- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…).
- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). - Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking. Và một số hoạt động khác.
3.2.4 Phân tích kết quả hoạt đ ộng kinh doanh củ a Vi etinBank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014
Kết quả hoạt động kinh doanh là biểu hiện của một quá trình kinh doanh, qua việc phân tích kết quả của ngân hàng cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của ngân hàng. Để hoạt động kinh doanh đạt lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro thấp nhất, trƣớc hết, ngân hàng phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguồn vốn đó một cách thật hiệu quả. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản, nhất là các khoản mục cho vay đầu tƣ, tiết kiệm chi phí. Vì vậy, trong thời gian qua, cùng với các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố, VietinBank Cần Thơ dƣới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ, công nhân viên ngân hàng đã đạt đƣợc kết quả đáng kể sau:
Trong nền kinh tế thị trƣờng có sự cạnh tranh gay gắt thì việc tạo ra lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các nhà quản trị ngân hàng. Có thể nói lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất nói lên toàn bộ quá trình kinh doanh của ngân hàng và bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Hai yếu tố chính tác động trực tiếp đến lợi nhuận cũng nhƣ kết quả hoạt động kinh doanh là các khoản thu nhập và các khoản chi phí kinh doanh. Do đó, phân tích chi tiết các yếu tố thu nhập, chi phí và lợi nhuận là một trong những việc làm quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 6/2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Thời gian Chênh lệch
2011 2012 2013 6T2013 6T2014 2012/2011 2013/2012 6T2014/6T2013 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Thu nhập 772.089 697.562 488.318 229.126 250.000 (74.527) (9,65) (209.244) (29,99) 20.874 9,11 Chi phí 703.221 674.585 461.877 209.779 231.400 (28.636) (4,07) (212,708) (31,53) 21.621 10,31 Lợi nhuận 68.868 22.977 26.441 19.347 18.600 (45.891) (66,64) 3.464 15,08 (747) (3,86)
Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp – VietinBank Cần Thơ, 2011 – 2013
Hình 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Cần Thơ, 2011 - 2013
3.2.4.1 Thu nhập
VietinBank Cần Thơ có thu nhập từ nhiều nguồn do hoạt động ở các mảng dịch vụ đa dạng khác nhau gồm: Thu lãi cho vay, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu phí dịch vụ thanh toán, thu từ dịch vụ ngân quỹ, lãi từ kinh doanh ngoại tệ, thu nhập khác,…Nhìn chung, giai đoạn từ năm 2011 – 2013 thu nhập của VietinBank Cần Thơ giảm đều qua từng năm, cụ thể là:
Năm 2011, thu nhập của ngân hàng đạt khá cao với số tiền 772.089 triệu đồng. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau: thứ nhất, năm 2011 là năm lạm phát nƣớc ta không ngừng leo thang (tỷ lệ lạm phát cuối năm 2011 lên đến 18,12%), để kiềm chế lạm phát NHNN đã tăng mạnh các lãi suất chủ chốt trên thị trƣờng liên ngân hàng, khiến nguồn cung tiền từ ngân hàng trung ƣơng bị thắt chặt mạnh mẽ, buộc các ngân hàng phải đua nhau áp dụng biện pháp truyền thống là tăng lãi suất huy động để thu hút vốn. Hơn nữa, muốn giữ chân khách hàng gửi tiền thì ngân hàng phải cho họ hƣởng mức lãi suất cao hơn tỷ lệ lạm phát nếu mức lãi suất không hợp lý thì họ sẽ chuyển sang các kênh đầu tƣ khác hoặc ngân hàng khác có mức lãi suất cao hơn. Chính vì vậy, mức lãi suất thực huy động sau khi cộng các khoản tiếp thị, khuyến mại lên tới 18,5% - 19,5%/năm. Chi phí huy động tăng thì buộc ngân hàng phải gia tăng lãi suất cho vay. Do đó, vào thời điểm này lãi suất cho vay
20% - 25%/năm, mức lãi suất đầu ra quá cao là nguyên nhân chủ yếu khiến cho thu nhập của ngân hàng tăng lên vƣợt trội. Nguyên nhân thứ hai khiến thu nhập tăng là do ngoài nguồn thu từ lãi tín dụng, trong năm ngân hàng cũng có một nguồn thu đáng kể từ dịch vụ do mở tài khoản chi lƣơng cho các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp, dịch vụ thu chi hộ, chuyển tiền, đặc biệt là dịch vụ thu phí qua cầu Cần Thơ qua thẻ OBU. Thứ ba, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) – thành viên nhóm Ngân hàng Thế giới ký thỏa thuận hợp tác và đầu tƣ với VietinBank, điều này càng khẳng định đƣợc uy tín và thƣơng hiệu của ngân hàng trên thị trƣờng khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, trong năm ngân hàng cũng áp dụng nhiều chính sách khuyến mãi để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới nhƣ: “May mắn nhân đôi – niềm vui gấp bội” hay “Gửi tiền ngay quay trúng lớn” và đặc biệt chú trọng phát triển các dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, các hoạt động kế toán, thanh toán chuyển tiền chính xác, kịp thời, công tác điện toán ngày càng phát huy cao.
Bƣớc sang năm 2012, thu nhập của chi nhánh đã giảm 74.527 triệu đồng, tƣơng ứng 9,65% so với năm 2011. Nguyên nhân là do sau Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2012, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã chỉ đạo toàn bộ hệ thống phải hạ lãi suất các khoản cho vay cũ xuống dƣới 15%/năm (có hiệu lực từ ngày 15/7/2012), còn đối với các khoản vay mới thì áp dụng theo thông tƣ số 14/2012/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ tối đa bằng trần lãi suất huy động có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên do NHNN quy định cộng 3%/năm đối với các lĩnh vực ƣu tiên. Theo đó, Ban lãnh đạo VietinBank đã chỉ đạo các chi nhánh nói chung và VietinBank Cần Thơ nói riêng điều chỉnh tất cả dƣ nợ cũ về dƣới 15%/năm. Mức lãi suất thấp nhất 9%/năm ngân hàng dành cho chƣơng trình cho vay thu mua lúa gạo, còn các chƣơng trình cho vay doanh nghiệp trong lĩnh vực khuyến khích phổ biến từ 10,5% - 12%/năm. Đến 24/12/2012, NHNN đã đƣa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm. Chính vì thế, thu nhập của VietinBank Cần Thơ giảm nguyên nhân chính là việc hạ lãi suất cho vay.
Đến năm 2013, thu nhập của ngân hàng giảm nhiều so với năm 2012, đạt 488.318 triệu đồng, giảm 209.244 triệu đồng, tƣơng đƣơng gần 30%. Tuy bức tranh hệ thống ngân hàng đã đƣợc cải thiện đáng kể với không ít những mảng màu tƣơi hơn nhƣng vẫn chƣa đủ để che lấp những mảng màu xám do tích tụ từ những năm trƣớc đây. Có thể nói năm 2013 là quãng thời gian khó khăn nhất trong nhiều năm qua đối với hệ thống ngân hàng. Một số điểm nghẽn của nền kinh tế vẫn chƣa thông, thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng chứng khoán vẫn còn nhiều bất ổn nội tại. Bên cạnh đó, việc lãi suất huy động giảm 2% - 3% và
lãi suất cho và lãi suất cho vay giảm 3% - 5% ngang bằng mức năm 2006 cũng làm cho việc kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Qua 6 tháng đầu năm 2014, thu nhập của ngân hàng có vẻ lạc quan hơn, đạt đƣợc 250.000 triệu đồng, kỳ năm 2013. Có sự cải thiện nhƣ thế vì đến năm 2014, ổn định kinh tế vĩ mô đƣợc giữ vững, lạm phát đƣợc kiểm soát dƣới mức 5%, mặt bằng lãi suất giảm, cán cân thƣơng mại thặng dƣ, thị trƣờng ngoại hối ổn định tăng 20.874 triệu đồng, tƣơng đƣơng 9,11% so với cùng, thanh khoản của hệ thống ngân hàng duy trì tốt, niềm tin nhà đầu tƣ tiếp tục bảo đảm. Trong 6 tháng đầu năm, lãi suất cho vay của hệ thống NHTM đều giảm đến mức thấp so với năm 2013. Tính đến cuối tháng 6/2014, tăng trƣởng tín dụng đạt khoản 3,8% - 4% so với cuối năm 2013, nhƣ vậy các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh bƣớc đầu phát huy tác dụng.
Trong các khoản thu nhập thì thu từ dịch vụ là rất quan trọng và có yếu tố bền vững, phản ánh chất lƣợng dịch vụ và sự tin cậy của khách hàng. Đây cũng là mảng thu nhập mà hầu hết các ngân hàng đều hƣớng tới và muốn tăng cơ cấu thu nhập từ hoạt động này lên hằng năm nhằm ổn định thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, yếu tố thu nhập từ hoạt động tín dụng không mang tính chất bền vững và khích lệ vì hoạt động tín dụng càng phát triển bao nhiêu thì đi kèm với nó là hàm chứa yếu tố rủi ro không thu hồi đƣợc nợ tăng theo. Do đó, chi nhánh cần quan tâm lại vấn đề này, nên có sự điều chỉnh về cơ cấu thu nhập từ lãi và thu từ phí dịch vụ trong thời gian tới để góp phần ổn định thu nhập cho ngân hàng, hạn chế rủi ro và kiểm soát đƣợc.
3.2.4.2 Chi phí
Các khoản chi phí của ngân hàng bao gồm: chi phí cho hoạt động tín dụng, chi phí dịch vụ và các loại chi phí khác.
Năm 2011, chi phí của ngân hàng khá cao 703.221 triệu đồng. Nguyên nhân là do nền kinh tế trong nƣớc đang khủng hoảng khá trầm trọng, lạm phát tăng cao, các doanh nghiệp vỡ nợ và phá sản tăng buộc chi nhánh phải thiết lập gia tăng dự phòng rủi ro tín dụng. Thêm vào đó, việc giá vàng trong nƣớc cuối năm tăng cao càng gây khó khăn cho việc huy động vốn của ngân hàng. Giá vàng tăng cao khiến ngƣời dân hạn chế gửi tiền vào ngân hàng mà để dành đầu tƣ vào vàng với lãi suất sinh lợi cao hơn. Ngoài ra, với các quy định áp trần lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong năm đã gây không ít khó khăn về phía ngân hàng trong hoạt động huy động vốn cũng nhƣ cho vay. Thực trạng diễn ra tại các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ vì cạnh tranh gay
hiện vật hay bằng tiền dƣới danh nghĩa quà tặng để thu hút thêm khách hàng. Đối phó với tình hình trên, Vietinbank Cần Thơ đã thực hiện rất nhiều chƣơng trình hấp dẫn nhằm nắm giữ khách hàng hiện có và tích cực mở rộng quy mô khách hàng tiềm năng. Thêm một lý do nữa của việc chi phí cao là do trong năm 2011, Hội sở VietinBank đã chỉ đạo tăng lƣơng và các khoản thƣởng cho đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả, chất lƣợng cao, ngân hàng cũng cần có chính sách phù hợp để thu hút, giữ chân nhân tài. Theo đó, thu nhập bình quân mỗi nhân viên VietinBank năm 2011 là 20,76 triệu đồng/tháng, tăng gần 12% so với mức 18,55 triệu đồng/ tháng của năm 2010.
Từ năm 2012 đến năm 2013, chi phí của ngân hàng giảm, một mặt là do thu nhập của ngân hàng giảm, mặt khác là NHNN hạ lãi suất cơ bản nên việc thu hút nguồn vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế phục hồi chậm. Song song đó, ngân hàng còn áp dụng chính sách tiết kiệm, cắt giảm đi các chi phí không cần thiết, giảm đầu tƣ vào cơ sở vật chất, cơ cấu lại phòng ban, nhân sự nên chi phí tiếp tục giảm để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Cụ thể là năm 2012, chi phí của ngân hàng là 674.585 triệu đồng, giảm 28.636 triệu đồng, tƣơng đƣơng 4,07% so với năm 2011. Năm 2013, chi phí của ngân hàng là 461.877 triệu đồng, giảm 212.708 triệu đồng, tƣơng đƣơng 31,53% so với năm 2012.
Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2014, cùng với sự tăng trƣởng của thu nhập thì chi phí cũng có chiều hƣớng gia tăng 21.621 triệu đồng, tƣơng ứng 10,31% so với 6 tháng đầu năm 2013, đạt 231.400 triệu đồng.
3.2.4.3 Lợi nhuận
Ngân hàng cũng nhƣ các tổ chức kinh tế khác, lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu. Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng.
Có thể thấy trong năm 5 hoạt động (từ năm 2009 đến năm 2013) thì lợi nhuận của Ngân hàng đạt mức kỷ lục ở năm 2011 là 68.868 triệu đồng, cụ thể:
0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 Lợi nhuận 22.842 38.855 68.868 22.977 26.441 2009 2010 2011 2012 2013
Nguồn: Phòng Khách hàng Doanh nghiệp – VietinBank Cần Thơ, 2009 – 2013
Hình 3.4 Lợi nhuận của VietinBank Cần Thơ, 2009 - 2013
Nhƣ đã phân tích ở trên, lợi nhuận của ngân hàng tăng cao ở năm 2011 hay giảm đi ở năm 2012, 2013 do nhiều nguyên nhân khách quan do nền kinh tế, lãi suất, những qui định của NHNN, quan điểm của ngƣời tiêu dùng.
Năm 2012, lợi nhuận của ngân hàng giảm 45.891 triệu đồng, tƣơng ứng 66,64% so với cùng kỳ năm 2011, đây là sự sụt giảm rất đáng kể của đa số các ngân hàng, điều này đã đặt ra một thách thức rất lớn cho các ngân hàng.
Năm 2013, chủ trƣơng tiết kiệm chi phí của ngân hàng đã đem lại hiệu quả, vƣợt qua thu nhập giảm, lợi nhuận ngân hàng đã có dấu hiệu tích cực, lợi nhuận đạt 26.441 triệu đồng, tăng 3.464 triệu đồng, tƣơng đƣơng 15,08% so với cùng kỳ năm 2012.
Đến 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận của ngân hàng đạt 18.600 triệu đồng, giảm 747 triệu đồng, tức giảm 3,86% so với 6 tháng đầu năm 2013. Do chi phí tăng nhiều hơn so với thu nhập nên nguồn thu nhập cũng giảm theo.
3.2.5 Phân tích thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng đến VietinBank Cần Thơ
3.2.5.1 Thuận lợi
- Về uy tín: Ngân hàng hoạt động luôn có đƣợc sự hỗ trợ hiệu quả từ
NHCTVN cũng nhƣ các ban ngành, cấp ủy, chính quyền Uỷ ban nhân dân TP. Cần Thơ,... sẵn sàng hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh lâu dài tạo đƣợc uy tín với khách hàng.Sự quan tâm, động viên, khuyến khích
của cán bộ lãnh đạo đúng lúc, kịp thời đã phát huy tinh thần trách nhiệm và sự đoàn kết trong tập thể ngân hàng.
- Về nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiệt tình, tâm huyết trong công việc, đƣợc đào tạo nghiệp vụ một cách căn bản về thể lệ tín dụng và quy trình nghiệp vụ.
- Về vị trí: Thành phố Cần Thơ là một trung tâm kinh tế của Đồng bằng
sông Cửu Long – nơi tập trung dân cƣ đông đúc, có nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất để phát triển kinh tế - xã hội cũng nhƣ các dịch vụ ngân hàng. Tính đến nay, VietinBank Cần Thơ gồm 1 Chi nhánh và 8 Phòng giao dịch, tập trung ở những tuyến đƣờng trọng điểm của thành phố tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch thanh toán và huy động vốn từ các cá nhân, doanh nghiệp.
- Về cơ sở vật chất: Đƣợc trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất kĩ thuật vì
vậy có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng trong giao dịch, tạo sự tin tƣởng cho khách hàng trong việc gửi tiền, mở tài khoản,..Ngân hàng đã tích cực áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào hoạt động, cho ra nhiều dịch vụ mới, từng bƣớc hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, chỉnh sửa sổ tay tín dụng cho phù hợp với tình hình hiện tại,... tạo thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng và rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng.
3.2.5.2 Khó khăn
- Về tình hình kinh tế: Hiện nay, nền kinh tế thị trƣờng chƣa đi vào ổn
định cũng gây ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Về đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trên địa bàn TP. Cần Thơ có nhiều chi
nhánh NHTM mới thành lập, vì vậy sự cạnh tranh giữa các NHTM sẽ ngày càng trở nên gay gắt.
- Về khách hàng: Ngƣời dân vẫn còn thói quen giữ tiền ở nhà. Ngoài ra,