Sau khi khảo sát 135 mẫu bao gồm những thông tin vềhành vi cũng như
những thói quen mua sắm tại siêu thị như: tần suất đi siêu thị trên tuần, chi tiêu trung bình cho mỗi lần đi siêu thị, siêu thịđược lựa chọn thường xuyên để
mau sắm, yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn siêu thị thời gian đi siêu thị cũng như kênh thông tin nhận được từ siêu thị thì thông tin nhận được được thống
kê như sau:
Bảng 4.2: Hành vi mua sắm siêu thị của người tiêu dùng tại quận Ninh Kiều TP. Cần Thơ Tên biến Các lựa chọn Tần số (mẫu) Tỷ lệ (%) Tần suất đi siêu thị trên tháng Từ1 đến 3 lần 50 37,0 Từ4 đến 7 lần 64 47,4 Từ 8 lần trở lên 21 15,6
Mức chi tiêu trung bình cho mỗi lần đi siêu thị <= 200.000 đồng 56 41,5 Trên 200.000 đến 500.000 đồng 63 46,7 Trên 500.000 16 11,9 Siêu thịthường xuyên mua sắm nhất Big C 60 44,4 Co.op Mart 59 43,7 Metro 9 6,7 Maximart 3 2,2 Vinatex mart 4 3,0 Yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn siêu thị Thương hiệu nổi tiếng uy tín 8 5,9 Chất lượng dịch vụ khách hàng tốt 10 7,4
Giá cả hàng hóa cạnh tranh 42 31,1
Chất lượng hàng hóa tốt 17 12,6
Thuận tiện cho mua sắm 20 14,8 Không gian thoải mái, hiện đại 12 8,9 Có nhiều chương trình khuyến
41 Các lựa chọn Tần suất (mẫu) Tỷ lệ (%)
Nhân viên phục vụ tận tình chu
đáo 2 1,5
Khác 1 0,7
Thời gian trong ngày
thường đi siêu thị
Big C
Buổi sáng từ8h đến 11h30 2 1,5 Giữa trưa sau 11h30 đến 1h30 12 8,9
Chiều sau 1h30 đến 17h 5 3,7
Rạng tối từsau 17h đến 19h 34 25,2
Tối từsau 19h đến 21h 81 60,0
Khác 1 0,7
Thời gian trong tuần
thường đi siêu thị
Big C Thứ 7 62 45,9 Chủ nhật 56 41,5 Các ngày khác trong tuần. 17 12,6 Mục đích đi siêu thị Big C Mua sắm 89 65,9
Vui chơi giải trí 16 11,9
Ăn uống 17 12,6
Tham quan 12 8,9
Khác 1 0,7
Kênh thông tin
thường nhận được nhất từ Big C Ti vi 1 0,7 Báo, tạp chí 7 5,2 Internet 8 5,9 Tờrơi 60 44,4 Các poster ngoài trời 7 5,2 Các quảng cáo tại siêu thị 22 16,3 Bạn bè người thân 28 20,7 Khác 2 1,5
42
Về tần suất đi siêu thị trên tháng, có 50 đáp viên trả lời là từ1 đến 3 lần (chiếm 37,0%), từ4 đến 7 lần là 64 đáp viên (chiếm 47,4%), và từ 8 lần trở lên
có 21 đáp viên (chiếm 15,6%). Vì thói quen đi siêu thị của người dân quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ là không thường xuyên và việc mua sắm cho sinh hoạt hàng ngày còn phụ thuộc nhiều vào các chợ truyền thống nên tần suất đi
siêu thị của khách hàng ở thịtrường cũng đa số là ít lần.
Về mức chi tiêu trung bình cho mỗi lần mua sắm tại siêu thị, không quá
200.000 đồng chiếm 41,5% tương ứng 56 đáp viên, trên 200.000 đồng đến
500.000 đồng chiếm 46,7 % tương ứng 63 đáp viên, trên 500.000 đồng chiếm 11,9 % tương ứng với 16 đáp viên. Nhìn chung, mức chi tiêu trung bình cho mỗi lần đi mua sắm tại siêu thị chiếm đa số ở mức từ trên 200.000 đến
500.000 đồng vì theo thống kê thu nhập trung bình hàng tháng của khách hàng tại địa bàn này là phần lớn trong khoảng thu nhập trung bình và trung bình khá nên mức chi tiêu đa số nằm ở mức trung bình là hoàn toàn hợp lý.
Về siêu thị được lựa chọn thường xuyên mua sắm nhất, thì chiếm cao nhất là siêu thị Big C chiếm 44,4% và Co.op mart với 43,7% tương ứng 60 va 59 mẫu. Kếđến là Metro với 6,7% (chiếm 9 mẫu). Maximart và Vinatext mart lần lượt là 2,2% (3 mẫu) và 3% (4 mẫu). Có thể nói tại thị trường quận Ninh Kiều TP. Cần Thơ, thì Co.op mart là một thương hiệu rất mạnh, đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng và dẫn đầu thị trường này và đã từ lâu chiếm được lòng tin, sựưa chuộng của khách hàng vì thế việc khách hàng lựa chọn Co.op mart là siêu thị thường xuyên để mua sắm cũng là điều hợp lý, tuy chỉ mới xâm nhập thị trường tại Cần Thơ chỉ hơn một năm, nhưng do Big C là một
thương hiệu đã khá nổi tiếng trong nước và thế giới với nhiều chiến lược cạnh tranh dẫn đầu. Ngoài ra, với tâm lý sính ngoại của người dân tại thịtrường này thì việc mau chóng chấp nhận và ưa chuộng thương hiệu Big C của khách hàng là điều dễ hiểu. Mặc khác, do chưa có nhiều điểm khác biệt nổi trội trong
thương hiệu và không có lợi thế cạnh tranh cao trong thịtrường bán lẻ tại Cần
Thơ, nên những ông lớn khác như Metro, Vinatex mart, Maximart,... dù đã tồn tại từ rất lâu tại thịtrường này và nổi tiếng và khá phát triển ở những nơi khác nhưng khi có sự chuyển biến của thị trường như có sự xâm nhập của các ông lớn khác thì các thương hiệu này lại dần mất ưu thế và sựưa chuộng của người
tiêu dùng nơi đây vì thế sự thường xuyên mua sắm tại những siêu thị này không cao.
Về yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn siêu thị để mua sắm, thì yếu tố được nhiều người lựa chọn nhất đó chính là giá cả hàng hóa cạnh tranh với 42 mẫu (chiếm 31,1%), tiếp theo là yếu tố có nhiều chương trình khuyến mãi ưu đãi có 23 mẫu (chiếm 17,0%), thuận tiện cho mua sắm chiếm 14,8% (tương
43
ứng 20 mẫu), yếu tố chất lượng hàng hóa chiếm 12,6% (17 mẫu), yếu tố không gian thoải mái hiện đại chiếm 8,9% (12 mẫu), yếu tố chất lượng dịch vụ khách hàng chiếm 7,4% (có 10 mẫu), thương hiệu nổi tiếng uy tín là 8 mẫu (chiếm 5,9%), nhân viên phục vụ nhiệt tình chu đáo chiếm 1,5 % (2 mẫu), và yếu tố
khác là 1 mẫu (chiếm 0,7%). Có thể nói, trong ngành bán lẻ thì giá cả cạnh tranh có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định lựa chọn của khách hàng vì, khi mua sắm và tiêu dùng với những chi phí như nhau đối với việc đi siêu thị thì việc so sánh giá cả quyết định khá lớn đến quyết định lựa chọn. Các yếu tố kế
tiếp cũng quan trọng không kém là chương trình ưu đãi, khuyến mãi, việc thuận tiện cho mua sắm, chất lượng hàng hóa, các yếu tố này có thể nói là yếu tố xúc tác và điều kiện cần cho sự thu hút khách hàng của mỗi siêu thịlà cơ sở để các siêu thị đưa ra chiến lược cạnh tranh cho thương hiệu mình. Còn các yếu tố còn lại như chất lượng dịch vụ, nhân viên phục vụ, không gian,... thì đối với thị trường này, các siêu thị cung cấp gần như tương đương nhau... mà đó cũng là những yếu tố không quá quan trọng đối với hình thức bán lẻ tự chọn
như siêu thị.
Về thời gian thường đi siêu thị Big C trong tuần, thì phần lớn mẫu thu
được là lựa chọn thứ 7 chiếm 45,9 % và chủ nhật chiếm 41,5% tương ứng lần
lượt là 62 mẫu và 56 mẫu. Còn lại là các ngày khác trong tuần với 12,6% chiếm 17 mẫu. Và về thời gian trong ngày thường đi siêu thị Big C thì chiếm
đa số mẫu là thời gian buổi tối sau 19h đến 21h chiếm 60,0 % ( tương ứng 81 mẫu), rạng tối từ sau 17h đến 19h chiếm 25,2% (có 34 mẫu), còn lại là buổi sáng từ8h đến 11h30, giữa trưa 11h30 đến 1h30, và chiều sau 1h30 đến 17h và thời gian khác lần lượt là 1,5%, 8,9%, 3,7% và 0,7%. Nhìn chung, thời gian
đi mua sắm của khách hàng chủ yếu vào những thời gian rãnh ngoài giờ làm việc và giờ hành chính, như vào thứ 7, chủ nhật, và vào buổi tối hoặc rạng tối sau 17h. Vì thế đây là thời điểm tốt nhất để phát triển các chiến lược và
chương trình tiếp thị nhằm thu hút và kích thích khách hàng mua sắm cũng như phát triển và quảng bá thương hiệu cho siêu thị.
Với mục đích đi siêu thị Big C, chiếm cao nhất 89 mẫu là mua sắm (chiếm 65, 9%), nhưng mặc khác đối với hình thức trung tâm thương mại và
đại siêu thị như Big C tạo nên sự đa dạng các hình thức, và dịch vụ mua sắm thì mục đích mua sắm không phải là mục đích duy nhất mà còn với các mục
đích như vui chơi giải trí chiếm 11,9 % (chiếm 16 mẫu), ăn uống chiếm 12,6% (17 mẫu), tham quan chiếm 8,9% (12 mẫu) và các mục đích khác chiếm 0,7% (1 mẫu). Vì thếđây có thể nói phát triển theo mô hình trung tâm thương mại
và đại siêu thị tạo nên sự khác biệt và dẫn đầu của thương hiệu Big C trong thị trường này.
44
Về kênh thông tin thường xuyên nhận được từ Big C, chiếm tỷ lệ cao nhất thông qua tờ rơi chiếm 44,4% (tương ứng với 60 mẫu), từ bạn bè người thân chiếm 20,7 % (tương ứng với 28 mẫu), thông qua các hình thức quảng cáo ngay tại siêu thị chiếm 16,3% (22 mẫu), và còn lại là thông qua internet (5,9%), báo tạp chí (5,2%), poster ngoài trời (5,2%), truyền hình (0,7%) và các
kênh khác (1,5%). Đối với ngành bán lẻ siêu thị kênh thông tin quảng bá
thương hiệu cũng như sản phẩm phổ biến nhất vẫn là tờ rơi, một hình thức quảng cáo không tốn chi phí quá cao, nhưng lại cung cấp nhiều thông tin cho khách hàng, và mang lại hiệu quả cao, kế tiếp là hình thức quảng cáo tại siêu thị và bạn bè người thân đây là hai hình thức có thể nói cũng khá hiệu quả và mang tính cộng hưởng mạnh đối với những thương hiệu đã nổi tiếng như Big C nên lượng khách hàng nhận được thông tin từcác kênh này cũng tương đối lớn. Còn lại các kênh mang lại nhiều thông tin, và truyền đạt thông tin một
cách sinh động hiệu quả như truyền hình, báo tạp chí, internet và poster thì ít
được sử dụng và ít gây được chú ý do tính chất ngành bán lẻ và các yếu tố thị trường cần thơ làm các hình thức quảng bá này gần như bị loãng.