Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị thương hiệu siêu thị big c đối với người tiêu dùng tại quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 27 - 28)

2.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập trong nghiên cứu là các số liệu thống kê về

số lượng siêu thị, số mặt hàng, sốlượng lao động, giá trị phần trăm thống kê, số vốn đầu tư, diện tích khuôn viên,... được thu thập từ các nguồn thông tin có sẵn như: sách, báo, tạp chí, internet, các nghiên cứu khoa học,... có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Việc thu thập dữ liệu thứ cấp

được tiến hành liên tục và song song trong quá trình nghiên cứu để bài viết luôn mang tính hiện đại và hệ thống.

2.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua 150 bảng câu hỏi bằng cách phỏng vấn trực tiếp tùng người tiêu dùng đang sinh sống, làm việc quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

vPhương pháp chọn mẫu nghiên cứu wXác định tổng thể:

Siêu thị Big C là một thương hiệu nổi tiếng trong ngành bán lẻ với quy mô lớn, xâm nhập vào thị trường Việt Nam đã một thời gian khá lâu và quen thuộc đối với tất cả mọi người, kinh doanh và phục vụ cho mọi đối tượng ở

17

các lứa tuổi khác nhau, mọi gia đình và mọi tầng lớp xã hội trên khắp cảnước. TP Cần Thơ là thịtrường mà Big C chỉ mới vừa xâm nhập trong một năm trở

lại đây, nhưng tầm ảnh hưởng cũng như sức lan tỏa của thương hiệu này là khá lớn không chỉ tại địa bàn kinh doanh mà còn ở các thị trường lân cận.

Nhưng do những hạn chế thời gian, nhân lực cũng như chi phí thực hiện nên tác giả chỉ giới hạn tổng thể nghiên cứu là các khách hàng đang sinh sống và làm việc trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.

wPhương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để dễ dàng tiếp cận với đáp viên, giúp cho việc thu thập dữ liệu được tiến hành nhanh chóng.

wPhương pháp xác định cỡ mẫu sĐộ biến động dữ liệu: V= p(1-p) sĐộ tin cậy (a)

s Tỉ lệ sai số (MOE)

Trong thực tế nhà nghiên cứu thường sử dụng độ tin cậy 95% (hay a = 5% Þ Za/2 = Z2,5% = 1,96), và sai số cho phép là 10%, vậy với giá trị p = 0,5 ta có cỡ mẫu n tối đa được xác định như sau:

n = 2 2 / 2 )] 1 ( [ a Z MOE p p - (với p = 0.5) Þ n = (1,96)2 *(0.25) / (0.1)2≈ 96

Cỡ mẫu được chọn ít nhất là 96 vì cỡ mẫu này đã thuộc mẫu lớn (n > 30) tiệm cận phân phối chuẩn đểđảm bảo tính suy rộng cho tổng thể.

Đối tượng nghiên cứu là những khách hàng mua sắm tại siêu thị Big C sinh sống và làm việc tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Theo Hair (1998) thì

mẫu nghiên cứu tốt nhất là ít nhất 5 mẫu trên một biến quan sát thì mới có thể

phân tích nhân tố khám phá (EFA) tốt. Sau khi nghiên cứu định tính, nghiên cứu này gồm có 23 biến quan sát được đưa vào nghiên cứu định lượng chính thức. Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với 150 bảng câu hỏi

được phát ra và tiến hành phát bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp từng người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị thương hiệu siêu thị big c đối với người tiêu dùng tại quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)