 143 lao động, trong đó có 101 ngƣời làm nghề cơ khí, điện tử trong nhà máy, chiếm tỷ lệ 70,6% trong tổng số lao động đƣa đi, 28 lao động đi may công nghiệp, chiếm 19,6%; 9 lao động sang Nhật làm công tác hộ lý, y tá và 5 lao động làm các công việc khác. Tỷ lệ lao động ngành cơ khí – điện tử chiếm tỷ lệ cao do phần lớn lao động làm việc ở thị trƣờng Nhật. Thị trƣờng Hàn Quốc đã đóng cửa, những đã có 24 lao động đƣợc xuất cảnh trong tổng số 101 đƣa đi. Đây là những lao động chấp hành tốt hợp đồng nên đƣợc phía Hàn Quốc yêu cầu làm việc trở lại.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)