Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 101)

Đánh giá về mức độ cần thiết của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ: - Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Không cần thiết: 1 điểm. Đánh giá về mức độ khả thi của 6 biện pháp đề ra theo 3 mức độ: - Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm.

Sau đó chúng tôi tính tỷ lệ %, điểm trung bình và thứ bậc; Sau khi tổng hợp chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDBSVHDT T T Biện pháp quản lý HĐGDBSVHDT Mức độ cần thiết Tổng Bình quân Xếp thứ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 33 73.3 12 26.7 0 0 123 2.73 2 2 Biện pháp 2 30 66.6 15 33.4 0 0 120 2.66 3 3 Biện pháp 3 38 84.4 7 15.6 0 0 128 2.84 1

4 Biện pháp 4 31 68.8 14 31.2 0 0 118 2.62 4 5 Biện pháp 5 27 60 18 40 0 0 117 2.6 5 6 Biện pháp 6 25 55.6 20 44.4 0 0 115 2.55 6

Bảng 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDBSVHDT

T T Biện pháp quản lý HĐGDBSV HDT Tính khả thi Tổng Bình quân Xếp thứ Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 43 95.5 2 4.5 0 0 135 3 1 2 Biện pháp 2 42 93.3 3 6.7 0 0 132 2.93 2 3 Biện pháp 3 40 88.8 5 11.2 0 0 130 2.88 3 4 Biện pháp 4 37 82.2 8 17.8 0 0 127 2.82 5 5 Biện pháp 5 39 86.6 6 13.4 0 0 129 2.86 4 6 Biện pháp 6 32 71.1 13 28.9 0 0 122 2.71 6

Từ kết quả khảo nghiệm, đánh giá về mức độ cần thiết, tính khả thi của sáu biện pháp quản lý hoạt động GDBSVHDT ở bảng 3.1 và 3.2 cho thấy:

Về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDBSVHDT có 100% ý kiến khảo nghiệm cho kết quả là rất cần thiết và cần thiết. Trong đó có 5/6 biện pháp có ý kiến đánh giá là rất cần thiết từ 60% trở lên. Bên cạnh đó còn có biện pháp quản lý cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc có 55.6% ý kiến cho rằng rất cần thiết và còn tới 44.4% ý kiến cho rằng ở biện pháp này là cần thiết. Điều này khẳng định rằng các biện pháp hiện nay là phù hợp với mong muốn của cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường và cần thiết phải tiến hành đồng bộ các biện pháp trên trong thời gian tới.

Trong sáu biện pháp nêu trên thì biện pháp quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc với giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh vào các

môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp là biện pháp được đánh giá với 84.4% là rất cần thiết, có nghĩa là biện pháp này là quan trọng nhất. Bởi vì nếu làm tốt chúng ta khai thác được triệt để và hiệu quả các giá trị văn hóa dân tộc trong hoạt động dạy và học. Từ đó càng nâng cao ý thức trách nhiệm của HS trong việc giữ gìn và phát huy BSVHDT cho mai sau. Tiếp đó là biện pháp xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh được đánh giá ở vị trí thứ 2. Bởi vì có xây dựng kế hoạch tốt thì việc triển khai áp dụng các biện pháp còn lại mới có tính khả thi. Biện pháp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh được đánh giá vị trí thứ 3, biện pháp chỉ đạo xây dựng, phát triển môi trường sư phạm lành mạnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh được đánh giá vị trí thứ 4, biện pháp tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong các hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc được xếp ở vị trí thứ 5 và cuối cùng là biện pháp quản lý cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc.

Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDBSVHDT, qua kết quả khảo nghiệm cho thấy 100% ý kiến đều cho rằng các biện pháp nêu trên đều rất khả thi và khả thi. Trong đó biện pháp xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh có 95.5% ý kiến cho rằng là rất khả thi; Biện pháp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho đội ngũ giáo viên có 93.3% cho rằng rất khả thi. Bên cạnh đó vẫn có tới 28.9% ý kiến cho rằng biện pháp quản lý cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc được đánh giá là khả thi và có 71.1% ý kiến cho rằng là rất khả thi.

Bảng 3.3. So sánh tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDBSVHDT TT Biện pháp quản lý HĐGDBSVHDT Cần thiết Khả thi Bình quân Xếp thứ Bình quân Xếp thứ 1 Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục

bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh. 2.73 2 3 1 2 Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về

giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh.

2.66 3 2.93 2

3 Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa.

2.84 1 2.88 3

4 Chỉ đạo xây dựng, phát triển môi trường sư phạm lành mạnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh.

2.62 4 2.82 5

5 Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong các hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc.

2.6 5 2.86 4

6 Quản lý cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc.

2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 3 3.1 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Cần t hiết Khả t hi

Hình 3.1. Biểu đồ tương quan thứ bậc giữa tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý HĐGDBSVHDT

Dựa vào bảng 3.3 và biểu đồ 3.1 cho kết quả đánh giá về mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động GDBSVHDT như sau: giữa mức độ cần thiết và tính khả thi có mối quan hệ tương quan và chặt chẽ với nhau. Cụ thể:

Biện pháp Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc với giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp có ý kiến đánh giá với mức độ rất cần thiết là cao nhất và biện pháp Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh là có tính rất khả thi cao nhất. Bởi vì, qua ý kiến của đội ngũ đều cho rằng nếu ban lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động GDBSVHDT khoa học, phù hợp với điều kiện của nhà trường thì sẽ thúc đẩy và đảm bảo cho việc chỉ đạo, tổ chức, thực hiện hoạt động GDBSVHDT được triển khai có hiệu quả và mang lại giá trị cao.

Tóm lại từ kết quả khảo sát có thể rút ra kết luận như sau:

Tất cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao về tính cần thiết và tính khả thi. Xét tỷ lệ đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy cả 6 biện pháp đều được đánh giá cao với tỷ lệ 100% ý kiến đều đánh giá là cần thiết - rất cần thiết; khả thi và rất khả thi. Bên cạnh đó các biện pháp này lại có mối quan hệ qua lại với nhau. Điều đó chứng tỏ các biện pháp được

đề xuất đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn, phù hợp với thực tiễn trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục BSVHDT cho học sinh ở trường PTDTNT hiện nay. Cho nên khi tổ chức các hoạt động GDBSVHDT cần thực hiện đồng bộ và có sự phối kết hợp của 6 biện pháp nêu trên. Điều đó cho thấy 6 biện pháp nêu trên đều có cơ sở và áp dụng được vào trong thực tiễn công tác quản lý giáo dục BSVH DT cho học sinh trường PTDTNT tỉnh Điện Biên. Từ đó nâng cao chất lượng hoạt động GDBSVHDT của nhà trường.

Tiểu kết chương 3

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh của trường PTDTNT tỉnh Điện Biên xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, đáp ứng cán bộ nguồn cho tỉnh Điện Biên nói riêng và đất nước nói chung. Các biện pháp nêu trên đều hướng vào khơi dậy ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và là động lực để giúp HS tự tin hòa nhập trong cuộc sống và có ý thức vươn lên trong học tập.

Biện pháp Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh là biện pháp chủ đạo nếu kết hợp tốt với biện pháp quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc với giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp và biện pháp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho đội ngũ giáo viên thì hiệu quả của hoạt động GDBSVHDT sẽ tốt vì các biện pháp còn lại có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất thúc đẩy hoạt động GDBSVHDT có kết quả cao.

Các biện pháp nêu trên được triển khai thực hiện đồng bộ, phù hợp với điều kiện của nhà trường sẽ góp phần để tăng cường quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường PTDTNT tỉnh Điện Biên nói riêng và học sinh các nội trú nói chung sẽ đạt kết quả tốt.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở trường PTDTNT nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho các em, đồng thời giúp các em biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó chú trọng bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí quyết tâm xây dựng đất nước không chỉ giàu mà đẹp, đẹp ở môi trường, ở lẽ công bằng, ở cách ứng xử nhân ái giữa con người và con người để đáp ứng mục tiêu giáo dục THPT trong giai đoạn hiện nay.

Hiện nay, trong hệ thống nhà trường ở nước ta nói chung và các trường

PTDTNT nói riêng đang rất quan tâm đến việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh để giúp các em không chỉ có biết giữ gìn mà còn có các kỹ năng để phát huy những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc. Để quản lý được hoạt động GSBSVHDT trong nhà trường đòi hỏi cái tâm, cái trí của đội ngũ cán bộ quản lý - giáo viên cùng mục đích. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng của hoạt động GDBSVHDT nói riêng, người quản lý cần phải sử dụng các biện pháp một cách hài hòa, phù hợp để đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác quản lý của mình. Vì vậy các biện pháp quản lý hoạt động GDBSVHDT không những nhằm giữ gìn và phát huy BSVHDT đồng thời nó còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Qua nghiên cứu lý luận, thực trạng hoạt động GDBSVHDT ở trường PTDTNT tỉnh Điện Biên, chúng tôi đã đạt được những kết quả khả quan:

1.1. Về lý luận: Căn cứ cơ sở lý luận: Vấn đề quản lý, chức năng quản lý, quản

lý giáo dục( quản lý nhà trường, quản lí nhà trường phổ thông dân tộc nội trú), quản lý hoạt động dạy và học nói chung và hoạt động GDBSVHDT nói riêng được nhìn nhận cụ thể, chi tiết, khách quan từ các vấn đề lý luận cơ bản về GDBSVHDT.

1.2. Về thực tiễn: Căn cứ thực tiễn tổ chức các hoạt động GDBSVHDT tại trường

tộc của học sinh trường PTDTNT tỉnh Điện Biên đang được cán bộ quản lý, giáo viên đặc biệt quan tâm. Từ việc xây dựng kế hoạch triển khai đến việc làm chuyển biến dần nhận thức của đội ngũ CB-GV-NV và học sinh về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc. Từ đó đội ngũ CB-GV-VN có trách nhiệm, có tâm và sự thống nhất cao trong hành động theo mục tiêu, kế hoạch đề ra. Và HS có ý thức tự giác trong việc giữ gìn BSVHDT.

Phần lớn có kết quả song bên cạnh đó việc giáo dục BSVHDT cho học sinh vẫn bộc lộ những hạn chế: Học sinh có nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc GDBSVHDT, nhưng trong hành động thể hiện chưa rõ nét, chưa thường xuyên, chưa tự giác. Các biện pháp quản lý GDBSVHDT cho học sinh chưa có sức thuyết phục toàn diện đến đội ngũ CB-GV-VN và học sinh. Vì vậy chất lượng và hiệu quả giáo dục ( đặc biệt là chất lượng thi HSG quốc gia , thi đại học) chưa có tính bền vững.

1.3. Các biện pháp đề xuất: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề

xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc và nhận được sự đánh giá cao và sự đồng tình ủng hộ của đội ngũ CBQL trong nhà trường qua việc khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp. Mỗi biện pháp có ưu điểm, hạn chế riêng song người quản lý biết cách sử dụng, phối kết hợp trong quản lý thì sẽ nâng cao chất lượng của hoạt động GDBSVHDT ở trường PTDTNT tỉnh Điện Biên. Đó là các biện pháp:

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa

dân tộc cho học sinh.

Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về giáo dục bản

sắc văn hóa dân tộc cho đội ngũ giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh.

Biện pháp 3: Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh

vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa.

Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng, phát triển môi trường sư phạm lành

mạnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh.

Biện pháp 5: Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong các hoạt

động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc.

Biện pháp 6: Quản lý cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo

dục bản sắc văn hóa dân tộc. 2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

- Biên soạn, cung cấp các tài liệu giới thiệu về bản sắc văn hóa các dân tộc trên toàn quốc để các trường tham khảo trong quá trình tổ chức hoạt động GDBSVHDT.

2.2. Đối với Sở GD & ĐT Điện Biên

- Cần tăng cường tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBQL các trường PTDTNT về nâng cao trách nhiệm quản lý, chủ động khai thác các giá trị VHDT trong việc giáo dục học sinh.

- Bổ sung nội dung của hội thi các trường PTDT Nội trú để các em có điều kiện thể hiện nét đẹp trong phong tục tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền.

- Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho hoạt động GDBSVHDT đối với các trường PTDTNT.

2.3. Đối với trường PT Dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên

- Cần có sự đầu tư, đồng bộ để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động dạy và học tại trường PTDT nội trú, trong đó quan tâm đến hoạt động GDBSVHDT.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh điện biên (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)