Yếu tố bên ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 85)

4.3.2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố Cần Thơ

Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Thành phố Cần Thơ rất có thế mạnh về xuất khẩu hàng hóa chủ yếu là xuất khẩu thủy sản và gạo, chiếm tỷ trọng cao nhất so với các mặt hàng khác. Do chủ trƣơng của thành phố về khuyến khích hàng hóa xuất khẩu nên những năm qua kim ngạch xuất khẩu của thành phố tăng đáng kể, hoạt

nguyên vật liệu, phân bón, nông dƣợc, xăng dầu,…với số lƣợng ít và giá trị lô hàng nhỏ nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trƣờng xuất khẩu của thành phố ngày càng đƣợc mở rộng ngoài thị trƣờng truyền thống nhƣ Mỹ, Nhật Bản, các doanh nghiệp tại Cần Thơ có quan hệ xuất khẩu hàng hóa với khoảng 84 quốc gia (năm 2011) nhƣ châu Á, châu Mỹ, châu Âu,…hoạt động XNK đã góp phần mang về cho thành phố nguồn thu lớn từ ngoại tệ.

Bảng 4.7: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: Nghìn USD Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%) 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Xuất khẩu 1.249.224 1.292.007 1.231.431 3,425 (4,689) Nhập khẩu 513.862 345.021 387.024 (32,857) 12,174 Tổng 1.763.086 1.673.028 1.618.455 (5,108) (3,262)

Nguồn: Sở Công thương thành phố Cần Thơ, 2011 - 2013

Kim ngạch xuất khẩu của thành phố Cần Thơ năm 2011 là 1.249.224 nghìn USD, năm 2012 tăng nhẹ 42.783 nghìn USD so với cùng kì năm 2011, tỷ lệ tăng 3,425% nhƣng đến năm 2013 giảm 60.576 nghìn USD, tỷ lệ giảm 4,689%. Còn kim ngạch nhập khẩu cũng không mấy khả quan hơn, năm 2012 giảm 168.841 nghìn USD, tƣơng ứng 32,875% so với năm 2011, nhƣng đến năm 2013 bắt đầu tăng lại 42.003 nghìn USD, tƣơng ứng 12,174% so với năm 2012.

Tóm lại, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của thành phố Cần Thơ là yếu tố quan trọng tác động mạnh đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Khi yếu tố này biến động sẽ làm ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động thanh toán quốc tế, đặc biệt là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố là thủy sản và gạo.

4.3.2.2 Tỷ giá hối đoái

Đây cũng là một nhân tố ảnh hƣởng đến chiến lƣợc cạnh tranh của ngân hàng. Tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và hoạt động mua bán ngoại tệ của ngân hàng. Trong giai đoạn 2011 - 2013, những thay đổi căn bản trong công tác điều hành tỷ giá và thị trƣờng ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc đã bƣớc đầu tạo lập sự ổn định vững chắc cho thị trƣờng ngoại tệ và tỷ giá.

Từ quý IV/2011, để kiểm soát kỳ vọng, góp phần ổn định tỷ giá, NHNN thƣờng xuyên đƣa ra các cam kết về việc tiếp tục duy trì ổn định tỷ giá trong từng thời kỳ với mức biến động trong khoảng 1% giai đoạn cuối năm 2011 và 2-3%/năm cho các năm 2012 và 2013.

Trong hơn 2 năm qua, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ một cách chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô góp phần ổn định giá trị VND, kiểm soát kỳ vọng lạm phát góp phần quan trọng hỗ trợ điều hành tỷ giá và thị trƣờng ngoại hối.

Tóm lại, tỷ giá hối đoái phải quy định phù hợp với thị trƣờng dựa trên quan hệ cung cầu, nếu tỷ giá hối đoái quy định không phù hợp, chẳng hạn tỷ giá quá thấp sẽ ảnh hƣởng, kìm hãm xuất khẩu, giảm sự cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nƣớc trên thị trƣờng quốc tế. Nhƣng nếu tỷ giá hối đoái không ổn định, biến động tăng liên tục trong một thời gian sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu, làm mất ổn định thị trƣờng, tạo nên sự bất an trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu

4.3.2.3 Môi trường pháp lý

Môi trƣờng pháp lý thông qua hệ thống pháp luật có vai trò tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc để hoạt động thanh toán quốc tế phát triển. Luật pháp quốc gia cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Việt Nam còn thiếu, bất cập, nhiều văn bản đã đƣợc ban hành từ lâu không còn phù hợp với điều kiện hiện tại, chúng ta chƣa có riêng một quy chế, văn bản pháp lý hƣớng dẫn giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho ngành Ngân hàng và từng ngành chức năng có liên quan. Các văn bản hiện hành quy định chồng chéo, qua nhiều lần sửa đổi bổ sung nên khó thực hiện, hiệu lực pháp luật chƣa cao, tạo nhiều kẽ hở cho nhiều khách hàng lợi dụng để thực hiện những mục đích thiếu trung thực trong kinh doanh.

Ở tầm quản lý vĩ mô, Chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động trong nền kinh tế quốc dân nói chung, lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, lĩnh vực thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Chính sách kinh tế vĩ mô bao gồm chính sách về kinh tế, tài chính, chính sách kinh tế đối ngoại ... Nếu Chính phủ thay đổi một trong các chính sách này thì sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của các doanh nghiệp và các Ngân hàng thƣơng mại cũng chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp. Tùy từng thời điểm cụ thể, tuỳ mục tiêu phát triển mà các chính sách này có thể tác động đến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu một cách khác nhau, có thể là tác động

nƣớc về xuất nhập khẩu phải đƣợc xem xét kỹ trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trƣờng... để quy định về khối lƣợng, thời gian, mặt hàng xuất nhập khẩu, doanh nghiệp đƣợc phép tham gia xuất nhập khẩu, để tạo sự ổn định cho nền kinh tế, đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc, phát triển sản xuất trong nƣớc, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất hàng xuất khẩu.

Ngoài ra, bằng việc ấn định chế độ trách nhiệm về hành chính, về dân sự và về hình sự với các chế tài cụ thể, pháp luật đã tạo lập một môi trƣờng pháp lý tích cực cho hoạt động thanh toán quốc tế. Điều này không chỉ góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, các ngân hàng thƣơng mại tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế mà còn hạn chế và giảm thiểu tình trạng vi phạm hợp đồng liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế.

4.3.2.4 Môi trường văn hóa, xã hội

Trong giai đoạn đầu thời kỳ mở cửa, ngƣời dân chƣa có thói quen tin tƣởng vào hệ thống ngân hàng, thói quen cất trữ tiền vàng bên mình còn phổ biến trong đa số tầng lớp dân chúng và các doanh nghiệp. Nhƣng những năm gần đây, tình hình đã trở nên khác hẳn, ngƣời dân và doanh nghiệp ngày càng tin tƣởng vào uy tín và bắt đầu quen với các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Do đó, nhu cầu sử dụng máy ATM, chuyển tiền,… ngày càng tăng dần, thay thế cho việc sử dụng tiền mặt. Yếu tố này tác động đến sự phát triển mạnh tới hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng nói chung và VietinBank nói riêng trong giai đoạn gần đây.

4.3.2.5 Đối thủ cạnh tranh

Theo cam kết khi gia nhập WTO, kể từ ngày 01/01/2009, các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài đƣợc thành lập ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam với các ràng buộc về vốn. Đây sẽ là sức ép rất lớn đối với các NHTM trong nƣớc do các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài có năng lực tài chính rất mạnh, kinh nghiệm trong chiến lƣợc marketing và có mạng lƣới giao dịch rộng khắp trên toàn thế giới.

Riêng trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện nay, có trên 50 ngân hàng và tổ chức tín dụng đang hoạt động, cạnh tranh quyết liệt với nhau, gây khó khăn cho VietinBank Cần Thơ trong việc giữ lƣợng khách hàng ổn định và phát triển khách hàng mới.Tuy nhiên, trong các ngân hàng có uy tín, năng lực thực hiện thanh toán quốc tế cũng không nhiều. Ngoài VietinBank Cần Thơ, các ngân hàng đang chiếm ƣu thế trong hoạt động thanh toán quốc tế là: ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Vietcombank (VCB), ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Eximbank (EIB), ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển

Việt Nam (BIDV),…Đáng chú ý là sự gia nhập của các ngân hàng nƣớc ngoài, cụ thể là sự xuất hiện của ngân hàng HSBC vào cuối năm 2010. Trong bối cảnh này, VietinBank Cần Thơ buộc phải chia sẻ thị phần cho các ngân hàng khác, tuy nhiên VietinBank Cần Thơ vẫn là một trong các ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế phát triển nhất trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Eximbank: đúng nhƣ tên gọi ngân hàng Xuất nhập khẩu, EIB thực sự có

thị phần thanh toán quốc tế lớn tại TPCT. Với sản phẩm đa dạng nhƣ tài trợ linh hoạt từ khi thu mua nguyên liệu để sản xuất đến khi nhân đƣợc tiền thanh toán từ bên mua hàng, tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng đảm bảo bằng khoản thu từ bộ chứng từ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô hàng nhập,… khách hàng có thể có tài sản đảm bảo hoặc không cần tài sản đảm bảo. Đặc biệt, hoạt động thanh toán quốc tế của EIB cũng rất phát triển với mức phí ƣu đãi và nhiều chƣơng trình khuyến mãi. Các phƣơng thức tài trợ chủ yếu: L/C, D/P, D/A, T/T, CAD.

Vietcombank: đây là ngân hàng quốc doanh lớn mạnh nhất tại TPCT không chỉ riêng mảng thanh toán quốc tế mà còn các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác. Ƣu điểm nổi bật của VCB Cần Thơ là mức lãi suất thấp, khó để các ngân hàng khác cạnh tranh. Mặt khác, VCB rất mạnh trong mảng thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối, đây là một trong những yếu tố thuận lợi giúp VCB thu hút lƣợng doanh nghiệp XNK.

HSBC: tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức tài chính và ngân hàng hàng đầu trên thế giới với các chi nhánh rộng khắp. Tại TPCT, HSBC có văn phòng đại diện từ năm 2009, tuy nhiên đến tháng 9/2010 mới có chi nhánh ở đây. Đây là ngân hàng nƣớc ngoài phát triển mạnh tại Việt Nam. Do mới thành lập nên so với VietinBank Cần Thơ, lƣợng khách hàng của công ty chƣa lớn. Tuy nhiên, do đặc điểm là ngân hàng nƣớc ngoài nên ngoài hoạt động ngoại thƣơng, thanh toán quốc tế rất đƣợc chú trọng và trở thành mục tiêu phát triển. Vì thế trong tƣơng lai HSBC sẽ là một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với VietinBank.

Bên cạnh uy tín và chất lƣợng thanh toán quốc tế, biểu phí thanh toán quốc tế cũng góp phần quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngân hàng. Sau đây là bảng so sánh biểu phí một số nghiệp vụ thanh toán quốc tế của VietinBank với Vietcombank và Eximbank:

Bảng 4.8: SO SÁNH PHÍ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA VIETINBANK VỚI VIETCOMBANK VÀ EXIMBANK

DỊCH VỤ

MỨC PHÍ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vietinbank Vietcombank Eximbank

I. XUẤT KHẨU

1. Nhận tiền chuyển khoản đến từ NH nƣớc ngoài

1.1 Nhận tiền đến từ nƣớc ngoài 0,05% trị giá Min: 2 USD Max: 150 USD - Ngƣời thụ hƣởng tại VCB: miễn phí - Ngƣời thụ hƣởng tại NH khác: 10 USD/món 0,05% trị giá Min: 2 USD Max:100 USD 1.2 Phí thoái hồi lênh chuyển tiền cho NH nƣớc ngoài

10 USD 15 USD/món 10 USD

2. Nhờ thu

2.1 Gửi đi nƣớc

ngoài nhờ thu 5 USD 20.000 VND 5 USD 2.2 Thanh toán

nhờ thu gửi đi nƣớc ngoài 0,18% giá trị báo có Min: 20 USD 0,2%/trị giá nhờ thu Min: 20 USD Max: 200 USD 0.15%/ trị giá BCT Min: 10 USD Max: 200 USD 2.3 Hủy nhờ thu

theo yêu cầu

10 USD *5 USD + phí phải trả NH trong nƣớc *10 USD + phí phải trả NH nƣớc ngoài 10 USD + phí phát sinh (nếu có)

3. Thƣ tín dụng xuất khẩu

3.1 Thanh toán BCT theo thƣ 0,18%/trị giá BCT 0,15%/trị giá BCT 0.15%/ trị giá BCT

tín dụng Min: 20 USD Max: 200 USD Min: 20 USD Max: 200 USD Min: 10 USD Max: 200 USD 3.2 Hủy thƣ tín dụng theo yêu cầu

20 USD/lần 20 USD/lần 10 USD/lần

II. NHẬP KHẨU

1. Chuyển tiền đi nƣớc ngoài

Phí chuyển

tiền bằng điện 5 USD

0,2% Min: 5 USD Max: 300 USD 0,2 % - 5% Min: 10 USD 2. Nhờ thu 2.1 Nhận và thông báo nhờ thu

10 USD 10 USD 5 USD

2.2 Thanh toán nhờ thu nƣớc ngoài gửi đến 0,2%/trị giá nhờ thu Min: 20 USD Max: 200 USD 0,2%/ trị giá nhờ thu Min: 20 USD Max: 200 USD Tối thiểu 0.2%/trị giá thanh toán Min: 10 USD (ngƣời mua chịu), 20 USD (ngƣời bán chịu)

2.3 Hủy nhờ thu

theo yêu cầu 20 USD

10 USD + phí phải trả NH nƣớc ngoài 10 USD + chi phí thực tế phát sinh 3. Thƣ tín dụng nhập khẩu 3.1 Phát hành thƣ

tín dụng Min: 50 USD 50 USD Min: 20 USD a. Ký quỹ 100% trị giá 0,05% trị giá L/C 0,05% trị giá L/C Min: 50USD Max: 500 USD Min: 0,075%/trị giá L/C Max: 500 USD b. Ký quỹ dƣới 100% trị giá 0,05% trị giá L/C ký quỹ 0,05% trị giá L/C đƣợc ký quỹ Min: 20 USD Max: 500 USD

Min: 50 USD Max: 2.000 USD 3.2 Hủy thƣ tín dụng theo yêu cầu 20 USD / lần 20 USD + Phí trả ngân hàng nƣớc ngoài, nếu có 20 USD + Phí Ngân hàng nƣớc ngoài (nếu có) 3.3 Thanh toán thƣ tín dụng 0,2% trị giá Min: 30 USD 0,2% trị giá BCT thanh toán Min: 20 USD Max: 500 USD Tối thiểu 0.2%/trị giá thanh toán Min: 20 USD III. ĐIỆN PHÍ Qua hệ thống SWIFT - Điện khác: 5 USD - Thƣ tín dụng: 20 – 50 USD - Điện khác: 10 USD - Thƣ tín dụng: 20 USD - Điện khác: Min 5 USD

Nguồn: www.vietinbank.vn, www.vietcombank.com.vn, www.eximbank.com.vn

4.3.2.6 Khách hàng

Yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất đến chất lƣợng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu từ phía khách hàng đó là trình độ, kiến thức, kinh nghiệm... của những ngƣời kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu ngƣời xuất nhập khẩu am hiểu thị trƣờng mà mình dự định mua và bán hàng hóa, có kiến thức sâu rộng về nghiệp vụ xuất nhập khẩu thì sẽ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình tốt, không gặp rủi ro. Tuy nhiên, khách hàng phía Việt Nam thƣờng thiếu thông tin thƣơng mại, chƣa nắm chắc đối tác kinh doanh của mình trên thị trƣờng quốc tế, do thiếu kinh nghiệm, hạn chế về trình độ, vì vậy thƣờng dẫn đến những rủi do nhƣ: không nộp bộ chứng từ kịp thời, lập chứng từ không khớp với L/C, mô tả sai hàng hoá so với L/C hoặc không đầy đủ (đối với ngƣời xuất khẩu). Hoặc việc ký kết hợp đồng thƣơng mại thiếu chặt chẽ, ngƣời nhập khẩu chƣa coi trọng vai trò tham mƣu của ngân hàng trong việc ký kết hợp đồng, điều này có thể khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc giao dịch với đối tác nƣớc ngoài của ngƣời nhập khẩu hoặc ngân hàng thông báo theo quy định trong hợp đồng do không có quan hệ đại lý. Việc sửa đổi khắc phục hậu quả sẽ gây nhiều phiền phức, tốn kém về thời gian và tiền bạc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Dựa vào cơ sở thực tiễn và lý thuyết đã đƣợc nghiên cứu tại chƣơng 1 và chƣơng 2 cùng với số liệu thanh toán quốc tế do VietinBank Cần Thơ cung cấp, tác giả đã phân tích thực trạng của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Qua đó, tác giả trình bày một số yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động thanh toán quốc tế. Nội dung phân tích trong chƣơng 4 sẽ là cơ sở để đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank Cần Thơ trong những năm tới.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP

CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.1 NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƢỢC VÀ HẠN CHẾ CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 85)