Thị trƣờng Đài Loan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 67 - 69)

Đài Loan là một thị trƣờng XKLĐ mới của Việt Nam. Nhu cầu lao động của Đài Loan rất cao và có chính sách nhận lao động nƣớc ngoài chính thức, có hệ thống luật lệ và quy chế tƣơng đối rõ ràng và chặt chẽ với lao động nƣớc ngoài. Từ đầu những năm 1990 lao động Thái Lan và lao động Philippin đã chiếm lĩnh phần lớn thị trƣờng này. Trong điều kiện tham gia sau nhƣng tổng số lao động vẫn bị giới hạn nhƣ cũ, lao động Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trƣờng do phải cạnh trạnh với lao động các nƣớc khác để thay thế họ. Cũng chính vì vậy nên khi thời hạn hợp đồng của lao động các nƣớc khác hết mới có thể thay thế đƣợc.

Thị trƣờng Đài Loan cũng là một thị trƣờng khó tính. Họ chủ yếu tiếp nhận lao động có nghề, phải biết tiếng Hoa ở mức độ cơ sở, và có những quy định rất ngặt nghèo về sức khoẻ. Trong điều kiện cạnh tranh tự do, chúng ta với Đài Loan không có những tác động về mặt Nhà nƣớc nhƣ với Hàn Quốc, thì bên cạnh phẩm chất và khả năng làm việc của ngƣời lao động, tỷ lệ bỏ hợp đồng sẽ trở thành yếu tố quyết định ảnh hƣởng đến việc mở rộng thị trƣờng ở nƣớc này. Đây là một điều hết sức khó khăn và đòi hỏi chúng ta phải quan tâm tới. Đài Loan là một trong những thị trƣờng nhận lao động nƣớc ngoài vào làm việc lớn nhất nhì Châu Á. Hiện nay, theo thống kê của Uỷ ban lao động Đài Loan, số lƣợng lao động nƣớc ngoài đang làm việc tại đây khoảng trên 300.000 ngƣời, chƣa kể số lao động nhập cƣ trái phép, trong số đó phải kể đến số lao động Thái Lan hơn 13.000 nghìn ngƣời, tiếp đến là lao động Indonesia khoảng trên dƣới 96.000 nghìn ngƣời và lao động Philipines gần 80.000 nghìn ngƣời.

Theo số liệu của Bộ Lao động Thƣơng Binh – Xã hội, hiện nay có 125 doanh nghiệp ký kết hợp đồng đƣa lao động vào Đài Loan và đã đƣa đƣợc gần 93 nghìn lao động Việt Nam vào làm việc tại thị trƣờng này. Qua những năm đƣa lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan, có thể thấy đây là một thị trƣờng tiềm năng, phía chủ sử dụng lao động Đài Loan đã chấp nhận lao động Việt Nam và ngƣời lao động Việt Nam cũng thích nghi với môi trƣờng sống

và làm việc tại đây, điều đó thể hiện qua số lao động Việt Nam sang Đài Loan năm sau cao hơn năm trƣớc, nếu nhƣ năm 2000 chúng ta mới đƣa đƣợc gần 8.000 lao động vào Đài Loan làm việc thì năm 2002 chúng ta đã đƣa đƣợc trên 15.000 lao động và đến đầu 2013 có khoảng 93.000 lao động làm việc ở Đài Loan, phân bố ở tất cả 28 ngành nghề khác nhau, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất chế tạo. Mức lƣơng bình quân từ 200-300 USD/tháng sau khi đã trừ các khoản chi phí, không ít lao động có mức thu nhập 400-600 USD/tháng, cá biệt có lao động thu nhập gần 1.000USD/tháng. Mức lƣơng hấp dẫn, các công ty XKLĐ liên tục có những đơn hàng khiến cho số lao động xuất cảnh làm việc Đài Loan liên tục tăng qua các năm.

Thị trƣờng Đài Loan có một đặc điểm thông thƣờng các chủ sử dụng lao động uỷ quyền cho công ty dịch vụ việc làm (môi giới) ra nƣớc ngoài tuyển lao động và quản lý ngƣời lao động nƣớc ngoài ngoài giờ làm việc. Hiện Đài Loan có tới trên 1.200 công ty môi giới. Các công ty dịch vụ việc làm thƣờng thu của ngƣời lao động một khoản phí rất cao về các công việc này. Vì vậy chi phí đi Đài Loan khá cao so với các thị trƣờng khác, từ đó dẫn số lao động Việt Nam làm việc tại Đài Loan còn khiêm tốn so với các nƣớc khác trong khu vực, nhƣng lao động ta đƣợc dƣ luận xã hội và giới chủ Đài Loan đánh giá khá cao về tính cần cù, chăm chỉ, chu đáo trong công việc và nhanh chóng hòa nhập.

Đài Loan là thị trƣờng XKLĐ lớn nhất của Việt Nam với khoảng 35.000 ngƣời/năm, chiếm 35%-45% tổng số lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài hằng năm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây thị trƣờng Đài Loan xuất hiện nhiều tiêu cực trong việc tuyển dụng cũng nhƣ sử dụng lao động nhất trong các thị trƣờng xuất khẩu đang có nguy cơ mất thị trƣờng này. Đây cũng là thị trƣờng mà Bộ LĐTBXH và Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc đang triển khai nhiều biện pháp chấn chỉnh. Số lao động bỏ trốn tại thị trƣờng này chiếm tỷ lệ cao; năm 2011 là 8.000 lao động, tính đến 6 tháng đầu năm 2013 thì số lao động bỏ trốn lên tới khoảng 20.000 ngƣời, chiếm 21,5% trong tổng số lao động đang làm việc theo hợp đồng (93.000 lao động). Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có giấy phép đƣa lao động vào Đài Loan đã mở quá nhiều cơ sở, chi nhánh, đầu mối trung gian và để cho các cá nhân, tổ chức môi giới nƣớc ngoài núp bóng tuyển chọn, thu phí của NLĐ bất hợp pháp, vƣợt mức quy định của Bộ Lao động Thƣơng Binh – Xã hội. Hơn nữa, tình trạng chủ sử dụng lao động bóc lột sức lao động NLĐ một cách quá mức so với điều khoản hợp đồng ký kết cũng góp phần làm tăng số lao động bỏ trốn tại thị trƣờng này. Hiện tại, Đài Loan chƣa áp dụng một chính sách ràng buộc nào đối với các lao động bỏ trốn tại Việt Nam, nhƣng về lâu dài, việc bỏ trốn cũng nhƣ

việc lợi dụng kẻ hở pháp luật để gây tiêu cực trong công tác đƣa NLĐ đi Đài Loan để trục lợi bất hợp pháp của một số doanh nghiệp sẽ làm mất uy tín của lao động Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)