Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 37)

American card, Express card, JCB card,…), thẻ nội địa (debit card).

- Căn cứ vào tính chất thẻ: Thẻ thanh toán (Payment card), thẻ ghi nợ (Debit card), thẻ tín dụng (Credit card), thẻ thông minh (Smart card).

2.1.5 Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế quốc tế

Hiện nay, hoạt động thanh toán quốc tế đang đƣợc điều chỉnh bởi các nguồn luật và công ƣớc quốc tế, các nguồn luật quốc gia của các nƣớc tham gia thanh toán quốc tế cũng nhƣ các thông lệ và tập quán quốc tế. Trong đó, các thông lệ và tập quán quốc tế là các văn bản pháp lý tùy ý và không có tính chất áp dụng bắt buộc tự động nhƣ luật mà chỉ có gia trị pháp lý khi đƣợc dẫn chiếu.

2.1.5.1 Nguồn luật và công ước quốc tế

- Công ƣớc của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Công ƣớc Vienna 1980 (United Nation Convention on Contract for the International Sale of Goods – CISG) ngày 11/4/1980, thiết lập một khung pháp lý tƣơng đối đầy đủ về sự hình thành hợp đồng trong thƣơng mại quốc tế,

quy định nghĩa vụ của ngƣời mua và ngƣời bán cũng nhƣ các biện pháp xử lý có vi phạm hợp đồng và các điều khoản của hợp đồng.

- Luật thống nhất về hối phiếu và kỳ phiếu cuộc Công ƣớc Geneva – ULB 1930 (Uniform Law for Bills of Exchange and Promissory Notes, Geneva, 1930).

- Công ƣớc Liên Hợp Quốc về hối phiếu và kỳ phiếu quốc tế 1998 (United Nations Convetion on Internation Bills of Exchange and International Promissory Note 1988).

- Luật thống nhất về séc thuộc Công ƣớc Geneva 1931 – ULC 1931 (Uniform Law for Cheque, Geneva, 1931).

2.1.5.2 Thông lệ và tập quán quốc tế

- Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ UCP 600 (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, ICC Publication No. 600) là ấn bản mới nhất của bộ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ do Phòng Thƣơng Mại Quốc Tế (International chamber of commerce – ICC) ban hành. Bản quy tắc này là một văn bản pháp lý quốc tế có tính pháp lý tùy ý, không tự động áp dụng mà cần có sự đồng ý của các bên liên quan và dẫn chiếu vào L/C. Trƣớc UCP 600 thì UCP 500 bản sửa đổi năm 1993 là bản đƣợc áp dụng trong khá nhiều L/C. Hiện nay thì các văn bản này vẫn đƣợc sử dụng tùy theo sự thảo thuận của các bên tham gia trong thƣơng mại quốc tế.

- Bản phụ trƣơng của UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện từ (Supplement to UCP 600 for Electronic Presentation version 1.1 – eUCP 1.1 2007 ICC) là tập quán quốc tế bổ sung cho UCP nhằm điều chỉnh việc xuất trình văn bản. Khi áp dụng eUCP, nếu có mâu thuẫn với UCP thì các điều khoản của eUCP sẽ có hiệu lực.

- Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng trong kiểm tra chứng từ theo phƣơng thức tín dụng chứng từ ISBP 681 (International Standard Banking Practice, ICC publication No. 681, 2007 edition) là văn bản cụ thể hóa các quy định về kiểm tra bề mặt chứng từ, áp dụng kèm theo ấn bản mới nhất của UCP là UCP 600.

- Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng URR 725 (ICC Uniform Rules for Bank to Bank Reimbursement under Documentary Credit, ICC publication 725) có hiệu lực áp dụng từ ngày 1/10/2008, dùng thay cho URR 525 là ấn bản trƣớc đó. Tuy nhiên, nó không phải là một bản sửa đổi mà

chỉ là một bản cập nhật mới để phù hợp với UCP 600. URR 725 điều chỉnh việc hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo thƣ tín dụng.

- Quy tắc thống nhất về nhờ thu URC 522 (ICC Uniform Rules for Collection, ICC publication 522) là văn bản hƣớng dẫn hiện hành, dựa trên quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thƣơng mại (Uniform rules for the collection of commercial paper, 1967 revision – ICC) do Phòng Thƣơng mại quốc tế ban hành. Văn bản này đƣợc sửa đổi vào năm 1978 với số xuất bản 322 và năm 1995 với số xuất bản 522 có hiệu lực từ ngày 1/1/1996.

- Quy tắc thực hành về tín dụng dự phòng quốc tế ISP 98 (Intrernational Standby Pratices, ICC Publication No. 590, 1998 edition) là bản sửa đổi năm 1998 cho quy tắc thực hành về tín dụng dự phòng quốc tế, điều chỉnh các vấn đề liên quan tới thƣ tín dụng dự phòng.

- Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu URDG 758 (ICC Uniform Rules for Demand Guarantees, 2010 revision) là ấn bản số 758 của URDG do ICC ban hành. Dự kiến có hiệu lực từ 1/7/2010, URDG 758 là bản sửa đổi mới nhất sẽ thay thế cho URDG 458 điều chỉnh các vấn đề liên quan tới bảo lãnh theo yêu cầu. URDG 758 không phải là một bản cập nhật của URDG 458 mà là một ấn bản mới với các định nghĩa và cách diễn giải đƣợc viết lại với ngôn ngữ hiện đại dùng trong UCP 600, kèm theo hƣớng dẫn chi tiết về cách xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn áp dụng.

- Các điều kiện thƣơng mại quốc tế (International commercial Terms – Incoterms 2000) là bộ các quy tắc thƣơng mại quốc tế do ICC ban hành có hiệu lực từ năm 2000. Incoterms 2000 bao gồm có 13 điều kiện cơ sở giao hàng, chia làm 4 nhóm.

Ngoài ra, còn có các văn bản hƣớng dẫn bổ sung khác do ICC ban hành và các công ƣớc quốc tế về vận tải và hàng hải.

2.1.5.3 Nguồn luật quốc gia

Nguồn luật quốc gia trong thanh toán quốc tế bao gồm các văn bản luật và dƣới luật điều chỉnh các vấn đề liên quan tới thƣơng mại quốc tế và thanh toán quốc tế. Ví dụ nhƣ: Luật Dân sự Việt Nam 2005, Luật thƣơng mại Việt Nam 2005, Luật các tổ chức tín dụng, Luật các công cụ chuyển nhƣợng, Pháp lệnh ngoại hối 2005,…

Theo pháp luật Việt Nam thì việc áp dụng các nguồn luật và thông lệ quốc tế là có điều kiện, theo đó việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng các văn bản này không trái với các quy định của pháp luật Việt Nam.

2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế

Để đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế một cách đầy đủ và toàn diện, cần xem xét tính hiệu quả ở góc độ riêng ngân hàng và cả góc độ kinh tế - xã hội. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động, có thể đƣa ra hai nhóm: Nhóm chỉ tiêu đánh giá định lƣợng và nhóm chỉ tiêu đánh giá định tính.

2.1.6.1 Các chỉ tiêu đánh giá định lượng a) Giá trị thanh toán xuất khẩu

Giá trị thanh toán xuất khẩu là toàn bộ số tiền mà các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia mua bán, trao đổi, giao dịch với các đối tác nƣớc ngoài tại NH.

Phân tích tình hình giá trị thanh toán xuất khẩu tại VietinBank Cần Thơ giúp ta có nhận xét và đánh giá chính xác về thực trạng thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng trong thời gian qua.

b)Giá trị thanh toán nhập khẩu

Giá trị thanh toán nhập khẩu là toàn bộ số tiền mà các doanh nghiệp nhập khẩu tham gia mua bán, trao đổi, giao dịch với các đối tác nƣớc ngoài tại NH.

. Phân tích tình hình giá trị thanh toán nhập khẩu tại VietinBank Cần Thơ giúp ta có nhận xét và đánh giá chính xác về thực trạng thanh toán nhập khẩu tại ngân hàng trong thời gian qua.

c)Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế

Doanh số hoạt động TTQT là toàn bộ số tiền mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia mua bán, trao đổi, giao dịch với các đối tác nƣớc ngoài tại ngân hàng.

Phân tích tình hình doanh số hoạt động TTQT tại VietinBank Cần Thơ giúp ta có nhận xét và đánh giá chính xác về thực trạng hoạt động TTQT tại ngân hàng trong thời gian qua.

Giá trị thanh toán nhập khẩu = Giá trị L/C nhập đã thanh toán +

Giá trị nhờ thu nhập đã thanh toán + Giá trị tiền chuyển đi (mậu dịch)

Doanh số hoạt động TTQT = Doanh số hoạt động chuyển tiền +

Doanh số hoạt động nhờ thu + Doanh số hoạt động L/C

Giá trị thanh toán xuất khẩu = Giá trị L/C xuất đã thanh toán + Giá trị nhờ thu xuất đã thanh toán + Giá trị tiền chuyển đến (mậu dịch)

2.1.6.2 Các chỉ tiêu đánh giá định tính

- Việc tăng cường và củng cố nguồn vốn ngoại tệ cho ngân hàng

Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, mọi nguồn thu ngoại tệ từ nƣớc ngoài hoặc chi phí ngoại tệ để thanh toán cho nƣớc ngoài, các NHTM đều phải thực hiện thông qua tài khoản NOSTRO – tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình tại nƣớc ngoài. Hoạt động TTQT càng phát triển thì doanh số giao dịch qua tài khoản NOSTRO này sẽ ngày càng nhiều. Đặc biệt, khi doanh số thanh toán hàng xuất khẩu càng cao thì nguồn vốn ngoại tệ thu về trên tài khoản NOSTRO càng lớn, số dƣ tiền gửi ngoại tệ của NHTM tại nƣớc ngoài sẽ càng cao. Đây chính là hiêu quả mà hoạt động TTQT đã mang lại cho ngân hàng.

- Việc tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng XNK

Ngân hàng là nguồn cung cấp tài chính cần thiết cho các doanh nghiệp XNK. Sự hợp nhất giữa ngân hàng và các doanh nghiệp XNK sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng tín dụng XNK, từ đó hoạt động thanh toán quốc tế cũng phát triển cao hơn, kích thích sự phát triển nền kinh tế.

- Việc đẩy mạnh quản lý rủi ro hoạt động thanh toán quốc tế

Quản lý và kiểm soát đƣợc rủi ro là một thành công rất lớn trong TTQT.

- Việc phát triển và mở rộng mạng lưới của các ngân hàng đại lý, phát

triển quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế.

Chỉ tiêu này đƣợc thể hiện ở thứ bậc xếp hạng hay các giải thƣởng do tổ chức quốc tế có uy tín xếp hạng hay trao tặng. Thƣơng hiệu của ngân hàng đƣợc nhiều ngƣời biết đến, khách hàng càng ngày càng tăng.

- Số vụ tranh chấp trong thanh toán quốc tế

Trong TTQT cũng có thể xảy ra những tranh chấp, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng làm cho doanh thu từ hoạt động này giảm. Mặt khác, những vụ tranh chấp đó còn làm giảm uy tín của ngân hàng. Vì vậy, số vụ tranh chấp trong TTQT cũng phản ánh chất lƣợng và hiệu quả TTQT của ngân hàng.

- Thương hiệu của ngân hàng

Thƣơng hiệu của ngân hàng ngày càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến, khách hàng ngày càng tăng một cách ổn định hay sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng.

- Chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của NHTM

vay tiền để mua hàng xuất khẩu, hoặc cho vay trên cơ sở đảm bảo bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C, ngân hàng sẽ thu lãi trên khoản vốn đã cho vay này. Hoạt động TTQT càng phát triển thì các khoản tín dụng này sẽ càng nhiều, ngân hàng sẽ thu đƣợc nhiều lãi và phí dịch vụ từ những hoạt động cho vay này. Ngoài ra, ngân hàng cần tăng cƣờng và hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu nhằm tăng doanh số TTQT qua ngân hàng.

2.1.6.3 Một số chỉ tiêu đo lường khác

- Tỷ số giữa số BCT bị từ chối và tổng số BCT xuất trình và gửi đi. - Tỷ số giữa trị giá chiết khấu phát sinh rủi ro và tổng giá trị chiết khấu. - Tỷ số giữa số thƣ tín dụng giả nhận đƣợc và tổng số thƣ tín dụng nhận.

2.1.7 Giới thiệu về hệ thống SWIFT

SWIFT (Society Worldwide Interbank Telecommunications) – Hiệp hội Viễn thông Liên ngân hàng tài chính toàn cầu – Trụ sở Brusel Bỉ.

Mục đích hoạt động của SWIFT là chuyển những thông tin thanh toán nhanh chóng, an toàn, chi phí thấp, không cần chứng từ và thông báo (thông tin) ngân hàng với ngân hàng.

Hệ thống SWIFT hoạt động liên tục 24/24, mỗi bức điện chuyển đi chỉ mất vài giây trong khi đó chi phí thì rất thấp so với telex, fax thông thƣờng. Bên cạnh đó, việc nhận và chuyển các bức điện đều đƣợc mã hóa và đƣợc cài đặt những thiết bị kiểm tra tự động để đảm bảo an toàn, nhanh chóng, chính xác trong các nghiệp vụ TTQT. Với những ƣu điểm trên nên hệ thống SWIFT ngày càng phát triển rộng rãi trên thế giới, Việt Nam đƣợc mời tham dự vào hệ thống SWIFT vào tháng 3/1995. Hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đều tham gia vào hệ thống SWIFT này.

Hình 2.5 Sơ đồ trình tự chuyển tiền qua mạng thanh toán SWIFT

Hệ thống Swift nội địa Trung tâm điều hành Swift thế giới Hệ thống Swift nội địa Ngân hàng

chuyển thông tin Ngân hàng chuyển thông tin

Ngân hàng chuyển thông tin

Ngân hàng chuyển thông tin

Ngân hàng nhận thông tin Ngân hàng nhận thông tin Ngân hàng nhận thông tin Ngân hàng nhận thông tin

Mọi tin đều đƣợc mã hóa và chỉ có những ngƣời có phận sự mới tiếp nhận đƣợc. Tất cả các ngân hàng chuyển thông tin của mình tới một trung tâm điện tín quốc gia. Tại đây mọi thông tin của các ngân hàng là thành viên của hệ thống SWIFT nội địa sẽ đƣợc tập hợp và chuyển tới một trung tâm điều hành SWIFT thế giới đặt tại Hà Lan va Mỹ. Tại các trung tâm này, tất cả các thông tin đƣợc chuyển tiếp tới các trung tâm SWIFT nội địa của từng nƣớc của ngân hàng tiếp nhận thông tin. Ngân hàng tiếp nhận thông tin chỉ cần gọi thông tin và làm việc.

* Về cơ bản, ngân hàng chuyển tin có 2 khả năng truyền tin:

- Truyền tin thông thƣờng: Ngân hàng chuyển tin lên trung tâm điện tín quốc gia. Tại đây thông tin đƣợc tổng hợp và đƣợc truyền vào hệ thống SWIFT quốc tế vào một thời điểm ấn định và từ đó thông tin đƣợc chuyển tới các ngân hàng tiếp nhận thông tin.

- Truyền tin khẩn: đối với những hợp đồng thanh toán khẩn cấp, thông tin đƣợc chuyển cấp tốc tới ngƣời tiếp nhận trong vài phút.

* Tóm lại, những tiện lợi của hệ thống SWIFT đƣợc tổng hợp nhƣ sau: - Thông tin đƣợc chuyển rất nhanh trong ngày.

- Đảm bảo an toàn trong việc chuyển tin thông qua việc mã hóa thông tin.

- Chuẩn định những quá trình thanh toán khác nhau thông qua việc đƣa thông tin vào mẫu chuẩn SWIFT.

- Lệ phí thấp hơn nhiều so với các hình thức thanh toán khác.

Việc đƣa thông tin vào hệ thống SWIFT, ngƣời ta phải sử dụng hơn 120 mẫu chuẩn. Thông tin sẽ đƣợc mã hóa địa chỉ theo một trong những địa chỉ theo qui định của SWIFT.

2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Số liệu thu thập chủ yếu là số liệu thƣ́ cấp tƣ̀ phòng Khách hàng Doanh nghiệp: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Một số thu thập từ sách báo, tạp chí và các website có liên quan đến đề tài và ngân hàng (www.cantho.gov.vn, www.sbv.gov.vn, www.vietinbank.vn, www.vietcombank.com.vn, www.eximbank.com.vn,...) để phân tích l àm rõ vấn đề.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: Sƣ̉ dụng phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp thống kê

mô tả để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu đƣợc từ ngân hàng nhằm phản ánh thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Là phƣơng pháp xem xét các chỉ ti êu phân tích bằng cá ch dựa trên việc so sánh số li ệu với m ột chỉ ti êu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Điều kiện để so sánh l à: các chỉ ti êu so sánh phải ph ù hợp về yếu tố không gian , thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vi ̣ đ o lư ờng, phƣơng pháp tính toán . Đây là phƣơng pháp đơn giản và đƣợc sử dụng nhiều nhất trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cũng nhƣ trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.

- Phương pháp so sánh tuyệt đối: là kết quả dƣ̣a trên hiệu số gi ữa hai

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)