Thực trạng về thái độ, hành vi của học sinh đối với việc giữ gìn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 52 - 54)

BSVHDT

Khảo sát 150 HS thuộc 17 dân tộc đang theo học tại trường về thái độ, hành vi và mức độ những biểu hiện sai lầm của HS trong việc giữ gìn BSVHDT thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.2. Thực trạng về thái độ, hành vi của học sinh đối với việc giữ gìn BSVHDT TT Biểu hiện Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Không SL TL% SL TL% SL TL% 1

Không muốn học tiếng, chữ viết của dân tộc mình

15 10 84 56 51 34

2 Không muốn mặc quần

áo dân tộc mình 34 22.67 96 64 20 13.33

3

Không hòa nhập với bạn cùng dân tộc trong các sinh hoạt hàng ngày ở khu nội trú

12 8 66 44 72 48

4 Hay đua đòi,ăn chơi,

lười học tập 10 6,67 7 4,67 133 88.67

5

Có biểu hiện thiếu tôn trọng người dân tộc khác

6

Không dám nhận mình là người dân tộc ít người

7 4.67 59 39.33 84 56

Đối với nội dung 1 có tới 34% HS không muốn và 56 % HS thỉnh thoảng không muốn học tiếng, chữ viết của dân tộc mình; chỉ có 34% HS là vẫn thích sử dụng tiếng và chữ viết của dân tộc mình. Điều đó dẫn đến việc bảo tồn, phát huy tiếng nói và chữ viết của đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp không ít khó khăn.

Xu hướng không muốn mặc trang phục của dân tộc thể hiện bản sắc văn hoá của mỗi tộc người, hay sự đồng hóa tự nhiên theo xu hướng "Kinh hóa" là một thực trạng trong một bộ phận HS dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên. Qua khảo sát chỉ có 13,33% HS là thích mặc trang phục dân tộc, có 22,67% không thích mặc trang phục dân tộc và 64% HS là thỉnh thoảng mới mặc trang phục của dân tộc mình. Và có 4,67% HS không dám nhận mình là người dân tộc ít người.

Về tích cách, môi trường sống do các em có đặc tính sống khép mình, nếu không có các hoạt động để tạo điều kiện cho các em vui chơi, hoạt động tập thể thì việc hòa nhập hòa nhập với bạn cùng dân tộc trong các sinh hoạt

hàng ngày ở khu nội trú sẽ hạn chế. Cụ thể có 8% HS thường xuyên và 44% HS thỉnh thoảng không muốn hòa nhập với bạn cùng dân tộc trong các sinh

hoạt hàng ngày ở khu nội trú và chỉ có 48% thường xuyên có biểu hiện hòa nhập với bạn cùng dân tộc, vẫn còn 8% HS có biểu hiện thiếu tôn trọng người dân tộc khác, 39,33% HS thỉnh thoảng không dám nhận mình là người dân tộc ít người. Đây cũng là một vấn đề thầy cô cần quan tâm, bởi vì nếu không chú ý điểm này dễ làm cho HS có cách sống xa cách, dễ xảy ra mất đoàn kết giữa các HS cùng dân tộc và giữa HS dân tộc này với dân tộc khác. Các hành vi hay đua đòi, ăn chơi, lười học tập, vi phạm nội quy nề nếp vẫn còn xảy ra với 6,67% HS thường xuyên vi phạm như: uống rượu, bia, gây gổ đánh

nhau... Những biểu hiện lệch lạc này cần được khắc phục bằng các biện pháp hiệu quả hơn để giáo dục nâng cao nhận thức đúng đắn cho các em.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)