Theo thị trƣờng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 50 - 53)

Theo bảng 4.2, số lƣợng lao động đăng ký đi lao động nƣớc ngoài tăng đều qua các năm. Năm 2011 có tổng cộng 854 ngƣời đăng kí, tăng 3,9% so với năm 2010; đến năm 2012 có 910 lao động đến đăng kí, tăng 6,6% so với năm 2011. Phần lớn ngƣời lao động đăng ký đi lao động nƣớc ngoài ở hai thị trƣờng chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc. Qua 3 năm, số lao động đăng kí đi Nhật Bản và Hàn Quốc đều tăng. Năm 2010 có 807 ngƣời đăng ký đi lao động ở hai quốc gia trên, chiếm 98,2% tổng số lao động đến đăng ký đi lao động nƣớc ngoài. Đến năm 2011 số lao động đăng kí đi Nhật và Hàn Quốc tăng 7 ngƣời. Năm 2012 có 839 ngƣời đăng kí đi hai thị trƣờng trên tăng 25% so với năm 2011. Nguyên nhân số lao động đến đăng ký đi Nhật Bản, Hàn Quốc tăng và chiếm tỉ lệ cao trong tổng số lao động đến đăng kí là do chính sách khuyến khích ngƣời Việt Nam đi lao động nƣớc ngoài của Bộ LĐTBXH và Nhật Bản là một trong những thị trƣờng đầu tiên của xuất khẩu lao động Việt Nam. Việt Nam hợp tác về XKLĐ với Nhật Bản bắt đầu từ năm 1992. Cho đến nay Việt Nam đã cử hơn 16.000 tu nghiệp sinh sang Nhật. Hàn Quốc là thị trƣờng thứ 2 có số lao động làm việc cao của tỉnh cũng nhƣ của cả nƣớc, sau thị trƣờng Nhật Bản. Lý do khiến thị trƣờng Hàn Quốc thu hút NLĐ đến đăng kí là do Việt Nam và Hàn Quốc ký thoả thuận mới về đƣa lao động Việt Nam sang Hàn Quốc theo Luật cấp phép lao động (EPS) của Hàn Quốc, chƣơng trình này bắt đầu từ ngày 25/5/2004 và đến nay vẫn còn hiệu lực. Thị trƣờng Đài Loan và thị trƣờng Malaysia có số lao động đăng kí thấp, chiếm tỉ lệ dƣới 10% so với tổng số lao động đăng ký. Sở dĩ thị trƣờng Đài Loan và Malaysia chƣa thu hút NLĐ của tỉnh là do 2 thị trƣờng trên chi phí đi khá cao, tuy nhiên công việc làm lƣơng thấp so với Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiện tại Trung tâm GTVL Vĩnh Long chỉ mới cung ứng lao động cho các công ty ở bốn thị trƣờng kể trên, và chƣa có lao động sang những thị trƣờng khác vì nhiều lí do khác nhau. Một số thị trƣờng khác Trung tâm đang đăng tuyển nhƣ là: Ma Cao, Dubai, Các tiểu Vƣơng quốc Ả Rập thống nhất (U.A.E), Nga,… Tuy nhiên, chƣa có ngƣời lao động phù hợp đến đăng ký.

Số lao động đã trúng tuyển và lên máy bay bay đi tăng giảm không đồng đều qua 3 năm. Cụ thể, thị trƣờng Nhật Bản có số lao động trúng tuyển và số lao động đƣợc bay tăng qua 3 năm. Năm 2011, có 200 lao động của tỉnh trúng

tuyển trong kì phỏng vấn sang Nhật, tăng 5 ngƣời so với năm 2010, trong đó có 180 ngƣời đƣợc bay đi Nhật, tăng 5,88% so với năm 2010. Đến năm 2012, số lao động trúng tuyển tăng thêm 20 ngƣời, và đƣa bay bi đƣợc 188 ngƣời sang Nhật, tăng 4,44% so với 2011. Do công tác tuyên truyền, tƣ vấn và sơ tuyển kỹ càng của trung tâm nên số lao động thị trƣờng này tăng đều qua các năm. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng còn thấp chƣa đến 10%/ năm, đó là do thị trƣờng Nhật Bản ngày càng khó tính, đòi hỏi ngƣời lao động ngày càng tăng cả về thể chất lẫn trình độ chuyên môn kỹ thuật. Thế nhƣng, Nhật Bản là thị trƣờng đầy tiềm năng do có mức lƣơng cao hấp dẫn ngƣời lao động trong tỉnh nói riêng và cả nƣớc nói chung.

Bảng 4.2 Số liệu xuất khẩu lao động theo thị trƣờng, giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: người Quốc gia 2010 2011 2012 Đăng Trúng tuyển Xuất cảnh Đăng Trúng tuyển Xuất cảnh Đăng Trúng tuyển Xuất cảnh Nhật Bản 350 195 170 378 200 180 365 220 188 Hàn Quốc 457 360 340 436 358 300 474 250 232 Đài Loan - - - 30 13 13 45 16 16 Malaysia 15 8 5 10 10 7 26 24 24 Tổng 822 563 515 854 581 500 910 510 460

Nguồn:Phòng thị trường việc làm

Thị trƣờng Hàn Quốc có số lao động trúng tuyển và bay đi giảm qua giai đoạn 2010-2012. Năm 2010, có 360 ngƣời đƣợc trúng tuyển đi Hàn Quốc, trong đó có 340 ngƣời đƣợc bay đi sang Hàn Quốc theo chƣơng trình EPS của Bộ LĐTBXH Việt Nam và Bộ Lao động Hàn Quốc. Đến năm 2011, số lao động đƣợc đƣa đi giảm còn 300 ngƣời, giảm 40 ngƣời so với năm 2010. Năm 2012, số lao động trúng tuyển đi Hàn Quốc của Vĩnh Long chỉ còn 250 ngƣời, giảm 108 ngƣời so với 2011 tƣơng ứng với 30,17%; số lao động đƣa đi giảm 22,67% năm 2011, chỉ còn 232 lao động. Nguyên nhân lao động Hàn Quốc đƣợc đƣa đi liên tục giảm qua các năm là do một số lao động Việt Nam đã hết hạn hợp đồng từ những năm trƣớc không chịu về nƣớc mà ở lại tìm công việc khác làm, mà không thực hiện đúng cam kết khi hết hợp đồng phải về nƣớc. Chính điều này khiến cho các doanh nghiệp Hàn Quốc vi phạm luật Lao động của Hàn Quốc, là không thực hiện đúng hợp đồng đã cam kết là đƣa lao động về nƣớc và chứa chấp lao động bất hợp pháp. Sự việc đã làm cho các doanh

tuyển dụng lao động mới. Ngay sau đó, phía Việt Nam đại điện là Cục Quản lý lao động ngoài nƣớc đã phối hợp với Hàn Quốc trong việc đƣa lao động về nƣớc. Do ảnh hƣởng từ việc lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không về nƣớc, nên phía Bộ Lao động Hàn Quốc đã tạm ngừng chƣơng trình EPS đối với Việt Nam một thời gian rồi sau đó tuyển lại, và ngừng hẳn chƣơng trình bắt đầu từ tháng 6 năm 2012, không nhận lao động động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc.

Thị trƣờng Đài Loan và Malaysia có số lao động đƣa đi tăng qua 3 năm 2010 – 2012, tuy nhiên số lao động đƣa đi rất thấp, do hai thị trƣờng trên chi phí đi khá cao, khiến cho NLĐ còn e dè khi đăng ký đi mặc dù điều kiện tuyển dụng cũng nhƣ quy trình đi dễ hơn 2 thị trƣờng Nhật Bản và Hàn Quốc. Số lao động đi Malaysia nhiều hơn Đài Loan là do chi phí đi Malaysia thấp hơn khoảng 25 triệu đồng/ ngƣời, trong khi Đài Loan tới 100 – 120 triệu đồng/ngƣời.

Bảng 4.3 Mức độ chênh lệch số lao động xuất khẩu theo thị trƣờng giai đoạn 2010 – 2012 Thị trƣờng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2010 - 2011 2011 - 2012 +/- % +/- % Nhật Đăng ký 350 378 365 28 8.00 (13) (3.44) Trúng tuyển 195 200 220 5 2.56 20 10.00 Xuất cảnh 170 180 188 10 5.88 8 4.44 Hàn Quốc Đăng ký 457 436 474 (21) (4.60) 38 8.72 Trúng tuyển 360 358 250 (2) (0.56) (108) (30.17) Xuất cảnh 340 300 232 (40) (11.76) (68) (22.67) Đài Loan Đăng ký - 30 45 - - 15 50.00 Trúng tuyển - 13 16 - - 3 23.08 Xuất cảnh - 13 16 - - 3 23.08 Malaysia Đăng ký 15 10 26 (5) (33.33) 16 160.00 Trúng tuyển 8 10 24 2 25.00 14 140.00 Xuất cảnh 5 7 24 2 40.00 17 242.86

Nguồn:Phòng thị trường việc làm

Bảng 4.4 Số lao động xuất khẩu theo thị trƣờng, 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: ngƣời Thị trƣờng 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch

Tuyệt đối Tƣơng đối

Hàn Quốc 42 24 (18) (42,86)

Nhật Bản 20 97 77 385,00

Đài Loan 15 12 (3) (20,00)

Malaysia 17 10 (7) (41,18)

Tổng cộng 94 143 49 52,13

Nguồn:Phòng thị trường việc làm

Năm 2013, Trung tâm đặt chỉ tiêu đƣa ít nhất 500 lao động xuất cảnh làm việc nƣớc ngoài. Tuy nhiên, tình hình đƣa lao động đi xuất khẩu của trung tâm gặp nhiều khó khăn, dự kiến không hoàn thành mục tiêu. Trong 6 tháng đầu năm 2013, có 310 lao động đến đăng ký đi lao động ngoài nƣớc tại Trung tâm GTVL Vĩnh Long, trong đó có 270 lao động đăng ký đi Nhật, chiếm 87,1% và không có lao động đăng ký đi Hàn Quốc. Trong tổng số lao động đến đăng ký, có 153 lao động trúng tuyển, và đƣa đi xuất cảnh 143 ngƣời, đặt 28,6% so với mục tiêu đề ra. Nguyên nhân số lao động đến đăng ký tại Trung tâm thấp là do thi trƣờng Hàn Quốc đã bị đóng cửa từ giữa tháng 6 năm 2012 vì lí do lao động Việt Nam hết hạn hợp đồng không chịu về nƣớc, cƣ trú bất hợp pháp trên nƣớc Hàn nên phía họ đã ngƣng chƣơng trình EPS đối với Việt Nam. Số lao động đi xuất cảnh đƣợc 24 ngƣời là do đây là những lao động trung thành, chấp hành tốt pháp luật, đƣợc phía các công ty Hàn Quốc cho phép đƣợc quay trở lại làm việc. Thị trƣờng Hàn Quốc ngƣng tuyển, một số lao động có nguyện vọng đi Hàn Quốc chuyển sang đi Nhật Bản. Nhƣng Nhật Bản đòi hỏi khắc khe hơn, một số lao động không đạt yêu cầu, nên số hồ sơ đăng ký thấp. Đối với thị trƣờng Đài Loan, do có thông tin tăng mức lƣơng cơ bản đối với NLĐ nƣớc ngoài nên số lao động đăng ký đi Đài Loan có khởi sắc, tuy nhiên vẫn còn khá thấp. Bên cạnh việc tăng lƣơng, Ủy ban lao động Đài Loan cũng thông qua việc điều chỉnh tăng thêm 3 ngành đƣợc nhận lao động nƣớc ngoài và 6 ngành đƣợc điều chỉnh tăng hạn ngạch tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 50 - 53)