Thực trạng sự phối hợp các lực lượng tham gia tổ chức các hoạt động

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 61 - 67)

GDBSVHDT

* Lực lượng phối hợp tham gia hoạt động GDBSVHDT:

Với câu hỏi “Theo Thầy/Cô, trong GDBSVHDT cho HS, lực lượng nào dưới

đây có vai trò quan trọng?” chúng tôi đã thu được kết quả sau:

Bảng 2.7. Các lực lượng phối hợp tham gia tổ chức các HĐGDBSVHDT của nhà trường TT Lực lượng phối hợp Mức độ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng SL TL % SL TL % SL TL % 1 Cán bộ quản lý nhà trường 43 86 7 14

3 Giáo viên bộ môn 19 38 31 62

4 Đoàn thanh niên 40 80 10 20

5 Tập thể lớp 22 44 28 56

6 Ban đại diện cha mẹ HS 12 24 38 76

7 Gia đình 26 52 24 48

8 Bạn bè 14 28 36 72

9 Cộng đồng nơi cư trú 17 34 33 66 10 Chính quyền và các tổ chức xã

hội ở địa phương 19 38 31 62

Với bảng khảo sát trên cho thấy có 10 lực lượng phối hợp tham gia GDBSVHDT cho HS đều được đánh giá là quan trọng và rất quan trọng. Đặc biệt có 86% ý kiến cho rằng cán bộ quản lý nhà trường, 80% đoàn thanh niên, 68% GVCN, 52% gia đình là những lực lượng rất quan trọng để tham gia vào quá trình chỉ đạo, tổ chức, thực hiện nội dung GDBSVHDT cho HS. Mỗi một lực lượng đều có vai trò quan trọng trong các hoạt động của nhà trường và có sự gắn kết với nhau.

*. Sự phối hợp trong hoạt động GDBSVDT cho HS

Để nắm được thực trạng phối hợp các lực lượng trong hoạt động GDBSVHDT cho HS, chúng tôi trao đổi với các lực lượng và nhận được phản hồi như sau:

Bảng 2.8. Sự phối hợp của ban lãnh đạo nhà trường với các lực lượng khác khi tổ chức hoạt động GDBSVHDT cho HS

TT Phối hợp lực lượng

Mức độ ( %)

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa phối hợp

1 Giáo viên chủ nhiệm 65 35

2 Giáo viên bộ môn 75 25

4 Ban đại diện cha mẹ HS 30 55 15 5 Cộng đồng nơi cư trú 45 50 5 6 Chính quyền và các tổ chức xã hội ở địa phương 60 40

Qua khảo sát cho thấy: CBQL là lực lượng chủ đạo trong mọi hoạt động. Qua khảo sát việc phối hợp giữa BLĐ nhà trường đối với đoàn thanh niên có 78% ý kiến mức độ phối hợp thường xuyên; với GVBM là 75% và GVCN là 65% là phối hợp thường xuyên. Song bên cạnh đó đối với lực lượng là ban đại diện CMHS, cộng đồng nơi cư trú thì mức độ phối hợp thường xuyên không cao. Thậm chí có 15% ý kiến cho rằng BLĐ nhà trường chưa phối hợp với ban đại diện CM HS và 5% ý kiến cho rằng chưa phối hợp với cộng đồng nơi cư trú.

Thực tế cho thấy, tại nhà trường cán bộ quản lý xây dựng kế hoạch GDBSVHDT dựa trên kế hoạch chung của nhà trường theo biên chế năm học. Bộ phận chuyên môn triển khai kế hoạch hoạt động GDBSVHDT cho học sinh đến các lực lượng phối hợp. Đồng thời chủ động kiểm tra hoạt động GDBSVHDT cho học sinh để có phương án điều chỉnh cho hiệu quả. Qua việc phân công nhiệm vụ cho các lực lượng phối hợp và kiểm tra việc thực hiện có thể thấy rằng vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:

Các tổ chức đoàn thể chưa có sự đôn đốc HS tích cực tham gia hoạt động, GVCN chưa sâu sát để tìm hiểu phong tục tập quán, điều kiện hoàn cảnh của HS theo vùng miền, chưa tích cực, chủ động tham gia tác động tích cực đến HS để gìn giữ và phát huy BSVHDT. Việc kiểm tra, chấn chỉnh những biểu hiện không lành mạnh, các nét xấu trong nếp sống của HS chưa thường xuyên. Việc phối kết hợp với CMHS, cộng đồng nơi cư trú còn hạn chế.

Đoàn thanh niên, tổ quản lý nội trú phối kết hợp trong hoạt động mới tập trung vào các hoạt động phong trào như văn nghệ, thể dục thể thao, bố trí

phòng ở cho đủ số lượng.... xong chưa có điểm nhấn rõ nét để hoạt động GDBSVHDT của HS có tính hiệu quả.

Kết quả trên đã cho thấy, nhà trường đã chú ý đến công tác phối hợp với các lực lượng, song sự phối hợp này chưa thường xuyên, chưa khoa học. Việc xây dựng cơ chế phối hợp, phân công trách nhiệm chưa cụ thể chính vì thế nên chưa khai thác được được thế mạnh cũng như hiệu quả trong công tác giáo dục BSVHDT cho HS.

2.3.3. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDBSVHDT cho HS

Để tìm hiểu thực trạng về việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục BSVHDT của nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 50 đồng chí là CBQL và GV và thu được kết quả như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.9. Thực trạngviệc tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDBSVHDT cho HS

TT Nội dung Các mức độ Làm tốt Bình thường Chưa hiệu quả SL % SL % SL % 1

Bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động GDBSVHDT cho đội ngũ GV( kỹ năng sư phạm, năng lực tổ chức, các chuyên đề nội dung …)

22 44 20 40 6 12

2

Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân hợp lý, khoa học.

30 60 20 40

3

Tạo điều kiện cho các lực lượng phối hợp tham gia thực hiện kế hoạch giáo dục BSVHDT cho HS

4

Ban lãnh đạo nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát và giúp đỡ các đoàn thể, giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ được phân công

28 56 18 36 4 8

5

Có quy định khen thưởng và hình thức kỉ luật trong thực hiện kế hoạch

25 50 20 40 5 10

6

Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong khi triển khai thực hiện kế hoạch 24 48 20 40 6 12 0 10 20 30 40 50 60 70 ND1 ND2 ND3 ND4 ND5 ND6 Làm tốt Bình thường Chưa hiệu quả

Hình 2.3. Biểu so sánh về thực trạng việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động GDBSVHDT cho HS

Kết quả bảng 2.9 và hình 2.4 cho thấy việc tổ chức các hoạt động giáo dục BSVHDT cho HS chưa hiệu quả. Qua đánh giá mức độ được đánh giá là tốt thì cao nhất là nội dung “Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận, cá nhân hợp lý, khoa học” và “Tạo điều kiện cho các lực lượng phối hợp tham gia thực hiện kế hoạch giáo dục BSVHDT cho HS” với 60 % ý kiến. Tiếp đến là nội dung “ BLĐ nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát và giúp đỡ các đoàn thể, giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ được phân công” với 56% ý kiến đánh

giá là làm tốt. Thấp nhất là nội dung “ Bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động GDBSVHDT cho đội ngũ GV( kỹ năng sư phạm, năng lực tổ chức, các chuyên đề nội dung …)” với 44% ý kiến là làm tốt. Hai nội dung còn lại được đánh giá ở mức độ làm tốt cũng ở mức độ vừa phải.

Thực tế cho thấy trong những năm vừa qua công tác bồi dưỡng GV luôn được các cấp quan tâm. Các nội dung thường được bồi dưỡng trong dịp hè, hay trong năm học thường tập trung là: Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đường lối, quan điểm phát triển giáo dục của Đảng, Nhà nước, đạo đức lối sống; Bồi dưỡng kiến thức pháp luật; Bồi dưỡng kiến thức về quản lý; Bồi dưỡng về chuyên môn - nghiệp vụ sư phạm....song nội dung bồi dưỡng chuyên sâu về hoạt động giáo dục BSVHDT cho HS đối với đội ngũ CBQL-GV chưa được quan tâm chính vì vậy có tới 12% ý kiến cho rằng nội dung “Bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động GDBSVHDT cho đội ngũ GV( kỹ năng sư phạm, năng lực tổ chức, các chuyên đề nội dung …) “ chưa hiệu quả và 40% ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường. Bên cạnh đó việc tổ chức “Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong khi triển khai thực hiện kế hoạch” cũng chưa được quan tâm nhiều, có 12% ý kiến đánh giá là công việc này làm chưa hiệu quả. Vì vậy, nếu không tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm để điều chỉnh kế hoạch, phương pháp tổ chức thì mọi hoạt động cũng sẽ không đạt hiệu quả cao. Với nội dung “Có quy định khen thưởng và hình thức kỉ luật trong thực hiện kế hoạch” có tới 10% ý kiến đánh giá là làm chưa hiệu quả. Thực tế công tác thi đua khen thưởng đối với hoạt động GDBSVHDT cho HS trong nhà trường nhiều năm qua làm chưa tốt. Chưa đánh giá cụ thể các hoạt động vì chưa xây dựng được các tiêu chí thi đua rõ ràng. Nguồn kinh phí dành riêng cho hoạt động GDBSVHDT cho HS không có. Phần lớp nhà trường thường lồng ghép vào các hoạt động khác như: tổ chức nhân dịp các đợt thi đua theo chủ đề của năm học, hoặc tổ chức vào ngày tết dân tộc của học sinh....

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 61 - 67)