Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDBSVHDT cho HS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 67 - 69)

HS

Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục BSVHDT của BLĐ nhà trường, chúng tôi đã đưa ra nội dung của công tác kiểm tra đánh giá, để 18 CBQL nhà trường tự đánh giá kết quả thực hiện theo

các mức độ, kết quả thu được ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Kết quả đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GD BSVHDT cho HS của ban lãnh đạo nhà trường

T

T Nội dung

Đánh giá hiệu quả thực hiện

Tốt Khá Trung

bình Yếu

SL % SL % SL % SL % 1 Xây dựng các tiêu chí kiểm

tra, đánh giá

5 27.7 5 27.7 8 44.6

2

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch

hoạt động giáo dục BSVHDT

6 33.3 8 44.4 4 22.2

3

Thường xuyên kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục BSVHDT của các lực lượng trong nhà trường

4 22.2 8 44.4 6 33.3

4

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục BSVHDT thông qua kết quả rèn luyện Hạnh kiểm của học sinh

4 22.2 12 66.6 2 11.2

5 kinh phí phục vụ cho hoạt động giáo dục BSVHDT

Kết quả điều tra ở bảng 2.10 cho thấy việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động GDBSVHDT trong nhà trường còn chưa được quan tâm, nội dung chưa cụ thể, rõ ràng. Trong nhà trường hoạt động của học sinh được kiểm tra, đánh giá, xếp loại theo ngày, theo tuần chủ yếu thông qua các tiêu chí đánh giá do ban chấp hành đoàn trường, tổ quản lý nội trú xây dựng, triển khai. Công tác kiểm tra đánh giá của BLĐ nhà trường do đội ngũ CBQL nhà trường đánh giá ở mức độ thấp, đặc biệt là việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất việc thực hiện hoạt động này của hiệu trưởng nhà trường được đánh giá là yếu ở mức độ cao với 33.3% ý kiến, việc xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá nội dung GDBSVHDT cho HS cũng chưa được quan tâm với 44.6 % ý kiến đánh giá mức độ yếu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các tổ chức đoàn thể, GV nhà trường chưa chú trọng nhiều đến tổ chức hoạt động GDBSVHDT, hoặc có tổ chức thì nội dung cũng theo mô típ quen thuộc, thường lặp đi lặp lại của các năm nên không phát huy được tính tích cực, sự chủ động tham gia của HS. Cho nên hiệu quả trong GDBSVHDT đối với HS chưa được như mong muốn.

Bên cạnh đó, khi tổ chức phỏng vấn đội ngũ CBQL về công tác kiểm tra đánh giá, nhận được kết quả như sau:

Thầy ĐKP( TT tổ Sử - Địa - GDCD): BLĐ nhà trường thường tổ chức kiểm tra việc thực hiện chương trình, dự giờ để xếp loại GV xong nội dung chủ yếu là tập trung vào kiến thức chuyên môn, nội dung đánh giá giờ dạy có lồng ghép nội dung giáo dục BSVHDT cho HS chưa được chú trọng, chưa có tiêu chí cụ thể, rõ ràng.

Thầy VMĐ (BT Đoàn TN): Nhà trường chưa có những tiêu chí cụ thể để đánh giá hoạt động giáo dục BSVHDT cho HS, việc chỉ đạo sự phối hợp của đoàn thanh niên và GVCN trong hoạt động GDBSVHDT chưa cụ thể.

Như vậy BLĐ nhà trường còn hạn chế trong công tác quản lý, chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện tích hợp giáo dục BSVHDT vào bài dạy, chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường thực hiện tích hợp giáo dục BSVHDT vào các hoạt động giáo dục chưa tốt, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, cách thức tổ chức cho GV. Ngoài ra chưa có tiêu chí kiểm tra đánh giá việc thực hiện của GV cũng như các tổ chức đoàn thể trong khi thực hiện nhiệm vụ. Về cơ bản nội dung giáo dục BSVHDT thực hiện chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)