Những thành tựu trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu siêu

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị thương hiệu siêu thị big c đối với người tiêu dùng tại quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 46)

thương hiệu siêu thị Big C

Ngày 12/11/2008 Trung tâm đào tạo và sản xuất thực phẩm tươi sống Big C vinh dự nhận được Chứng nhận HACCP. Việc trang bị HACCP cho

phép đảm bảo an toàn vệ sinh cho các mặt hàng thực phẩm tươi sống do Big C sản xuất dưới sự giám sát thường xuyên của chuyên gia trong lĩnh vực, đảm bảo đem lại thực phẩm an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng. Năm 2009 tiếp tục duy trì chứng nhận HACCP theo tiêu chuẩn HACCP CODEX REV4:2003

Ngày 3/3/2012, hệ thống siêu thị Big C Việt Nam đã đoạt giải Nhất về

Quản lý năng lượng sáng tạo, độc đáo và giải Khuyến khích Tòa nhà mới và hiện có cho siêu thịBig C Vĩnh Phúc trong cuộc thi Quản lý năng lượng trong công nghiệp và tòa nhà 2011 do Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia

36

và sử dụng năng lượng hiệu quả - Bộ Công thương tổ chức. Đây là lần thứ 2 Big C nhận được giải thưởng ý nghĩa này.

Với định hướng trở thành doanh nghiệp công dân gương mẫu, bên cạnh những kế hoạch kinh doanh sôi động, Big C luôn quan tâm đến các vấn đề xã hội mang tính chất toàn cầu như tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường...,

được thể hiện rõ nét qua các chính sách, hoạt động cũng như các giải pháp Big

C đang áp dụng. Bởi vậy, hai giải thưởng trong cuộc thi Quản lý năng lượng trong công nghiệp và tòa nhà là sự ghi nhận của chính phủ và cộng đồng về

những nỗ lực không ngừng của Big C trong việc sử dụng điện năng hiệu quả, phát triển bền vững, hướng tới một nền kinh tế "xanh", thân thiện với môi

trường, góp phần tạo dựng một thương hiệu “xanh”, thân thiện và quen thuộc với người tiêu dùng.

Từ năm 2010, Big C đã đồng hành cùng Festival Huế với cuộc thi Miss Áo dài Big C Việt Nam và một số hoạt động khác được tổ chức bên lề lễ hội.

Ngày 30/11/2012, tại Hà Nội, theo công bố xếp hạng Top 1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam năm 2012 - V1000, 3 công ty thuộc Hệ thống siêu thị Big C là EBT, EBA và EBD đã vinh dự được nhận giải thưởng nhờ có đóng góp về thuế thu nhập lớn nhất vào ngân sách quốc gia. Bảng xếp hạng 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam

năm 2012 do công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Tạp chí Thuế, Tổng Cục Thuế và Báo Viet Nam Net tổ chức; nhằm mục đích tôn vinh và khuyến khích các doanh nghiệp có mức nộp thuế

thu nhập doanh nghiệp cao và có ý thức tuân thủ tốt chính sách, pháp luật về

thuế.

Ngày 14/12/2012, tại Hà Nội, Hệ thống Siêu thị Big C đã vinh dự nhận Bằng khen của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vì đã có thành

tích xuất sắc trong 03 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên

dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2010 – 2012. Đây là Hội nghị sơ kết 3 năm

triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2010 – 2012 do Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động tổ chức nhằm

đánh giá tình hình, kết quả triển khai thực hiện và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện trong thời gian tới, biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện Cuộc vận động.Đến nay, 95% hàng hóa kinh doanh tại Big C là hàng sản xuất trong nước. Big C còn tích cực đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa thông qua việc tham

gia các chương trình bán hàng lưu động do các Sở Công Thương các tỉnh thành tổ chức. Bên cạnh đó, Big C còn tổ chức nhiều hội thảo kết nối các nhà

37

sản xuất tại địa phương, quảng bá hàng Việt ra nước ngoài thông qua hoạt

động xuất khẩu, hội thảo xúc tiến thương mại, … Với những kế hoạch hành

động cụ thể, thiết thực và hiệu quả, Big C tự hào đã đóng góp cho thành công

của Cuộc vận động, từng bước đưa việc lựa chọn hàng Việt trở thành một thói quen, một nét đẹp văn hóa của người tiêu dùng Việt.

Ngày 23/12/2012, tại TP .HCM, hệ thống siêu thị Big C đã vinh dự nhận giải thưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích nhất 2012” và giải thưởng

“Thương hiệu Vàng được bình chọn 5 năm liên tiếp” do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức và trao tặng. Là một trong những giải thưởng kinh tế thường

niên, có uy tín trong nước, giải thưởng “Thương hiệu Việt được yêu thích”

nhằm tôn vinh những doanh nghiệp có nhiều nỗ lực xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế và xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam. Các thương hiệu Việt được nhận giải thưởng lần này đã trải qua 2 vòng bình chọn từ độc giả

báo Sài Gòn Giải Phóng qua kết quả phiếu bình chọn và điều tra nghiên cứu thịtrường.

Ngày 16/3/2013, tại Hà Nội, hệ thống siêu thịBig C đã vinh dự nhận giải

thưởng Rồng Vàng 2012. Đây là giải thưởng thường niên do Thời báo Kinh tế

Việt Nam phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ

chức và trao tặng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Giải thưởng Rồng Vàng là sự ghi nhận của chính phủ và

các cơ quan truyền thông, báo chí đối với những đóng góp tích cực cho nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy cơ hội đầu tư, giao thương quốc tế của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Big C là 1 trong 73 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam vinh dự được nhận giải

thưởng Rồng Vàng năm 2012. Đây là lần thứ 5 liên tiếp Big C nhận giải

38

CHƯƠNG 4

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊTHƯƠNG HIỆU SIÊU THỊ BIG C

4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU KHẢO SÁT 4.1.1 Thông tin chung của đáp viên

Bài nghiên cứu có 150 bảng câu hỏi khảo sát được tác giả phát ra. Sau khi loại bỏ những bảng câu hỏi không đạt yêu cầu, tác giảđã thu được bộ số

liệu thứ cấp với số lượng 135 mẫu. Khi khảo sát 135 đáp viên này về các

thông tin như giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, khoảng cách từ nơi ở đến siêu thị Big C thông tin được như sau:

Về giới tính, tỷ lệ đáp viên nữ chiếm 56,3%, nam là 43,7%. Số đáp viên

lần lượt là 76 và 59. Đối với công việc đi mua sắm tại siêu thị thì khách hàng là nữ thường xuyên hơn vì thế tỷ lệđáp viên là nữ chiếm đa số, và tỷ lệ này là tỷ lệ phù hợp và được chấp nhận.

Vềđộ tuổi, có 60 đáp viên (chiếm 44,4%) từ 18 đến dưới 24,32 đáp viên

(chiếm 23,7%) từ 25 đến dưới 31, Từ 32 đến 38 tuổi có 22 đáp viên chiếm 16,3%. Từ39 đến 45 có 9 đáp viên chiếm 6,7% và từ 46 tuổi trởlên có 12 đáp

viên chiếm 8,9%.

Về nghề nghiệp, nhân viên có 36 đáp viên (chiếm 26,7%), công nhân có

5 đáp viên (chiếm 3,7%), tựkinh doanh có 20 đáp viên (chiếm 14,8%), công chức viên chức có 25 đáp viên (chiếm 18,5%), sinh viên có 42 đáp viên

(chiếm 31,1%), và ngành nghềkhác là 7 đáp viên (chiếm 5,2%).

Về thu nhập hàng tháng, có 13 đáp viên có thu nhập dưới 2 triệu (chiếm

9,6 %), có 53 đáp viên có thu nhập từ 2 triệu đến dưới 4 triệu (chiếm 39,3%),

có 41 đáp viên có thu nhập từ 4 đến dưới 6 triệu (chiếm 30,4%) và có 28 đáp viên có thu nhập từ 6 triêu trở lên.

Về khoảng cách từ nơi ở đến siêu thị Big C, có 27 đáp viên trả lời là khoảng cách không quá 1km (chiếm 20,0%), từ trên 1km đến 3km thì có 62

đáp viên (chiếm 45,9%), từ trên 3km đến 5km thì có 29 đáp viên (chiếm 21,5%) và trên 5km là 17 đáp viên chiếm 12,6%.

39

Bảng 4.1 Thông tin chung của đáp viên

Các biến Các lựa chọn Tần số (người) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 59 43,7 Nữ 76 56,3 Độ tuổi Từ18 đến 24 60 44,4 Từ25 đến 31 32 23,7 Từ31 đến 38 22 16,3 Từ39 đến 45 9 6,7 Từ 46 trở lên 12 8,9 Nghề nghiệp Nhân viên 36 26,7 Công nhân 5 3,7 Tự kinh doanh 20 14,8 Công chức, viên chức 25 18,5 Sinh viên. 42 31,1 Khác 7 5,2 Thu nhập hàng tháng Dưới 2 triệu 13 9,6

Từ 2 triệu đến dưới 4 triệu 53 39,3 Từ 4 triệu đến dưới 6 triệu 41 30,4

Từ 6 triệu trở lên 28 20,7 Khoảng cách từ chỗ ởđến siêu thị Big C <= 1km 27 20,0 Trên 1 km đến 3 km 62 45,9 Trên 3 km đến 5 km 29 21,5 Trên 5 km 17 12,6

40

4.1.2 Hành vi mua sắm tại siêu thị.

Sau khi khảo sát 135 mẫu bao gồm những thông tin vềhành vi cũng như

những thói quen mua sắm tại siêu thị như: tần suất đi siêu thị trên tuần, chi tiêu trung bình cho mỗi lần đi siêu thị, siêu thịđược lựa chọn thường xuyên để

mau sắm, yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn siêu thị thời gian đi siêu thị cũng như kênh thông tin nhận được từ siêu thị thì thông tin nhận được được thống

kê như sau:

Bảng 4.2: Hành vi mua sắm siêu thị của người tiêu dùng tại quận Ninh Kiều TP. Cần Thơ Tên biến Các lựa chọn Tần số (mẫu) Tỷ lệ (%) Tần suất đi siêu thị trên tháng Từ1 đến 3 lần 50 37,0 Từ4 đến 7 lần 64 47,4 Từ 8 lần trở lên 21 15,6

Mức chi tiêu trung bình cho mỗi lần đi siêu thị <= 200.000 đồng 56 41,5 Trên 200.000 đến 500.000 đồng 63 46,7 Trên 500.000 16 11,9 Siêu thịthường xuyên mua sắm nhất Big C 60 44,4 Co.op Mart 59 43,7 Metro 9 6,7 Maximart 3 2,2 Vinatex mart 4 3,0 Yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn siêu thị Thương hiệu nổi tiếng uy tín 8 5,9 Chất lượng dịch vụ khách hàng tốt 10 7,4

Giá cả hàng hóa cạnh tranh 42 31,1

Chất lượng hàng hóa tốt 17 12,6

Thuận tiện cho mua sắm 20 14,8 Không gian thoải mái, hiện đại 12 8,9 Có nhiều chương trình khuyến

41 Các lựa chọn Tần suất (mẫu) Tỷ lệ (%)

Nhân viên phục vụ tận tình chu

đáo 2 1,5

Khác 1 0,7

Thời gian trong ngày

thường đi siêu thị

Big C

Buổi sáng từ8h đến 11h30 2 1,5 Giữa trưa sau 11h30 đến 1h30 12 8,9

Chiều sau 1h30 đến 17h 5 3,7

Rạng tối từsau 17h đến 19h 34 25,2

Tối từsau 19h đến 21h 81 60,0

Khác 1 0,7

Thời gian trong tuần

thường đi siêu thị

Big C Thứ 7 62 45,9 Chủ nhật 56 41,5 Các ngày khác trong tuần. 17 12,6 Mục đích đi siêu thị Big C Mua sắm 89 65,9

Vui chơi giải trí 16 11,9

Ăn uống 17 12,6

Tham quan 12 8,9

Khác 1 0,7

Kênh thông tin

thường nhận được nhất từ Big C Ti vi 1 0,7 Báo, tạp chí 7 5,2 Internet 8 5,9 Tờrơi 60 44,4 Các poster ngoài trời 7 5,2 Các quảng cáo tại siêu thị 22 16,3 Bạn bè người thân 28 20,7 Khác 2 1,5

42

Về tần suất đi siêu thị trên tháng, có 50 đáp viên trả lời là từ1 đến 3 lần (chiếm 37,0%), từ4 đến 7 lần là 64 đáp viên (chiếm 47,4%), và từ 8 lần trở lên

có 21 đáp viên (chiếm 15,6%). Vì thói quen đi siêu thị của người dân quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ là không thường xuyên và việc mua sắm cho sinh hoạt hàng ngày còn phụ thuộc nhiều vào các chợ truyền thống nên tần suất đi

siêu thị của khách hàng ở thịtrường cũng đa số là ít lần.

Về mức chi tiêu trung bình cho mỗi lần mua sắm tại siêu thị, không quá

200.000 đồng chiếm 41,5% tương ứng 56 đáp viên, trên 200.000 đồng đến

500.000 đồng chiếm 46,7 % tương ứng 63 đáp viên, trên 500.000 đồng chiếm 11,9 % tương ứng với 16 đáp viên. Nhìn chung, mức chi tiêu trung bình cho mỗi lần đi mua sắm tại siêu thị chiếm đa số ở mức từ trên 200.000 đến

500.000 đồng vì theo thống kê thu nhập trung bình hàng tháng của khách hàng tại địa bàn này là phần lớn trong khoảng thu nhập trung bình và trung bình khá nên mức chi tiêu đa số nằm ở mức trung bình là hoàn toàn hợp lý.

Về siêu thị được lựa chọn thường xuyên mua sắm nhất, thì chiếm cao nhất là siêu thị Big C chiếm 44,4% và Co.op mart với 43,7% tương ứng 60 va 59 mẫu. Kếđến là Metro với 6,7% (chiếm 9 mẫu). Maximart và Vinatext mart lần lượt là 2,2% (3 mẫu) và 3% (4 mẫu). Có thể nói tại thị trường quận Ninh Kiều TP. Cần Thơ, thì Co.op mart là một thương hiệu rất mạnh, đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng và dẫn đầu thị trường này và đã từ lâu chiếm được lòng tin, sựưa chuộng của khách hàng vì thế việc khách hàng lựa chọn Co.op mart là siêu thị thường xuyên để mua sắm cũng là điều hợp lý, tuy chỉ mới xâm nhập thị trường tại Cần Thơ chỉ hơn một năm, nhưng do Big C là một

thương hiệu đã khá nổi tiếng trong nước và thế giới với nhiều chiến lược cạnh tranh dẫn đầu. Ngoài ra, với tâm lý sính ngoại của người dân tại thịtrường này thì việc mau chóng chấp nhận và ưa chuộng thương hiệu Big C của khách hàng là điều dễ hiểu. Mặc khác, do chưa có nhiều điểm khác biệt nổi trội trong

thương hiệu và không có lợi thế cạnh tranh cao trong thịtrường bán lẻ tại Cần

Thơ, nên những ông lớn khác như Metro, Vinatex mart, Maximart,... dù đã tồn tại từ rất lâu tại thịtrường này và nổi tiếng và khá phát triển ở những nơi khác nhưng khi có sự chuyển biến của thị trường như có sự xâm nhập của các ông lớn khác thì các thương hiệu này lại dần mất ưu thế và sựưa chuộng của người

tiêu dùng nơi đây vì thế sự thường xuyên mua sắm tại những siêu thị này không cao.

Về yếu tố quan trọng nhất để lựa chọn siêu thị để mua sắm, thì yếu tố được nhiều người lựa chọn nhất đó chính là giá cả hàng hóa cạnh tranh với 42 mẫu (chiếm 31,1%), tiếp theo là yếu tố có nhiều chương trình khuyến mãi ưu đãi có 23 mẫu (chiếm 17,0%), thuận tiện cho mua sắm chiếm 14,8% (tương

43

ứng 20 mẫu), yếu tố chất lượng hàng hóa chiếm 12,6% (17 mẫu), yếu tố không gian thoải mái hiện đại chiếm 8,9% (12 mẫu), yếu tố chất lượng dịch vụ khách hàng chiếm 7,4% (có 10 mẫu), thương hiệu nổi tiếng uy tín là 8 mẫu (chiếm 5,9%), nhân viên phục vụ nhiệt tình chu đáo chiếm 1,5 % (2 mẫu), và yếu tố

khác là 1 mẫu (chiếm 0,7%). Có thể nói, trong ngành bán lẻ thì giá cả cạnh tranh có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định lựa chọn của khách hàng vì, khi mua sắm và tiêu dùng với những chi phí như nhau đối với việc đi siêu thị thì việc so sánh giá cả quyết định khá lớn đến quyết định lựa chọn. Các yếu tố kế

tiếp cũng quan trọng không kém là chương trình ưu đãi, khuyến mãi, việc thuận tiện cho mua sắm, chất lượng hàng hóa, các yếu tố này có thể nói là yếu tố xúc tác và điều kiện cần cho sự thu hút khách hàng của mỗi siêu thịlà cơ sở để các siêu thị đưa ra chiến lược cạnh tranh cho thương hiệu mình. Còn các yếu tố còn lại như chất lượng dịch vụ, nhân viên phục vụ, không gian,... thì đối với thị trường này, các siêu thị cung cấp gần như tương đương nhau... mà đó cũng là những yếu tố không quá quan trọng đối với hình thức bán lẻ tự chọn

như siêu thị.

Về thời gian thường đi siêu thị Big C trong tuần, thì phần lớn mẫu thu

được là lựa chọn thứ 7 chiếm 45,9 % và chủ nhật chiếm 41,5% tương ứng lần

lượt là 62 mẫu và 56 mẫu. Còn lại là các ngày khác trong tuần với 12,6% chiếm 17 mẫu. Và về thời gian trong ngày thường đi siêu thị Big C thì chiếm

đa số mẫu là thời gian buổi tối sau 19h đến 21h chiếm 60,0 % ( tương ứng 81 mẫu), rạng tối từ sau 17h đến 19h chiếm 25,2% (có 34 mẫu), còn lại là buổi

Một phần của tài liệu đánh giá giá trị thương hiệu siêu thị big c đối với người tiêu dùng tại quận ninh kiều thành phố cần thơ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)