- An toàn, hiệu quả và bền vững.
- Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cƣơng.
- Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank.
3.1.6 Slogan:“Nâng giá trị cuộc sống”.
Đến với VietinBank, Quý khách sẽ hài lòng về chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình với tiêu chí: “Nâng
giá trị cuộc sống”. Với mong muốn nhấn mạnh vào tính hiệu quả, thể hiện sự tận tâm của VietinBank trong việc hỗ trợ và bảo đảm thành công cho khách hàng cũng nhƣ nỗ lực góp phần tạo dựng một cuộc sống tƣơi đẹp, giàu ý nghĩa.
3.2 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Thông tin về Ngân hàng VietinBank Cần Thơ trong quá trình giao dịch: + Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ (Industry Comercial Bank of Viet Nam Can Tho Branch).
+ Địa chỉ: Số 09 Phan Đình Phùng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. + Điện thoại: 0710.3822 095
+ Swift Code: ICBVVNVX820 + Email: icbct@hcm.vnn.vn
Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Cần Thơ (VietinBank Cần Thơ) là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam, hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động tại chỗ và vốn điều hòa từ NHCTVN. Chi nhánh có tiền thân là Ngân hàng khu vực thành phố Cần Thơ thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc, trụ sở 39 - 41 Ngô Quyền, TP. Cần Thơ. Đến tháng 7/1998, VietinBank Cần Thơ chính thức thành lập và có trụ sở đặt tại số 09 Phan Đình Phùng, TP. Cần Thơ cho đến ngày nay.
VietinBank Cần Thơ là một Ngân hàng thƣơng mại chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng, phạm vi hoạt động chủ yếu là huy động vốn trong các tầng lớp dân cƣ, các thành phần kinh tế; cho vay trong lĩnh vực công thƣơng nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ. Đầu năm 1991, ngân hàng đã mở rộng thêm hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.
Khi mới thành lập, VietinBank Cần Thơ gồm cả phòng giao dịch Sóc Trăng và chi nhánh cấp 2 khu Công nghiệp Trà Nóc. Tháng 6/2001 phòng giao dịch Sóc Trăng tách khỏi sự kiểm soát của chi nhánh VietinBank Cần Thơ, hình thành Chi nhánh Ngân hàng Công thƣơng Sóc Trăng chịu sự giám sát trực tiếp của NHCTVN. Đến tháng 10/2006, Chi nhánh cấp 2 Khu Công nghiệp Trà Nóc cũng tách ra thành Chi nhánh ngân hàng Công thƣơng Khu công nghiệp Trà Nóc trực thuộc NHCTVN.
và hiệu quả. Nhiều năm qua, ngân hàng đã không ngừng nỗ lực phấn đấu vƣơn lên và hiện nay đang phát triển hết sức lớn mạnh với nội dung kinh doanh đa dạng hiệu quả.
3.2.2 Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ
3.2.2.1 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ bao gồm:
- Ban Giám đốc: gồm 1 giám đốc và 4 phó giám đốc. - Các phòng ban: gồm 6 phòng ban.
- Các phòng giao dịch: gồm 8 phòng giao dịch.
Các trƣởng, phó phòng ban có trách nhiệm điều hành công việc của phòng mình, các phòng ban ngang cấp với nhau và chịu sự chỉ đạo của Ban Giám đốc.
Nguồn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VietinBank Cần Thơ
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG BAN
Phòng Bán lẻ Phòng Kế toán Phòng Tổng hợp Phòng Tiền tệ kho quỹ Phòng Tổ chức hành chính P. Khách hàng doanh nghiệp P. Kiểm toán nội bộ khu vực
PHÕNG GIAO DỊCH PGD. An Thới PGD. Cái Răng PGD. Thốt Nốt PGD. Ninh Kiều PGD. Thắng Lợi PGD. Phong Điền PGD. Nguyễn Trãi PGD. Quang Trung
3.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận a) Giám Đốc
Giám đốc VietinBank Cần Thơ do Tổng Giám Đốc NHCTVN bổ nhiệm, là ngƣời trực tiếp chỉ đạo, có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của ngân hàng. Tiếp nhận các chỉ thị đồng thời phổ biến đến từng bộ phận, chịu trách nhiệm với ngân hàng cấp trên về mọi quyết định của mình. Thực hiện các chính sách, chiến lƣợc trong việc kí kết các hợp đồng với đối tác, khách hàng. Đƣợc quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiễm, khen thƣởng và kỉ luật,… đối với cán bộ công nhân viên của đơn vị.
b) Phó giám đốc
Có trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động đơn vị, các phòng ban do giám đốc phân công và ủy quyền, tổ chức thực hiện theo đúng qui trình, qui chế,… Thƣờng xuyên theo dõi và phân tích tình hình tài chính, tình hình huy động vốn, đầu tƣ tín dụng. Qua đó tham mƣu giám đốc trong việc điều hành các mảng nghiệp vụ.
c)Kiểm toán Nội bộ khu vực
Trực thuộc phòng kiểm soát NHCTVN, thực hiện chức năng giám sát mọi hoat động của ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ một cách đúng đắn, ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra.
d) Phòng Kế toán
Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các công việc liên quan đến tái quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Thực hiện vai trò và nhiệm vụ của công tác hạch toán kế toán, ghi chép phản ánh đầy đủ chính xác và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của khách hàng cũng nhƣ tài sản của đơn vị, phân tích tình hình tài chính của đơn vị, giúp cho Ban lãnh đạo có cơ sở điều chỉnh kịp thời các chỉ tiêu cũng nhƣ điều hành các hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh.
e) Phòng Tiền tệ kho quỹ
Thực hiện các khoản thu, chi bằng tiền mặt khi có yêu cầu xác nhận của phòng Kế toán, khách hàng sẽ đến nhận tiền tại phòng Ngân quỹ, kiểm tra số tiền khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, kiều hối,… Ngoài ra, bảo quản các tài sản có giá trị trong kho cũng nhƣ giấy tờ thế chấp tài sản của ngân hàng.
f) Phòng Tổ chức hành chính
Thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo cán bộ công nhân viên, bố trí công việc phù hợp với năng lực và nhu cầu công việc; quản lý toàn bộ văn thƣ, tài liệu mật đúng theo qui đinh.
g) Phòng Bán lẻ
Chức năng, nhiệm vụ tƣơng tự nhƣ phòng Khách hàng Doanh nghiệp nhƣng khách hàng ở đây là cá nhân. Ngoài ra, phòng còn thực hiện chức năng huy động tiền gửi từ việc phát hành thẻ VISA / Master, cho vay thông qua việc phát hành ATM.
h) Phòng Khách hàng Doanh nghiệp
Đây là bộ phận quan trọng chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc về chiến lƣợc hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp – VietinBank Cần Thơ
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Khách hàng Doanh nghiệp Bộ phận này có nhiệm vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp, hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiến hành thẩm định, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi cho vay, định giá trị tài sản đảm bảo khoản vay, tính toán hoạch tín dụng.
Quá trình hình thành và phát triển
Theo qui định số:
- Số 16/NHCT – TCCB ngày 10/01/1991 của Tổng Giám Đốc NHCTVN ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của NHCTCT.
- Số 68/NHTT ngày 10/03/1991 của Thống đốc NHNN cho phép NHCTCT kinh doanh ngoại hối.
Trƣởng phòng P. KHDN
Phó phòng P. KHDN (Phụ trách TTQT & TTTM)
Bộ phận TTQT – TTTM và kinh doanh ngoại tệ Bộ phận tín dụng
Năm 1993, NHCTCT thành lập phòng Kinh doanh ngoại tệ và đến năm 2006, đƣợc đổi tên thành phòng Thanh toán Xuất Nhập Khẩu. Với chiến lƣợc kinh doanh của NHCTCT nhằm tối đa hóa doanh thu theo chỉ tiêu cấp trên giao thì trong năm 2008, Ban lãnh đạo của Ngân hàng đã quyết định sáp nhập phòng Thanh toán Xuất Nhập Khẩu vào phòng Khách hàng Doanh nghiệp để phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế & Tài trợ thƣơng mại. Qua đó, giúp ngân hàng có thêm một phần doanh thu không nhỏ từ việc thu phí dịch vụ và lãi suất khi tài trợ thƣơng mại.
i) Phòng tổng hợp
Tham mƣu, giúp ngân hàng thực hiện quản lí về các công tác hành chính – tổng hợp, văn thƣ, lƣu trữ và lễ tân, khánh tiết của ngân hàng; điều phố hoạt động của các đơn vị thuộc ngân hàng theo chƣơng trình, kế hoạch làm việc.
k) Các phòng giao dịch và điểm giao dịch
Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, đầu tƣ tín dụng và thanh toán,… giống nhƣ trụ sở chính. Tuy nhiên, hoạt động trong phạm vi theo sự ủy quyền của Giám đốc.
3.2.3 Các dịch vụ của VietinBank Cần Thơ
3.2.3.1 Huy động vốn
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cƣ.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thƣởng, Tiết kiệm tích luỹ...
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
3.2.3.2 Cho vay, đầu tư
- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ
- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài.
- Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chƣơng trình: Đài Loan (SMEDF), Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung.
- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nƣớc và quốc tế.
- Đầu tƣ trên thị trƣờng vốn, thị trƣờng tiền tệ trong nƣớc và quốc tế.
3.2.3.3 Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nƣớc và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
3.2.3.4 Thanh toán và Tài trợ thương mại
- Phát hành, thanh toán thƣ tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thƣ tín dụng nhập khẩu.
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
- Chuyển tiền trong nƣớc và quốc tế - Chuyển tiền nhanh Western Union
- Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.
- Chi trả lƣơng cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM - Chi trả kiều hối…
3.2.3.5 Ngân quỹ
-Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thƣơng phiếu…)
- Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...
- Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.
3.2.3.6 Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…).
- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). - Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking. Và một số hoạt động khác.
3.2.4 Phân tích kết quả hoạt đ ộng kinh doanh củ a Vi etinBank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Kết quả hoạt động kinh doanh là biểu hiện của một quá trình kinh doanh, qua việc phân tích kết quả của ngân hàng cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Để hoạt động kinh doanh đạt lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro thấp nhất, trƣớc hết, ngân hàng phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó một cách thật hiệu quả. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản, nhất là các khoản mục cho vay đầu tƣ, tiết kiệm chi phí. Vì vậy, trong thời gian qua, cùng với các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố, VietinBank Cần Thơ dƣới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ, công nhân viên ngân hàng đã đạt đƣợc kết quả đáng kể sau:
Trong nền kinh tế thị trƣờng có sự cạnh tranh gay gắt thì việc tạo ra lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các nhà quản trị ngân hàng. Có thể nói lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên toàn bộ quá trình kinh doanh của ngân hàng và bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Hai yếu tố chính tác động trực tiếp đến lợi nhuận cũng nhƣ kết quả hoạt động kinh doanh là các khoản thu nhập và các khoản chi phí kinh doanh. Do đó, phân tích chi tiết các yếu tố thu nhập, chi phí và lợi nhuận là một trong những việc làm quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6/2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thời gian Chênh lệch
2011 2012 2013 6T2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Thu nhập 772.089 697.562 488.318 229.126 250.000 (74.527) (9,65) (209.244) (29,99) 20.874 9,11 Chi phí 703.221 674.585 461.877 209.779 231.400 (28.636) (4,07) (212,708) (31,53) 21.621 10,31 Lợi nhuận 68.868 22.977 26.441 19.347 18.600 (45.891) (66,64) 3.464 15,08 (747) (3,86)
Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp – VietinBank Cần Thơ, 2011 – 2013
Hình 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Cần Thơ, 2011 - 2013
3.2.4.1 Thu nhập
VietinBank Cần Thơ có thu nhập từ nhiều nguồn do hoạt động ở các mảng dịch vụ đa dạng khác nhau gồm: Thu lãi cho vay, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu phí dịch vụ thanh toán, thu từ dịch vụ ngân quỹ, lãi từ kinh doanh ngoại tệ, thu nhập khác,…Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2011 – 2013 thu nhập của VietinBank Cần Thơ giảm đều qua từng năm, cụ thể là:
Năm 2011, thu nhập của ngân hàng đạt khá cao với số tiền 772.089 triệu đồng. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau: thứ nhất, năm 2011 là năm lạm phát nƣớc ta không ngừng leo thang (tỷ lệ lạm phát cuối năm 2011 lên đến 18,12%), để kiềm chế lạm phát NHNN đã tăng mạnh các lãi suất chủ chốt trên thị trƣờng liên ngân hàng, khiến nguồn cung tiền từ ngân hàng trung ƣơng bị thắt chặt mạnh mẽ, buộc các ngân hàng phải đua nhau áp dụng biện pháp truyền thống là tăng lãi suất huy động để thu hút vốn. Hơn nữa, muốn giữ chân khách hàng gửi tiền thì ngân hàng phải cho họ hƣởng mức lãi suất cao hơn tỷ lệ lạm phát nếu mức lãi suất không hợp lý thì họ sẽ chuyển sang các kênh đầu tƣ khác hoặc ngân hàng khác có mức lãi suất cao hơn. Chính vì vậy, mức lãi suất thực huy động sau khi cộng các khoản tiếp thị, khuyến mại lên tới 18,5% - 19,5%/năm. Chi phí huy động tăng thì buộc ngân hàng phải gia tăng lãi suất cho vay. Do đó, vào thời điểm này lãi suất cho vay
20% - 25%/năm, mức lãi suất đầu ra quá cao là nguyên nhân chủ yếu khiến cho thu nhập của ngân hàng tăng lên vƣợt trội. Nguyên nhân thứ hai khiến thu nhập tăng là do ngoài nguồn thu từ lãi tín dụng, trong năm ngân hàng cũng có một nguồn thu đáng kể từ dịch vụ do mở tài khoản chi lƣơng cho các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp, dịch vụ thu chi hộ, chuyển tiền, đặc biệt là dịch vụ thu phí qua cầu Cần Thơ qua thẻ OBU. Thứ ba, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) – thành viên nhóm Ngân hàng Thế giới ký thỏa thuận hợp tác và đầu tƣ với VietinBank, điều này càng khẳng định đƣợc uy tín và thƣơng hiệu của ngân hàng trên thị trƣờng khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, trong năm ngân hàng cũng áp dụng nhiều chính sách khuyến mãi để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới nhƣ: “May mắn nhân đôi – niềm vui gấp bội” hay “Gửi tiền ngay quay trúng lớn” và đặc biệt chú trọng phát triển các dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, các hoạt động kế toán, thanh toán chuyển tiền chính xác, kịp thời, công tác điện toán ngày càng phát huy cao.
Bƣớc sang năm 2012, thu nhập của chi nhánh đã giảm 74.527 triệu đồng,