Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của trường PTDTNT tỉnh Điện Biên, chúng tôi đề xuất sáu biện pháp tăng cường hoạt động quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh. Trong thực tiễn, đây là các biện pháp mà trường PTDTNT tỉnh Điện Biên cần quan tâm nhiều hơn, ngoài ra còn có kết hợp sử dụng các biện pháp khác. Mỗi biện pháp quản lý được đề xuất đều có ý nghĩa, vai trò, mục đích riêng nhằm tác động mạnh mẽ đến các giai đoạn của quá trình quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh tại trường PTDTNT. Đồng thời các biện pháp quản lý nêu trên có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau để hỗ trợ cho hoạt động quản lý GDBSVHDT cho HS đạt hiệu quả. Do đó, hoạt động quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh cần thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp để phát huy tác dụng của chúng. Mỗi biện pháp đều có cơ sở để thực hiện, biện pháp này sẽ là điều kiện hỗ trợ, tương tác của biện pháp kia.
Trong 6 biện pháp nêu trên thì biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt
động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh là biện pháp quan trọng, trọng tâm. Bởi vì khi xây dựng kế hoạch phù hợp thì các bộ phận, cá nhân chủ động trong công việc, thực hiện nội dung kế hoạch đầy đủ, mọi hoạt động học tập và hoạt động giáo dục khác của học sinh đi vào nề nếp, phù hợp với những điều kiện chủ quan và khách quan của nhà trường. Tiếp đó là biện pháp
2: Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục bản sắc văn hóa dân
tộc cho đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh. Có thể nói đây là biện pháp quan trọng bởi chỉ có nhận thức tốt, nhận thức đúng và hiểu rõ được ý
nghĩa, vai trò, tác dụng của việc giáo dục BSVHDT thì mới có được phương
pháp, cách thức tổ chức quản lý giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất.
Như vậy, khi thực hiện tốt và có tính đồng bộ các biện pháp quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh sẽ giúp trường PTDTNT tỉnh Điện Biên thực hiện tốt chức năng đào tạo, quản lý giáo dục, phát huy tốt các nguồn lực. Từ đó đào tạo ra thế hệ trẻ có tình thương yêu với cộng đồng, có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống và hình thành nhân cách con người mới có kiến thức, có năng lực, có phẩm chất sẽ đáp ứng được công cuộc phát triển kinh tế- xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi nói riêng và trên toàn đất nước nói chung.