1.5.2.1. Mối quan hệ của học sinh với gia đình và môi trường xã hội
Học sinh nội trú trong những ngày nghỉ, ngày lễ về với gia đình, bạn bè và những mối quan hệ xã hội ở địa phương. Những học sinh chưa có ý thức học tập, nề nếp chưa tốt khi quay lại trường thường có biểu hiện của những nết không đẹp trong hành vi như: uống rượu, vào trường muộn. Đây là một nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm nội qui nhà trường của học sinh.
Đa phần gia đình của học sinh khi đã gửi con em nội trú vào nhà trường họ có suy nghĩ đơn giản là giao trách nhiệm giáo dục hoàn toàn cho nhà trường. Vì thế nhiều gia đình học sinh hầu như ít liên lạc với nhà trường, không có sự kiểm tra việc học tập, sinh hoạt của con em mình. Chỉ có nhà trường, GVCN chủ động liên lạc với cha mẹ học sinh. Cho nên công tác phối kết hợp trong giáo dục toàn diện của nhà trường gặp khó khăn.
1.5.2.2. Tác động của ban lãnh đạo, thầy cô giáo, đoàn thanh niên, bạn bè đối với việc giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh
Với đặc điểm các em sống ở ký túc xá, nên ban lãnh đạo, thầy cô giáo, bạn bè là những người gần gũi thân thiết với các em khi xa gia đình, người
thân. Việc tạo môi trường học tập, sinh hoạt tốt sẽ có tác động tích cực những nếp sống tốt, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai lệch, thiếu văn hóa trong nếp sống. Vì vậy vai trò, sự thống nhất của ban lãnh đạo, thầy cô giáo, bạn bè
và các tổ chức đoàn thể là rất hữu hiệu trong giáo dục BSVH cho HS.
1.5.2.3. Điều kiện hỗ trợ cho việc thực hiện giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh
Với học sinh nội trú, ngoài việc giáo dục nhận thức, cần quan tâm đến đời sống tâm lý của các em để giúp các em khắc phục sự tự ti, mặc cảm vì học tập chưa tốt hoặc phải rời xa môi trường tự nhiên ở địa phương. Tạo môi trường sống cho các em thật sự thân thiện, gần gũi cũng chính là giúp các em biết lưu giữ những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đồng thời biết loại bỏ những phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu để phù hợp với thời đại.
Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục BSVHDT cho học sinh trường PTDTNT như nội dung học tập, các hoạt động tập thể, giáo dục ngoài giờ lên lớp, đội ngũ cán bộ giáo viên, gia đình... Chính vì vậy cần làm tốt công tác giáo dục BSVHDT cho học sinh ở trường PTDTNT là một nhiệm vụ chính thức và bắt buộc. Việc phát triển giáo dục VHDT trong trường PTDTNT, cùng với các nội dung giáo dục đặc thù khác góp phần vào việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tiểu kết chương 1
Luận văn đã đề cập đến các khái niệm cơ bản như quản lí, quản lí giáo dục, quản lí nhà trường, quản lí trường phổ thông dân tộc nội trú; bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, quản lí hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc ở trường PTDTNT. Quản lí hoạt động giữ gìn BSVH dân tộc ở trường PTDTNT được luận văn nghiên cứu thông qua việc thực hiện các chức năng quản lí của hiệu trưởng trường PTDTNT là: Quản lý mục tiêu giáo dục BSVHDT, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục BSVH dân tộc, quản lý nội dung, hình thức giáo dục BSVH dân tộc, tổ chức hoạt động giáo dục BSVHDT và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục BSVHDT.
Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung và giáo dục BSVHDT cho học sinh các trường PTDTNT trong thời kỳ hội nhập thì vấn đề giáo dục BSVHDT cho các em là một việc làm cần thiết. Các em tự tin trong cuộc sống song vẫn giữ được nét đẹp trong truyền thống của dân tộc mình thì mỗi người cán bộ quản lý nhà trường cần phải có các biện pháp quản lý giáo dục BSVHDT cho học sinh hiệu quả, khả thi hơn. Việc nghiên cứu lý luận có tính hệ thống và tính thực tiễn là tiền đề khoa học để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục BSVHDT và biện pháp quản lý hoạt động giáo dục BSVHDT cho học sinh dân tộc trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên.Vấn đề này sẽ tiếp tục được làm rõ ở chương 2 và chương 3.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH
TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH ĐIỆN BIÊN 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Điện Biên
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội gần 500 km về phía Tây; phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh hiện nay là 9.554.097 km2 với dân số 438.135 người. Tỉnh Điện Biên có 21 dân tộc sinh sống, chủ yếu là người Thái (~38%), tiếp đó là H'Mông (~30%) và Kinh (~20%) [7. tr,1].
Do diện tích tự nhiên rộng, địa hình lại bị chia cắt nên giao thông không thuận tiện, mặt khác, dân cư phân bố rải rác, điều kiện kinh tế - xã hội không đồng đều giữa các vùng, thu nhập bình quân đầu người chỉ vào khoảng 450USD/năm. Vì vậy, Điện Biên hiện là tỉnh còn rất khó khăn.
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục của tỉnh Điện Biên
Sự nghiệp GD&ĐT của Điện Biên đã trải qua nhiều bước thăng trầm để vươn lên khẳng định mình trong chặng đường phát triển. Hiện nay toàn tỉnh có 482 trường mầm non và phổ thông với 6.943 lớp, 156.218 học sinh. Trong đó THPT có 15.877 HS với 12.216 HS dân tộc chiếm 76,94%( Số HS dân tộc Thái có 6.328 em chiếm 51.8%, HS dân tộc Hmông có 4.275 em chiếm 35% còn lại là các dân tộc khác). Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành được bổ sung về số lượng, nâng cao về chất lượng, có tư tưởng chính trị vững vàng, tâm huyết, gắn bó với nghề, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tính 30/5/2014, toàn ngành có tổng số 15.833 biên chế, trong đó có 1.464 CBQL, 11.448 GV, 2.921 nhân viên; 4.681 đảng viên (29,56%), tăng 111 biên chế so với năm học trước. Số GV đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ
cụ thể như sau: Mầm non: 2.663 GV; GV đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 99,96 %. Tiểu học: 4.728 GV; GV đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 99,95 %. THCS: 2.604 GV; GV đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 95,99 %. THPT: 1.177 GV; GV đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 97,3 %. GDTX: 87 GV; GV đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 90,8% [5,tr.12].
Cần phải khẳng định rằng, trong một thời gian dài, đội ngũ GV đã đóng vai trò quyết định trong việc phát triển hệ thống các trường phổ thông, góp phần vào việc phát triển quy mô trường lớp, hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục cấp THCS, THPT có sự chuyển biến rõ nét. Tỷ lệ học lực giỏi cấp THCS là 7,44% (tăng 1% so với năm học 2012-2013), học lực yếu, kém là 2,96% (giảm 1,3% so với năm học trước). Tỷ lệ học lực giỏi cấp THPT là 5% (tăng 0,8% so với năm học trước), học lực yếu kém là 16,6% (giảm 0,7% so với năm học trước). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,9%, tăng 0,3% so với năm học trước; tốt nghiệp THPT đạt 98,08%, tăng 3,89% so với năm học trước [5, tr.9].
Công tác giáo dục dân tộc tiếp tục được quan tâm, toàn ngành hiện có 8 trường PTDTNT THPT, 83 trường PT DTBT (trong đó cấp Tiểu học 36 trường, THCS 47 trường). Các đơn vị tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt, chất lượng dạy và học các trường PT DTNT, PT DTBT và tổ chức đời sống cho học sinh nội trú, bán trú. [5, tr.5].
2.1.3. Đặc điểm tình hình trường PTDTNT 2.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trường PTDTNT tỉnh Điện Biên tiền thân là khu kí túc xá Châu Mường Lay được thành lập từ tháng 11 năm 1955 đóng tại Đồi Cao - Thị xã Mường Lay. Khi mới thành lập, trường chỉ có 02 giáo viên, 02 cán bộ
hành chính phục vụ và 29 học sinh của lớp 1 (chỉ đào tạo hệ học sinh tiểu học).
Năm 1963, cùng với việc thành lập tỉnh Lai Châu (cũ), trường đổi tên thành trường thiếu niên dân tộc tỉnh Lai Châu. Do hoàn cảnh chiến tranh, từ 1965 đến 1969 trường phải di dời về Pa Ham - Mường Chà. Từ 1969 đến 1971 trường lại tiếp tục di chuyển về Mường Xo- Phong Thổ. Đến năm 1971 trường chuyển về đóng tại Noong Hẹt, huyện Điện Biên, nay thuộc phường Nam Thanh thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên.
Cuối năm 1971 trường chuyển từ thị trấn huyện Điện Biên về huyện Tuần Giáo và sát nhập với 3 trường khác là: Trường bổ túc văn hóa thanh thiếu niên dân tộc Mèo Tây Bắc (thành lập 1968); Trường thanh niên dân tộc khu Tây Bắc (thành lập 1968); Trường thanh thiếu niên dân tộc huyện Tuần Giáo (thành lập 1960) và đổi tên thành trường Phổ thông Dân tộc Vùng cao Lai Châu, đóng tại bản Cang - xã Quài Cang - huyện Tuần Giáo ở thời điểm này trường đào tạo học sinh của 3 cấp: Tiểu học, THCS và THPT.
Năm 1990, trường chuyển từ Tuần Giáo về Điện Biên, đóng tại địa điểm hiện nay và đào tạo học sinh của 2 cấp là THCS và THPT. Năm 1993, thực hiện chủ trương của Bộ giáo dục và đào tạo về việc thành lập các trường phổ thông DTNT cho các tỉnh miền núi và các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, trường đổi tên thành trường phổ thông DTNT tỉnh Lai Châu. Và cũng từ năm học 2000 - 2001 nhà trường chỉ đào tạo hệ THPT. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2004 cùng với việc chia tách tỉnh Lai Châu thành 2 tỉnh Điện Biên và Lai Châu, trường chính thức mang tên gọi là trường PTDTNT tỉnh Điện Biên.
Qua 58 năm xây dựng và trưởng thành đến nay số lượng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tính đến thời điểm hiện tại là 80 đồng chí với số lượng học sinh bình quân mỗi năm từ 400 - 500 em tham gia học tập và sinh hoạt tại trường. Trường Phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên đã thực sự trở thành điểm sáng của giáo dục dân tộc, phát huy, tỏa sáng danh hiệu lá cờ đầu của ngành Giáo dục - Đào tạo tỉnh Điện Biên và được đón nhận Huân chương Lao động
Hạng Nhất năm 2011, đạt trường chuẩn Quốc gia vào ngày 17 tháng 5 năm 2012. Thủ tướng chính phủ tặng cờ thi đua đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm học 2012-2013. Đảng bộ trường nhiều năm liền đều đạt danh hiệu “trong sạch vững mạnh”, được thành ủy Điện Biên Phủ tặng giấy khen; Công đoàn và Đoàn thanh niên nhà trường hàng năm đều đạt danh hiệu “tiên tiến xuất sắc” được nhận nhiều bằng khen của các cấp. Đặc biệt ngày 25 tháng 6 năm 2014, chủ tịch nước ký quyết định phong tặng cho trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên danh hiệu Anh hùng lao động [ 6, tr.15].
2.1.3.2. Đội ngũ giáo viên, công nhân viên
Năm học 2013-2014 toàn trường có 80 CBQL - GV, nhân viên trong đó
có 11 là CBQL các cấp và 42 GV trực tiếp giảng dạy ở các khối lớp. Với nhiều biện pháp nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo bồi dưỡng, trình độ cho đội ngũ GV đến nay 100% GV trong nhà trường đều có trình độ đại học (trong đó có 02 thạc sỹ), 09 GV đang theo học cao học.
100% CBQL - GV, nhân viên trong nhà trường luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt công tác dân chủ hóa trong trường học, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chất lượng đội ngũ CBQL- GV, nhân viên liên tục được nâng lên. 100% GV xếp loại chuyên môn khá, giỏi trong đó có 18 thầy cô đạt GV dạy giỏi cấp tỉnh. Đảng bộ có 47 đảng viên, sinh hoạt ở 4 chi bộ; 01 tổ chức công đoàn cơ sở với 80 đoàn viên và lao động; 01 tổ chức đoàn thanh niên với 561 đoàn viên.
Với vai trò vừa là thầy, cô vừa là cha, mẹ của học sinh chính vì thế ngoài việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thì mỗi thầy cô còn phải tìm hiểu thật cặn kẽ từng cách sống, phong tục tập quán, văn hóa của mỗi một dân tộc để có thể hiểu được, gần gũi quan tâm các em, thật sự là chỗ dựa tin cậy cho các em khi các em sinh sống và học tập trong môi trường nội trú. Bên cạnh đó nhà trường còn có các đồng chí ở tổ nuôi dưỡng, tổ hành chính, y tế đủ về số lượng và đảm bảo yêu cầu các chuyên môn, chăm lo nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho học sinh đảm bảo theo yêu cầu đặt ra.
2.1.3.3. Tình hình học sinh
Hàng năm trường đón nhận 500 em học sinh của 17 dân tộc với 97% là người dân tộc thiểu số, phong tục tập quán của các em trong nếp sống, sinh hoạt rất khác. Hầu hết học sinh là người dân tộc thiểu số sinh ra và lớn lên ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn giáo dục chưa phát triển. Nhiều em chăm ngoan, ý thức tốt. Song vẫn có nhiều em năng lực nhận thức không đồng đều, khả năng tư duy còn hạn chế. Một số ít chưa chăm chỉ học tập, chưa xác định động cơ học tập, đặc biệt là nhóm dân tộc rất ít người như: dân tộc Cống, Sila.
Các phong tục tập quán cũng có ảnh hưởng xấu nhất định đến nề nếp sinh hoạt của học sinh như: tác phong chậm chạp, uống rượu, hút thuốc lá, yêu đương sớm,…... Với chức năng là đào tạo học sinh dân tộc trong toàn tỉnh vì vậy nhà trường luôn chú trọng công tác giáo dục toàn diện cho các em học sinh. Để khắc phục những khó khăn này, nhà trường luôn đẩy mạnh sự kết hợp giữa giáo dục đạo đức với giáo dục BSVHDT thông qua giờ học chính khoá và các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là các hoạt động theo các ngày chủ điểm trong năm học do trường và đoàn thanh niên phối hợp tổ chức; là sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình, với các đoàn thể ở các trường khác cùng khu vực, với các đoàn thể trong và ngoài tỉnh.
2.1.3.4. Cơ sở vật chất
Trường PTDTNT tỉnh Điện Biên với tổng diện tích khuân viên là 27.400 m2. Nhà trường được xây dựng kiên cố đầy đủ các hạng mục công trình với hệ thống phòng học, phòng chức năng, nhà hoạt động đa năng, khu nội trú của học sinh. Khu phòng học kiên cố cao tầng gồm 18 phòng học đủ số lượng học một ca, phòng học đảm bảo đủ điều kiện ánh sáng, có đủ bàn ghế cho 35 đến 40 học sinh/lớp. Hệ thống trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học, sân chơi bãi tập đầy đủ. Cảnh quan khuôn viên trong nhà trường được bố trí hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu học tập, vui chơi giải trí của học sinh. Trường có đầy đủ các phòng làm việc cho BLĐ, các tổ chuyên môn, các đoàn thể với tổng số 18 phòng.
Để phục vụ cho quá trình học tập và giảng dạy nhà trường đã đầu tư xây dựng 09 phòng học bộ môn cụ thể: 02 phòng thực hành thí nghiệm thuộc