MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU LAO

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 93 - 99)

5.1 MỤC TIÊU XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH VĨNH LONG 5.1.1 Mục tiêu chung 5.1.1 Mục tiêu chung

Tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ, sức khoẻ, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tác phong công nghiệp để xuất khẩu lao động, nhằm nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, thu hút ngoại tệ cho địa phƣơng, góp phần giảm hộ nghèo, tăng hộ giàu, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

5.1.2 Mục tiêu cụ thể

Chỉ tiêu XKLĐ: Giai đoạn 2014 – 2015, phấn đấu xuất khẩu ít nhất

1.000 lao động sang làm việc ở nƣớc ngoài bình quân mỗi năm xuất khẩu ít nhất 500 lao động.

Thị trƣờng XKLĐ: Giai đoạn 2014 - 2015, có khoảng 80% lao động

sang làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia. Mở rộng thị trƣờng xuất khẩu lao động sang Liên bang Nga, Dubai, Lybia, UEA, Macao, Trung Đông…, trong đó chú trọng các thị trƣờng có thu nhập cao nhƣ Singapore, Canada, Đức,…

Cơ cấu ngành nghề đào tạo phục vụ cho XKLĐ: Chú trọng đào tạo

nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật cho ngƣời lao động thuộc các ngành nghề may mặc, điện, điện tử, xây dựng, cơ khí, hộ lý, y tá, điều dƣỡng, công nghệ ô tô, kỹ thuật nông, lâm, ngƣ nghiệp,... để đƣa ngƣời lao động đi làm việc tại các thị trƣờng có thu nhập cao.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH VĨNH LONG ĐỘNG CỦA TỈNH VĨNH LONG

Củng cố giữ vững thị trường truyền thống, phát triển mở rộng thị trường mới

Các doanh nghiệp cần chủ động mở rộng thị trƣờng xuất khẩu lao động thông qua việc phối hợp với Bộ LĐTBXH qua các chuyến thăm hữu nghị giữa các quốc gia. Phối hợp với các cơ quan đại diện Việt Nam tại nƣớc ngoài trong việc quản lý NLĐ. Xậy dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp giàu trình độ trong giao tiếp, nghiên cứu thị trƣờng nƣớc ngoài, nhằm tìm kiếm các đối tác uy tín. Bên cạnh đó, cần thận trọng trong đàm phán ký kết hợp đồng, thẩm định kỹ các đơn hàng nƣớc ngoài trƣớc khi thông báo đại trà tuyển dụng lao

động. Đẩy mạnh quảng cáo hình ảnh lao động Việt Nam ra thị trƣờng nƣớc ngoài.

Trung tâm GTVL cần khai thác tối đa nhu cầu lao động tại các thị trƣờng truyền thống nhƣ Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Bên cạnh đó, đẩy mạnh khai thác nhu cầu lao động trong các lĩnh vực và các nghề mới trong lĩnh vực y tế, dịch vụ,…Nghiên cứu phát triển thị trƣờng mới ở Châu Âu, đồng thời củng cố các thị trƣờng truyền thống thông qua việc triển khai các biện pháp ngăn ngừa lao động bỏ hợp đồng, lao động hết hạn hợp đồng không về nƣớc, ở lại làm việc bất hợp pháp.

Nâng cao chất lượng nguồn lao động, chú trọng công tác tuyển chọn, giáo dục định hướng cho NLĐ

Chủ động nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu. Tỉnh cần có chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực tham gia XKLĐ. Trên cơ sở đánh giá nhu cầu lao động của từng thị trƣờng theo ngành nghề, giới tính, chuyên môn kỹ thuật,…và khả năng đáp ứng các nhu cầu đó đối với lao động của tỉnh, xây dựng đề án XKLĐ cho từng thị trƣờng cụ thể từ đó đƣa ra các chính sách hỗ trợ kinh phí cho NLĐ học nghề và ngoại ngữ nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn lao động xuất khẩu. Cần đẩy mạnh việc thực hiện “ Đề án xuất khẩu lao động của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015”, nhất là việc đầu tƣ các trang thiết bị máy móc hiện đại cho Trung tâm GTVL Vĩnh Long và Trƣờng Trung cấp nghề Vĩnh Long, chƣơng trình giảng dạy tiên tiến, đội ngũ giáo viên có trình độ cao để đào tạo lao động đáp ứng tốt nhu cầu thị trƣờng nƣớc ngoài.

Tăng cường đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hướng, xem đó là khâu then chốt quyết định đến chất lƣợng lao động xuất khẩu. Vì vậy, cần tổ chức tốt việc đào tạo lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của đối tác nƣớc ngoài. Đây là công tác trọng tâm, là vấn đề phức tạp, trong đó, mấu chốt phải xây dựng đƣợc chiến lƣợc đào tạo toàn diện đặt biệt là đào tạo nghề, dạy ngoại ngữ và giáo dục định hƣớng bám sát yêu cầu thị trƣờng lao động quốc tế.

Việc đào tạo nghề đƣợc tổ chức bài bản trên cơ sở hệ thống đào tạo nghề quốc gia, đổi mới phƣơng pháp dạy tiên tiến, gắn với kiến thức và tay nghề khi lao động tốt nghiệp. Bằng cấp tốt nghiệp đƣợc cấp theo mẫu mới nhất theo quy định của Bộ, cấp bằng đáp ứng thị trƣờng nƣớc ngoài đƣợc quốc tế chấp nhận.

Việc dạy ngoại ngữ phải tiến hành song song và lồng ghép với dạy nghề, chƣơng trình giảng dạy nghề. Chƣơng trình giảng dạy cần có tính kế thừa nền tảng kiến thức của bậc THPT, phải có thời lƣợng và chƣơng trình

theo từng đối tƣợng để NLĐ sau khi kết thúc khoa học có đủ khả năng giao tiếp và sớm hoà nhập vào xã hội nƣớc tiếp nhận.

Nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, nhận thức về ý nghĩa và mục đích đi làm việc nước ngoài của lao động. Cần phối hợp với các tổ chức đoàn thể, đài truyền hình, hệ thống các đài truyền thanh huyện thị trong tỉnh,…nhằm tăng cƣờng công tác thông tin tuyên truyền giúp NLĐ nâng cao hiểu biết về pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến XKLĐ hình thành ý thức chấp hành pháp luật tự giác của lao động khi làm việc ở nƣớc ngoài, Đồng thời qua đó, lao động sẽ hiểu biết rõ hơn tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ, rèn luyện sức khoẻ, tác phong công nghiệp ý thức kỷ luật khi sống và làm việc nƣớc ngoài. Xây dựng cẩm nang hƣớng dẫn ngƣời lao động điều kiện, quy trình đi, giới thiệu nền văn hoá các nƣớc, những điểm nổi bật trong chính sách pháp luật các thị trƣờng các nƣớc,…để NLĐ có thêm thông tin, kiến thức một cách nhanh nhất, đặc biệt là những lao động ở vùng nông thôn, ngƣời dân tộc thiểu số.

Chú trọng đến phẩm chất đạo đức của NLĐ, cƣơng quyết loại trừ những học viên kém phẩm chất để hạn chế vi phạm hợp đồng, làm ảnh hƣởng đến uy tín của lao động Việt Nam trên thị trƣờng lao động quốc tế. Cung cấp cho NLĐ những thuận lợi khó khăn trong môi trƣờng làm việc ở nƣớc ngoài giúp lao động không ảo tƣởng trong công việc và lối sống. Động viên tinh thần NLĐ, làm việc và thực hiện tốt hợp đồng đã ký, không tự ý bỏ việc, cƣ trú bất hợp pháp.

Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, giữ mối liên hệ thường xuyên với gia đình NLĐ

Tổ chức thông tin về xuất khẩu lao động định kỳ thàng tháng trên Báo Vĩnh Long, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, hệ thống đài truyền thanh huyện thị, trang web, mạng xã hội, các trƣờng THPT, CĐ - ĐH, Trung Cấp nghề,… để mọi ngƣời dân và ngƣời lao động trong tỉnh hiểu đúng, đầy đủ và kịp thời yêu cầu tuyển chọn lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về xuất khẩu lao động, về thực trạng ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài và sau khi về nƣớc. Qua đó, NLĐ sẽ chủ động học tập, nâng cao kiến thức tay nghề, ngoại ngữ đáp ứng thị trƣờng lao động quốc tế và tự quyết định việc đi làm việc nƣớc ngoài của mình. Nội dung thông tin phải chính thức, chính xác, đầy đủ, kịp thời, tránh phóng đại, mập mờ gây khó hiểu cho NLĐ làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của NLĐ khi ra làm việc tại nƣớc ngoài.

Mời các công ty xuất khẩu lao động đến Vĩnh Long để trực tiếp tuyển chọn lao động giao lƣu, tiếp xúc thông qua Sàn giao dịch việc làm để tạo sự thông hiểu giữa các bên và xúc tiến quan hệ xuất khẩu lao động.

Lựa chọn nhiều điển hình lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài đạt hiệu quả kinh tế, thực sự có tích lũy, trả nợ vay đúng thỏa thuận để tuyên truyền rộng rãi trong dân, bên cạnh đó cũng nêu điển hình những lao động không chí thú làm ăn, vi phạm hợp đồng bị trả về nƣớc trƣớc thời hạn.

Tập huấn cho cán bộ phụ trách xuất khẩu lao động cấp huyện, xã về quy trình và nội dung thông tin, tƣ vấn và tiếp nhận đăng ký đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài, định kỳ hàng tháng chuyển gửi thông tin về xuất khẩu lao động và tuyển lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài cho các địa phƣơng để tổ chức thông tin ra dân bằng nhiều hình thức nhƣ đọc tin trên đài truyền thanh, thông tin báo tại các cuộc họp tổ dân phố, Hội đoàn thể, thông tin khu vực các xã, phƣờng, thị trấn trong toàn tỉnh.

Giữ mối liên hệ với NLĐ và gia đình họ bằng các hình thức nhƣ điện thoại, email, mạng xã hội nhằm tạo sự tin tƣởng đối với lao động cũng nhƣ gia đình họ. Đảm bảo thông tin đƣợc liên tục khi có việc cần phải liên hệ, cũng nhƣ quản lý thông suốt số lao động đang ở nƣớc ngoài của tỉnh.

Chính sách hỗ trợ tài chính và cho NLĐ vay vốn

Tiền dịch vụ: Là khoản chi phí mà lao động nộp cho doanh nghiệp XKLĐ để thực hiện hợp đồng khi ra làm việc nƣớc ngoài. Theo thông tƣ Liên bộ số 16/2007/TTLT – LĐTBXH – BTC ngày 11/07/2007, tiền dịch vụ không quá một tháng lƣơng cơ bản theo hợp đồng một năm làm việc đối với lao động và không quá 1,5 tháng lƣơng đối với sỹ quan, thuyền viên làm việc trên tàu biển, tổng mức tiền dịch vụ không vƣợt quá 3 tháng lƣơng theo hợp đồng/ngƣời/hợp đồng và đƣợc ghi rõ trong hợp đồng. Hiện nay, mức phí nay quá cao đối với NLĐ với các thị trƣờng nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Vì vậy, Trung tâm cần kiến nghị các Đại biểu quốc hội trình chính phủ hoặc đề nghị giảm trong các kỳ họp Quốc hội.

Tiền môi giới: Là khoản phí mà doanh nghiệp trả cho bên môi giới để ký kết hợp đồng cung ứng lao động. Theo thông tƣ số 16/2007/TTLT – LĐTBXH – BTC ngày 11/07/2007, doanh nghiệp XKLĐ đƣợc thu tiền môi giới với mức không vƣợt quá một tháng lƣơng cơ bản theo hợp đồng cho một năm làm việc nhƣng không vƣợt quá mức quy định theo quyết định số 61/2008/QĐ-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH cho từng thị trƣờng và công việc. Quyết định nay nhằm hạn chế chi phí cho NLĐ tránh việc lừa đảo, lạm thu của các doanh nghiệp XKLĐ. Tuy nhiên, thực tế các doanh nghiệp đã “lách luật”

tiến hành thu sai quy định để trục lợi. Khiến NLĐ bị thiệt thòi, tốn kém quá mức. Trung tâm cần nghiên cứu kỹ quy định, chính sách để bảo vệ quyền lợi NLĐ, kiên quyết từ chối các công ty thu quá mức quy định và có báo cáo về Sở LĐTBXH để Sở báo cáo kịp thời lên Bộ LĐTBXH có hƣớng giải quyết, xử lý.

Tiền ký quỹ: bao gồm tiền ký quỹ của NLĐ nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng đƣa lao động đi làm việc nƣớc ngoài. Theo thông tƣ số 21/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH quy định mức trần tiền ký quỹ và thị trƣờng lao động mà doanh nghiệp dịch vụ đƣợc thỏa thuận ký quỹ với ngƣời lao động, nhằm ngăn chặn NLĐ bỏ hợp đồng, hết hạn hợp đồng không chịu về nƣớc, cƣ trú bất hợp pháp trên nƣớc bạn. Trung tâm GTVL cần giới thiệu để NLĐ đƣợc hiểu rõ, và thực hiện nghiêm túc quy định.

Phối hợp và kiến nghị với Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Vĩnh Long và một số ngân hàng khác để đơn giản hoá thủ tục vay vốn Ngân hàng cho các trƣờng hợp có nhu cầu vay đi XKLĐ. Nhằm tạo điều kiện cho các Ngân hàng chuẩn bị nguồn vốn cho vay, cũng nhƣ nghiên cứu mức lãi suất hợp lý nhất.

Liên kết với các công ty XKLĐ có năng lực, uy tín

Rà soát, kiểm tra khả năng liên kết của Trung tâm với các doanh nghiệp XKLĐ, kiên quyết chấm dứt với các công ty không thực hiện tốt chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, cũng nhƣ không làm tốt cam kết đối với NLĐ. Nhằm làm giảm tình trạng thu phí bất hợp pháp, cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp ảnh hƣởng đến quyền lợi của NLĐ. Kiến nghị lên Bộ LĐTBXH nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp XKLĐ để Bộ có phƣơng hƣớng chỉ đạo, giải quyết xử lý vi phạm.

Yêu cầu các doanh nghiệp theo dõi, báo cáo đời sống xã hội của NLĐ ở nƣớc ngoài định kỳ cho Trung tâm đƣợc nắm cũng nhƣ theo dõi NLĐ ở nƣớc ngoài, nhằm có hƣớng giải quyết, liên hệ khi có sự việc phát sinh. Tránh tình trạng NLĐ hết hạn hợp đồng, không chịu về nƣớc, cƣ trú bất hợp pháp.

Kiến nghị các doanh nghiệp XKLĐ mở thêm chi nhánh tại Đồng bằng sông Cửu Long, để tăng cƣờng và phát triển XKLĐ.

Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực XKLĐ

Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đƣa NLĐ đi làm việc ở nƣớc ngoài. Công tác thanh tra phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, kịp thời nhằm biểu dƣơng các doanh nghiệp có đóng góp tích cực đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm túc, triệt để các công ty có hành vi vi phạm. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra XKLĐ góp

phần tăng cƣờng công tác quản lý của Nhà nƣớc, ngăn chặn tình trạng cƣ trú bất hợp pháp của lao động Việt Nam.

Tiền hành mở tài khoản Ngân hàng cho NLĐ trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài nhằm quản lý và theo dõi đƣợc lƣợng ngoại tệ chuyển vào nƣớc ta, và bảo vệ quyền lợi tài chính ngƣời lao động khi họ biết đƣợc tiền của họ đƣợc bảo vệ và chuyển về nƣớc an toàn, qua đó NLĐ có thể giúp đỡ ngƣời nhà gặp khó khăn khi họ còn làm việc ở nƣớc ngoài.

Trung tâm cần kiến nghị Sở LĐTBXH ban hành chính sách giải quyết việc làm, khen thƣởng cho lao động hoàn thành hợp đồng về nƣớc đúng hạn. Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng chính sách và Ngân hàng nông nghiệp nhằm giúp NLĐ đƣợc vay vốn đi làm việc nƣớc ngoài nhằm tạo điều kiện tài chính tốt nhất để NLĐ có thể an tâm đƣợc đi XKLĐ.

Hình 5.1 Lao động Việt Nam may mặc tại Hàn Quốc

Chƣơng 6:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động tỉnh vĩnh long (Trang 93 - 99)