Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 40)

Để đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế một cách đầy đủ và toàn diện, cần xem xét tính hiệu quả ở góc độ riêng ngân hàng và cả góc độ kinh tế - xã hội. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động, có thể đƣa ra hai nhóm: Nhóm chỉ tiêu đánh giá định lƣợng và nhóm chỉ tiêu đánh giá định tính.

2.1.6.1 Các chỉ tiêu đánh giá định lượng a) Giá trị thanh toán xuất khẩu

Giá trị thanh toán xuất khẩu là toàn bộ số tiền mà các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia mua bán, trao đổi, giao dịch với các đối tác nƣớc ngoài tại NH.

Phân tích tình hình giá trị thanh toán xuất khẩu tại VietinBank Cần Thơ giúp ta có nhận xét và đánh giá chính xác về thực trạng thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng trong thời gian qua.

b)Giá trị thanh toán nhập khẩu

Giá trị thanh toán nhập khẩu là toàn bộ số tiền mà các doanh nghiệp nhập khẩu tham gia mua bán, trao đổi, giao dịch với các đối tác nƣớc ngoài tại NH.

. Phân tích tình hình giá trị thanh toán nhập khẩu tại VietinBank Cần Thơ giúp ta có nhận xét và đánh giá chính xác về thực trạng thanh toán nhập khẩu tại ngân hàng trong thời gian qua.

c)Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế

Doanh số hoạt động TTQT là toàn bộ số tiền mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia mua bán, trao đổi, giao dịch với các đối tác nƣớc ngoài tại ngân hàng.

Phân tích tình hình doanh số hoạt động TTQT tại VietinBank Cần Thơ giúp ta có nhận xét và đánh giá chính xác về thực trạng hoạt động TTQT tại ngân hàng trong thời gian qua.

Giá trị thanh toán nhập khẩu = Giá trị L/C nhập đã thanh toán +

Giá trị nhờ thu nhập đã thanh toán + Giá trị tiền chuyển đi (mậu dịch)

Doanh số hoạt động TTQT = Doanh số hoạt động chuyển tiền +

Doanh số hoạt động nhờ thu + Doanh số hoạt động L/C

Giá trị thanh toán xuất khẩu = Giá trị L/C xuất đã thanh toán + Giá trị nhờ thu xuất đã thanh toán + Giá trị tiền chuyển đến (mậu dịch)

2.1.6.2 Các chỉ tiêu đánh giá định tính

- Việc tăng cường và củng cố nguồn vốn ngoại tệ cho ngân hàng

Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, mọi nguồn thu ngoại tệ từ nƣớc ngoài hoặc chi phí ngoại tệ để thanh toán cho nƣớc ngoài, các NHTM đều phải thực hiện thông qua tài khoản NOSTRO – tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình tại nƣớc ngoài. Hoạt động TTQT càng phát triển thì doanh số giao dịch qua tài khoản NOSTRO này sẽ ngày càng nhiều. Đặc biệt, khi doanh số thanh toán hàng xuất khẩu càng cao thì nguồn vốn ngoại tệ thu về trên tài khoản NOSTRO càng lớn, số dƣ tiền gửi ngoại tệ của NHTM tại nƣớc ngoài sẽ càng cao. Đây chính là hiêu quả mà hoạt động TTQT đã mang lại cho ngân hàng.

- Việc tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng XNK

Ngân hàng là nguồn cung cấp tài chính cần thiết cho các doanh nghiệp XNK. Sự hợp nhất giữa ngân hàng và các doanh nghiệp XNK sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng tín dụng XNK, từ đó hoạt động thanh toán quốc tế cũng phát triển cao hơn, kích thích sự phát triển nền kinh tế.

- Việc đẩy mạnh quản lý rủi ro hoạt động thanh toán quốc tế

Quản lý và kiểm soát đƣợc rủi ro là một thành công rất lớn trong TTQT.

- Việc phát triển và mở rộng mạng lưới của các ngân hàng đại lý, phát

triển quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế.

Chỉ tiêu này đƣợc thể hiện ở thứ bậc xếp hạng hay các giải thƣởng do tổ chức quốc tế có uy tín xếp hạng hay trao tặng. Thƣơng hiệu của ngân hàng đƣợc nhiều ngƣời biết đến, khách hàng càng ngày càng tăng.

- Số vụ tranh chấp trong thanh toán quốc tế

Trong TTQT cũng có thể xảy ra những tranh chấp, dẫn đến rủi ro cho ngân hàng làm cho doanh thu từ hoạt động này giảm. Mặt khác, những vụ tranh chấp đó còn làm giảm uy tín của ngân hàng. Vì vậy, số vụ tranh chấp trong TTQT cũng phản ánh chất lƣợng và hiệu quả TTQT của ngân hàng.

- Thương hiệu của ngân hàng

Thƣơng hiệu của ngân hàng ngày càng đƣợc nhiều ngƣời biết đến, khách hàng ngày càng tăng một cách ổn định hay sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng.

- Chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của NHTM

vay tiền để mua hàng xuất khẩu, hoặc cho vay trên cơ sở đảm bảo bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C, ngân hàng sẽ thu lãi trên khoản vốn đã cho vay này. Hoạt động TTQT càng phát triển thì các khoản tín dụng này sẽ càng nhiều, ngân hàng sẽ thu đƣợc nhiều lãi và phí dịch vụ từ những hoạt động cho vay này. Ngoài ra, ngân hàng cần tăng cƣờng và hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu nhằm tăng doanh số TTQT qua ngân hàng.

2.1.6.3 Một số chỉ tiêu đo lường khác

- Tỷ số giữa số BCT bị từ chối và tổng số BCT xuất trình và gửi đi. - Tỷ số giữa trị giá chiết khấu phát sinh rủi ro và tổng giá trị chiết khấu. - Tỷ số giữa số thƣ tín dụng giả nhận đƣợc và tổng số thƣ tín dụng nhận.

2.1.7 Giới thiệu về hệ thống SWIFT

SWIFT (Society Worldwide Interbank Telecommunications) – Hiệp hội Viễn thông Liên ngân hàng tài chính toàn cầu – Trụ sở Brusel Bỉ.

Mục đích hoạt động của SWIFT là chuyển những thông tin thanh toán nhanh chóng, an toàn, chi phí thấp, không cần chứng từ và thông báo (thông tin) ngân hàng với ngân hàng.

Hệ thống SWIFT hoạt động liên tục 24/24, mỗi bức điện chuyển đi chỉ mất vài giây trong khi đó chi phí thì rất thấp so với telex, fax thông thƣờng. Bên cạnh đó, việc nhận và chuyển các bức điện đều đƣợc mã hóa và đƣợc cài đặt những thiết bị kiểm tra tự động để đảm bảo an toàn, nhanh chóng, chính xác trong các nghiệp vụ TTQT. Với những ƣu điểm trên nên hệ thống SWIFT ngày càng phát triển rộng rãi trên thế giới, Việt Nam đƣợc mời tham dự vào hệ thống SWIFT vào tháng 3/1995. Hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đều tham gia vào hệ thống SWIFT này.

Hình 2.5 Sơ đồ trình tự chuyển tiền qua mạng thanh toán SWIFT

Hệ thống Swift nội địa Trung tâm điều hành Swift thế giới Hệ thống Swift nội địa Ngân hàng

chuyển thông tin Ngân hàng chuyển thông tin

Ngân hàng chuyển thông tin

Ngân hàng chuyển thông tin

Ngân hàng nhận thông tin Ngân hàng nhận thông tin Ngân hàng nhận thông tin Ngân hàng nhận thông tin

Mọi tin đều đƣợc mã hóa và chỉ có những ngƣời có phận sự mới tiếp nhận đƣợc. Tất cả các ngân hàng chuyển thông tin của mình tới một trung tâm điện tín quốc gia. Tại đây mọi thông tin của các ngân hàng là thành viên của hệ thống SWIFT nội địa sẽ đƣợc tập hợp và chuyển tới một trung tâm điều hành SWIFT thế giới đặt tại Hà Lan va Mỹ. Tại các trung tâm này, tất cả các thông tin đƣợc chuyển tiếp tới các trung tâm SWIFT nội địa của từng nƣớc của ngân hàng tiếp nhận thông tin. Ngân hàng tiếp nhận thông tin chỉ cần gọi thông tin và làm việc.

* Về cơ bản, ngân hàng chuyển tin có 2 khả năng truyền tin:

- Truyền tin thông thƣờng: Ngân hàng chuyển tin lên trung tâm điện tín quốc gia. Tại đây thông tin đƣợc tổng hợp và đƣợc truyền vào hệ thống SWIFT quốc tế vào một thời điểm ấn định và từ đó thông tin đƣợc chuyển tới các ngân hàng tiếp nhận thông tin.

- Truyền tin khẩn: đối với những hợp đồng thanh toán khẩn cấp, thông tin đƣợc chuyển cấp tốc tới ngƣời tiếp nhận trong vài phút.

* Tóm lại, những tiện lợi của hệ thống SWIFT đƣợc tổng hợp nhƣ sau: - Thông tin đƣợc chuyển rất nhanh trong ngày.

- Đảm bảo an toàn trong việc chuyển tin thông qua việc mã hóa thông tin.

- Chuẩn định những quá trình thanh toán khác nhau thông qua việc đƣa thông tin vào mẫu chuẩn SWIFT.

- Lệ phí thấp hơn nhiều so với các hình thức thanh toán khác.

Việc đƣa thông tin vào hệ thống SWIFT, ngƣời ta phải sử dụng hơn 120 mẫu chuẩn. Thông tin sẽ đƣợc mã hóa địa chỉ theo một trong những địa chỉ theo qui định của SWIFT.

2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Số liệu thu thập chủ yếu là số liệu thƣ́ cấp tƣ̀ phòng Khách hàng Doanh nghiệp: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của VietinBank Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Một số thu thập từ sách báo, tạp chí và các website có liên quan đến đề tài và ngân hàng (www.cantho.gov.vn, www.sbv.gov.vn, www.vietinbank.vn, www.vietcombank.com.vn, www.eximbank.com.vn,...) để phân tích l àm rõ vấn đề.

2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: Sƣ̉ dụng phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp thống kê

mô tả để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu đƣợc từ ngân hàng nhằm phản ánh thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Là phƣơng pháp xem xét các chỉ ti êu phân tích bằng cá ch dựa trên việc so sánh số li ệu với m ột chỉ ti êu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Điều kiện để so sánh l à: các chỉ ti êu so sánh phải ph ù hợp về yếu tố không gian , thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vi ̣ đ o lư ờng, phƣơng pháp tính toán . Đây là phƣơng pháp đơn giản và đƣợc sử dụng nhiều nhất trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cũng nhƣ trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.

- Phương pháp so sánh tuyệt đối: là kết quả dƣ̣a trên hiệu số gi ữa hai

chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu gốc. ∆y = y1 - y0

Trong đó:

∆y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu giƣ̃a 2 kỳ y

1: chỉ tiêu năm sau y

0: chỉ tiêu năm trước

- Phương pháp so sánh tương đối động thái : là tỷ lệ phần trăm của chỉ

tiêu kỳ phân tí ch so với chỉ tiêu gốc để th ể hiện mƣ́c độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng.

Δy = y1 – y0

x100% y0

Trong đó:

∆y: tốc độ tăng trƣởng kỳ sau so với kỳ trƣớ c y

1: chỉ tiêu năm sau y

0: chỉ tiêu năm trƣớc

- Phương pháp so sánh tương đối kết cấu: nhằm xác định tỷ trọng mỗi

bộ phận chiếm trong tổng thể để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ tiêu nào đó theo thời gian.

Số tƣơng đối kết cấu =

Số tuyệt đối từng bộ phận

x100% Số tuyệt đối tổng thể

- Mục tiêu 2: Sƣ̉ du ̣ng phương pháp thố ng kê mô tả để t ìm hiểu các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến hoa ̣t động thanh toán quốc tế của ngân hàng.

2.2.2.2 Phương pháp thống kê mô tả

Là phƣơng pháp bao gồm thu th ập số li ệu, trình bày, mô tả để phản ánh tổng quát đối tượng nghiên cƣ́u. Biểu diễn dƣ̃ liệu bằng đồ ho ̣a trong đó các đồ thị mô tả dữ li ệu hoặc giúp so sánh dữ liệu. Biểu diễn dƣ̃ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dƣ̃ liệu.

- Mục tiêu 3: Sử dụng ma trận SWOT để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu bên trong ngân hàng, cơ hội và thách thức bên ngoài ngân hàng. Và phƣơng pháp thống kê mô tả, suy diễn để đƣa ra những giải pháp mang tính chiến lược nhằm nâng cao hoa ̣t động thanh toán quốc tế của ngân hàng.

2.2.2.3 Ma trận SWOT

Để tiến hành một phân tích SWOT nên liệt kê một loạt câu hỏi và trả lời từng câu một trong mỗi phần Điểm mạnh (S), Điểm yếu (W), Cơ hội (O), Thách thức (T):

Bảng 2.1: Phân tích ma trận SWOT

Ma trận SWOT

Cơ hội (O)

O1: O2: … Thách thức (T) T1: T2: … Điểm mạnh (S) S1: S2: ... Kết hợp S + O Chiến lƣợc kết hợp điểm mạnh để tận dụng cơ hội. Kết hợp S + T Chiến lƣợc kết hợp điểm mạnh để hạn chế thách thức. Điểm yếu (W) W1: W2: Kết hợp W + O Chiến lƣợc kết hợp khắc phục điểm yếu để tận dụng cơ hội. Kết hợp W + T Chiến lƣợc kết hợp điểm yếu và thách thức để khắc

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế nói chung: Khái niệm, vai trò, các phƣơng thức, phƣơng tiện thanh toán quốc tế chủ yếu, hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế và một số chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM. Đồng thời, tác giả cũng trình bày một số phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu nhƣ: phƣơng pháp so sánh, thống kê mô tả, phân tích SWOT,... Qua chƣơng này, giúp tác giả nắm đƣợc cơ sở lý luận để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ ở chƣơng 3 và chƣơng 4.

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Một số thông tin về Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam:

+ Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thƣơng mại Cổ Phần Công Thƣơng Việt Nam.

+ Tên tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade.

+ Tên giao dịch: VietinBank.

+ Hội sở chính: 108 Trần Hƣng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. + Điện thoại: (84-4) 3942 1030

+ Fax: (84-4) 3942 1032

+ Website: www.vietinbank.vn

Ngân Hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (INCOMBANK) đƣợc thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng. Ngày 16 tháng 01 năm 2008, đƣợc sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam quyết định đổi tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là Vietnam Bank for Industry and Trade, viết tắt là VIETINBANK.

Là Ngân hàng thƣơng mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, góp phần vào sự điều tiết nền kinh tế. Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đƣợc cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.

Có hệ thống mạng lƣới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. Có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thƣơng, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 5 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trƣờng Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò. Có

và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bƣớc phát triển vƣợt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trƣờng khu vực và thế giới.

Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.

Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thƣơng mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh. Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 40)