Để tiếp tục phát triển nhanh, bền vững, hội nhập thành công, giữ vai trò chủ lực của Ngân hàng Công thƣơng trên thị trƣờng Việt Nam, ngân hàng đã định hƣớng chiến lƣợc phát triển trong những năm tới là tiếp tục đổi mới, cơ cấu triệt để và toàn diện nhằm xây dựng NHCT thành một tập đoàn tài chính vững mạnh, hoạt động kinh doanh đa năng với chất lƣợng dịch vụ cao,
năng lực tài chính lành mạnh. Định hƣớng phát triển Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - chi nhánh Cần Thơ với các mục tiêu sau:
- Tiếp tục củng cố phát triển tăng trƣởng quy mô, hệ thống mạng lƣới kinh doanh nhằm khẳng định Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam là Ngân hàng Thƣơng Mại hàng đầu có sức mạnh tài chính lớn, biểu hiện về sức mạnh nguồn vốn, khả năng cho vay và đầu tƣ, khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ chất lƣợng cao.
- Củng cố và nâng cao uy tín, thƣơng hiệu NHCT trong nƣớc và quốc tế. - Quán triệt và thực hiện nghiêm túc đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách, pháp luật và sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong Hội đồng Kinh doanh. Khẳng định và tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng tại Doanh nghiệp phấn đấu nhiều hơn nữa để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ngắn hạn tại Ngân hàng Công thƣơng.
Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế gồm các mục tiêu cụ thể sau: - Giữ vững và củng cố thị phần đầu tƣ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp.
- Giữ vững và tăng cƣờng hợp tác đối với các ngân hàng nƣớc ngoài trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
- Nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, phát triển thêm các sản phẩm mới phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu hội nhập.
- Nâng cao năng suất lao động và đầu tƣ nguồn nhân lực, phát triển năng lực của nhân viên, tăng cƣờng đào tạo tại chỗ, khuyến khích nhân viên tự học nhằm tự nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình.
- Nâng cao năng lực điều hành và phát triển kĩ năng quản trị ngân hàng hiện đại, rèn luyện đạo đức kinh doanh, kỹ năng phục vụ của nhân viên, lấy việc phục vụ khách hàng làm mục tiêu hoạt động.
Một số chỉ tiêu cụ thể trong năm 2014: - Doanh số thanh toán quốc tế tăng 14% - Doanh số mua bán ngoại tệ tăng 13% - Doanh số chi trả kiều hối tăng 13%
- Đƣa đi đào tạo và đào tạo lại nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho 100% cán bộ kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chƣơng 3, tác giả đã trình bày một cách tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ về quá trình hình thành, phát triển; cơ cấu tổ chức và một số dịch vụ chủ yếu của ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn từ năm 2011 - 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014. Ngoài ra, tác giả cũng nêu lên một số thuận lợi và khó khăn trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng cũng nhƣ những định hƣớng, chỉ tiêu mà ngân hàng đề ra nhằm tối ƣu lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh chung, đặc biệt là phát triển hoạt động thanh toán quốc tế.
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG
VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1 TÌNH HÌNH THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI VIETINBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 - 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
4.1.1 Phân tích tình hình chung thanh toán quốc tế tại VietinBank Cần Thơ
Với thế mạnh là một trong các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có mạng lƣới kinh doanh rộng khắp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng và chất lƣợng cao, hệ thống máy tính và truyền thông hiện đại, công nghệ xử lý thông tin ngân hàng tiên tiến, có uy tín đối với khách hàng trong nƣớc và quốc tế và là thành viên của Hiệp hội Tài chính Viễn thông liên Ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), VietinBank đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa cho khách hàng về các nghiệp vụ có liên quan đến thanh toán XNK hàng hóa một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả.
Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những dịch vụ thể hiện tính hiện đại của ngân hàng: đa dạng hóa trong phƣơng thức hoạt động, hiện đại hóa trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật,…Trong đó, hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank Cần Thơ tuy không đứng đầu trên địa bàn Cần Thơ nhƣng đƣợc đánh giá là có tiềm năng phát triển cao, hứa hẹn là đối thủ đáng gờm cho các ngân hàng trên địa bàn trong thời gian tới. Bên cạnh những chính sách đã đƣợc thực thi, ngân hàng còn tăng cƣờng nhiều giải pháp thu hút khách hàng mang tính chiến lƣợc nhằm phát triển và nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế trong thời gian tới.
Doanh số và tỷ trọng thanh toán xuất nhập khẩu của VietinBank Cần Thơ có sự tăng trƣởng không đồng đều qua các năm, cụ thể:
Bảng 4.1: Doanh số Thanh toán Xuất Nhập Khẩu của VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: Nghìn USD
Chỉ tiêu
Thời gian Chênh lệch
2011 2012 2013 6T2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Xuất khẩu 72.777 41.711 97.605 48.968 53.685 (31.066) (42,7) 55.894 134 4.717 9,6 Nhập khẩu 16.929 29.498 28.006 14.222 15.417 12.569 74,3 (1.492) (5,1) 1.195 8,4 Tổng 89.706 71.209 125.611 63.190 69.102 (18.497) (20,6) 54.402 76,4 5.912 9,4
Doanh số thanh toán quốc tế của VietinBank có xu hƣớng tăng nhƣng không ổn định qua các năm. Điều này cho thấy sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trong lĩnh vực này, đồng thời cho thấy VietinBank cần cố gắng hơn nữa để duy trì sự tăng trƣởng trong các năm tới. Tỷ trọng thanh toán hàng xuất luôn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng doanh số thanh toán.
Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ, 2011-2013
Hình 4.1 Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại VietinBank Cần Thơ, 2011 – 2013
Sau cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nền kinh tế hầu hết quốc gia trên toàn thế giới không ngoại trừ Việt Nam diễn ra từ cuối năm 2008 mãi đến năm 2011 thì nền kinh tế dần khả quan hơn, chính sự phục hồi đó, làm cho tổng giá trị thanh toán XNK có bƣớc tăng trƣởng vƣợt bậc so với các năm trƣớc và đạt 89.706 nghìn USD, trong đó, trị giá xuất khẩu chiếm ƣu thế hơn đạt 72.777 nghìn USD, nguyên nhân là do đa số khách hàng của VietinBank Cần Thơ là các doanh nghiệp lâu năm trong ngành và có nguồn lực tài chính vững mạnh, có hoạt động xuất khẩu sang nhiều thị trƣờng nƣớc ngoài.
Đến năm 2012, tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 71.209 nghìn USD, giảm nghìn 18.497 nghìn USD, tƣơng đƣơng 20,6% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, doanh số xuất khẩu chiếm 41.711 nghìn USD, giảm 31.066 nghìn USD, tỷ lệ giảm là 42,7%. Tuy nhiên, doanh số nhập khẩu tăng lên đạt 29.498 nghìn USD, tăng 12.569 nghìn USD, tƣơng đƣơng 74,3% so với cùng kỳ năm 2011. Sở dĩ trị giá thanh toán XNK có sự suy giảm nhƣ thế do năm 2012, kinh tế thế giới lại đối mặt với không ít thách thức khi cuộc
của các quốc gia là đặc biệt là đối tác của Việt Nam trong hoạt động ngoại thƣơng nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,.... Ở Việt Nam, tốc độ tăng trƣởng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong nhiều năm trƣớc đó), rõ ràng những bất ổn kinh tế vĩ mô tích tụ những năm gần đây đã buộc Việt Nam phải chuyển trọng tâm chính sách từ ƣu tiên tăng trƣởng kinh tế sang ƣu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó, diện tích tôm chết gần 30% diện tích thả nuôi cả ĐBSCL thêm vào là giá cả một số mặt hàng nhƣ lúa, cá tra, tôm,… giảm liên tục nên làm giảm việc xuất khẩu hàng hóa, ngoài ra do thời tiết không thuận lợi ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp làm giảm sản lƣợng nguồn nguyên liệu từ đó giảm doanh số hoạt động thanh toán. Sự giảm xuống của doanh số hàng xuất nhƣng sự tăng lên của hàng nhập không đáng kể dẫn đến làm giảm tổng trị giá thanh toán quốc tế của ngân hàng năm 2012. Tuy nhiên, năm 2012 cũng đã xuất hiện những chuyển biến tích cực hỗ trợ và thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuẩn bị thế và lực cho giai đoạn phát triển tiếp theo bền vững và hiệu quả hơn.
Năm 2013, nền kinh tế đã xuất hiện những chuyển biến tích cực, tổng doanh số thanh toán đạt 125.611 nghìn USD, tăng 54.402 nghìn USD, tƣơng ứng tỷ lệ 76,4%. Trong đó, doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 97.605 nghìn USD, tăng 55.894 nghìn USD, ứng với tỷ lệ 134%. Về doanh số nhập khẩu đạt 28.006 nghìn USD, giảm nhẹ 1.492 nghìn USD, tƣơng đƣơng 5,1% so với cùng kỳ năm 2012.
Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ, 6T2013 & 6T2014
Hình 4.2 Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tại VietinBank Cần Thơ, 6T2013 và 6T2014
Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2014, tổng doanh số thanh toán quốc tế là 69.102 nghìn USD, tăng 5.912 nghìn USD, tƣơng ứng 9,4%. Trong đó, thanh toán xuất khẩu tăng 4.717 nghìn USD, tƣơng ứng 9,6%, đạt 53.585 nghìn USD. Thanh toán nhập khẩu đạt đƣợc 15.417 nghìn USD, tăng 1.195 nghìn USD, tỷ lệ tăng là 8,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 6/2014.
Hình 4.3 Cơ cấu thanh toán XNK tại VietinBank Cần Thơ, 2011 – 6/2014 Tóm lại, trong cơ cấu thanh toán XNK của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, hoạt động thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu có sự dao động giữa các năm nhƣng nhìn chung thì thanh toán xuất khẩu luôn chiếm vị trí cao hơn qua các năm, cụ thể là luôn chiếm hơn 50% tổng doanh số XNK do phần lớn các đơn hàng của ngân hàng chủ yếu là các hợp đồng xuất khẩu.
4.1.2 Phân tích tình hình thanh toán quốc tế tại VietinBank Cần Thơ
4.1.2.1 Giá trị thanh toán xuất khẩu
Thanh toán xuất khẩu luôn chiếm cơ cấu rất lớn trong cơ cấu thanh toán quốc tế, trên 50% tổng giá trị thanh toán tại chi nhánh Bảng 4.2: Giá trị Thanh toán Xuất khẩu theo phƣơng thức tại VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Đơn vị tính: Nghìn USD
Phƣơng thức thanh
toán
Thời gian Chênh lệch
2011 2012 2013 6T2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) L/C 10.962 6.188 4.490 2.256 3.462 (4.774) (43,55) (1.698) (27,44) 1.206 53,46 Nhờ thu 22.479 1.038 642 315 376 (21.441) (95,38) (396) (38,15) 61 19,37 Chuyển tiền 39.336 34.485 92.473 46.397 49.847 (4.851) (12,33) 57.988 168,15 3.450 7,44 Tổng 72.777 41.711 97.605 48.968 53.685 (31.066) (42,69) 55.894 134 4.717 9,63
Dựa vào bảng số liệu ta thấy, giá trị thanh toán xuất khẩu theo từng phƣơng thức tại chi nhánh có sự biến động giữa các năm. Phƣơng thức thanh toán xuất khẩu đƣợc thực hiện tại ngân hàng đang có xu hƣớng giảm phƣơng thức tín dụng chứng từ (L/C), đặc biệt là phƣơng thức nhờ thu giảm đáng kể, phƣơng thức chuyển tiền có xu hƣớng ngày càng đƣợc sử dụng nhiều hơn.
Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ, 2011-2013.
Hình 4.4 Giá trị thanh toán xuất khẩu theo phƣơng thức thanh toán tại VietinBank Cần Thơ, 2011 – 2013
Năm 2012, tổng giá trị thanh toán xuất khẩu đạt 41.711 nghìn USD, giảm mạnh 31.066 nghìn USD, tƣơng ứng 42,69% so với cùng kỳ năm 2011. Thanh toán xuất khẩu của VietinBank giảm ở cả 3 hình thức, giảm mạnh nhất ở phƣơng thức nhờ thu, kế đến là phƣơng thức L/C, phƣơng thức chuyển tiền giảm không đáng kể và chiếm ƣu thế hơn trong tổng giá trị thanh toán xuất khẩu. Cụ thể là, thanh toán L/C đạt 6.188 nghìn USD, giảm 43,55% so với cùng kỳ năm 2011. Thanh toán bằng phƣơng thức nhờ thu đạt 1.038 nghìn USD, giàm mạnh 21.441 nghìn USD, tƣơng ứng mức 95,38% so với năm 2011. Sự sụt giảm này có thể đƣợc giải thích do khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2012 đã tác động tới các đơn hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp XNK gặp nhiều khó khăn khi sức mua suy giảm, một số doanh nghiệp bị nhà nhập khẩu ép thỏa thuận giảm giá. Hai mặt hàng thanh toán xuất khẩu chính của chi nhánh là gạo và thủy sản. Nhƣng mặt hàng thủy sản qua thị trƣờng Nga bị ứ đọng do khách hàng chậm thanh toán. Do đó, nhiều doanh nghiệp chỉ xuất khẩu cầm chừng các hợp đồng cũ, cân nhắc các hợp đồng mới có giá trị cao.
Riêng phƣơng thức thanh toán chuyển tiền giảm nhẹ với tỷ lệ 12,33% (4.851 nghìn USD), đạt 34.485 nghìn USD cả năm 2012.
Năm 2013, mặc dù vẫn còn chịu tác động bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhƣng tăng trƣởng xuất khẩu Việt Nam nói chung có nhiều diễn biến khả quan. Cùng với đà tăng trƣởng đó, các khách hàng xuất khẩu của chi nhánh cũng gia tăng doanh số đơn hàng xuất khẩu, làm tổng giá trị XNK cũng tăng vọt. Trong đó, thanh toán bằng chuyển tiền tăng mạnh mẽ nhất, tăng 168%, tƣơng đƣơng 57.988 nghìn USD, đạt 92.473 nghìn USD. Tuy nhiên, phƣơng thức L/C và nhờ thu có sự giảm nhẹ. Thanh toán L/C đạt 4.490 nghìn USD, giảm 1.698 nghìn USD, tƣơng đƣơng 27,44%. Thanh toán nhờ thu đạt 642 nghìn USD, giảm 38,15%, tƣơng ứng 396 nghìn USD.
Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ, 6T2013 & 6T2014
Hình 4.5 Giá trị thanh toán xuất khẩu theo phƣơng thức thanh toán tại VietinBank Cần Thơ 6T2013 và 6T2014
Bƣớc qua 6 tháng đầu năm 2014, khi tình hình kinh tế đã có sự ổn định, từ bảng số liệu, các phƣơng thức thanh toán của ngân hàng đồng lọt gia tăng. Tăng nhiều nhất là phƣơng thức L/C từ 2.256 nghìn USD cùng kỳ năm 2013 lên 3.462 nghìn USD, với mức tăng trƣởng 53,46%. Tiếp theo, phƣơng thức nhờ thu đạt 376 nghìn USD, tăng 19,36%, tƣơng ứng 61 nghìn USD. Phƣơng thức chuyển tiền tuy chiếm tỷ trọng cao nhất nhƣng tăng nhẹ hơn, tăng 7,44%, tƣơng đƣơng 3.450 nghìn USD, đạt 49.847 nghìn USD. Số liệu tình hình thanh toán quốc tế của chi nhánh 6 tháng đầu năm 2014 khá khả quan, cho thấy sự phục hồi nhanh sau khủng hoảng của nền kinh tế và uy tín thanh toán quốc tế của ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cao.
Về tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán xuất khẩu, có thể nhận thấy qua biểu đồ doanh số thanh toán xuất khẩu ở VietinBank Cần Thơ trong giai đoạn qua thì thanh toán chuyển tiền luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu. Tiếp theo là phƣơng thức L/C, đây là phƣơng thức thanh toán an toàn, đảm bảo lợi ích cho cả nhà xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu nên đƣợc sử dụng phổ biến trong giao dịch mua bán quốc tế. Cuối cùng là phƣơng thức nhờ thu chiếm một tỷ trọng không đáng kể.
Nguồn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ, 2011 – 6/2014
Hình 4.6 Tỷ trọng các phƣơng thức thanh toán xuất khẩu tại VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6/2014
Năm 2012, thanh toán bằng L/C chiếm tỷ lệ 14,84 %, đứng sau phƣơng thức chuyển tiền với 82,68%, cuối cùng là nhờ thu chiếm tỷ lệ không đáng kể 2,48%. Nguyên nhân do năm 2012, giá của một số mặt hàng chủ lực xuất khẩu của các khách hàng chi nhánh giảm mạnh, đặc biệt là xuất khẩu thủy sản và