Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất và thực tiễn thực hiện trên địa bàn huyện đăk song, tỉnh đăk nông (Trang 58 - 66)

đất.

Thứ nhất, cần đẩy nhanh việc xây dựng Luật quy hoạch sử dụng đất để điều

chỉnh hoạt động quy hoạch sử dụng đất được thống nhất. Đây sẽ là một trong những biện pháp để bảo đảm tính thống nhất trong quản lý và bố trí sử dụng đất trên phạm vi cả nước, cũng như quy định những chế tài cụ thể trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và xử phạt đối với việc vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Quy hoạch hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi tư duy nhiệm kỳ, tức thứ tự ưu tiên cũng theo nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ này ưu tiên công trình A, nhiệm kỳ khác lại sửa, ưu tiên công trình B nên chắp vá, khó có thể có hạ tầng thống nhất. Vì vậy, cần phải nhanh chóng ban hành Luật quy hoạch sử dụng đất vì việc quy hoạch sử dụng đất ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế cũng như liên quan trực tiếp đến đời sống người dân. Quy hoạch ở các nước thực chất là kế hoạch được pháp chế hóa nên nếu không thực hiện được thì người lập, duyệt đều bị xử lý nặng. Các quy phạm pháp luật điều chỉnh về quy hoạch sử dụng đất chủ yếu được quy định ở Luật đất đai 2003 Chương II Mục 2 từ Điều 21 tới Điều 30; quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được quy định ở Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 Chương II Mục 1 từ Điều 13 tới Điều 21; quy hoạch đô thị được quy định ở Luật quy hoạch đô thị năm 2009. Chính phủ cũng đã ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động quy hoạch sử dụng đất như Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành luật đất đai, các quy phạm điều chỉnh về quy hoạch sử dụng đất được quy định tại Chương III từ Điều 12 tới Điều 29; Nghị định 69/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ về việc quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong đó các quy phạm điều chỉnh về hoạt động quy hoạch sử dụng đất được quy định tại Chương II Mục 1 từ Điều 3 tới Điều 10. Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ban hành

Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Các quy định của Pháp luật quy hoạch sử dụng đất được quy định ở nhiều văn bản khác nhau như vậy gây rất nhiều khó khăn cho việc triển khai áp dụng thống nhất trên thực tế. Và vì vậy việc hoàn thiện chính sách đất đai tiến tới xây dựng Luật quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa cấp thiết. Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng các Bộ, ban ngành liên quan có trách nhiệm tập hợp hóa các quy định của Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất, nghiên cứu bổ sung tiến tới xây dựng sự thảo Luật quy hoạch sử dụng đất để trình Quốc hội thông qua.

Thứ hai, xây dựng quy phạm pháp luật quy hoạch sử dụng đất cần bám sát

với điều kiện thực tế. Quy phạm pháp luật quy hoạch sử dụng đất được ban hành phải có tính dự báo cáo. Xã hội luôn phát triển và thay đổi không ngừng, hoạt động quy hoạch sử dụng đất phải mang dài hạn, tính chiến lược cao, ở mỗi địa phương thực hiện quy hoạch đều có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội không giống nhau, để hoạt động quy hoạch sử dụng đất đảm bảo tính khả thi thì khi xây dựng các quy phạm điều chỉnh hoạt động quy hoạch cần bám sát thực tế, pháp luật quy hoạch phải nắm bắt được xu thế phát triển của từng địa phương, từng ngành qua đó có những quy định phù hợp. Ví như thời gian của kỳ quy hoạch theo quy định hiện nay là 10 năm, xét thấy quy định này vẫn chưa sát với điều kiện thực tế, quy định thời gian cho một kỳ quy hoạch là 10 năm thì tương đối ngắn. Kỳ quy hoạch quy định là 10 năm trong khi thời hạn giao đất theo quy định của Luật đất đai 2003 có thể là 50 năm, 70 năm. Nếu trong thời gian được giao đất sử dụng mà có thay đổi quy hoạch sử dụng đất, diện tích được giao bị thu hồi để sử dụng vào mục đích khác người sử dụng đất sẽ phải gánh chịu các thiệt hại và rủi ro, người sử dụng đất không dám đầu tư dài hạn về cả vốn và khoa học kỹ thuật để tận dụng hết giá trị sử dụng đất mà thay vào đó là đầu tư ngắn hạn vì thời gian của kỳ quy hoạch ngắn,

tâm lý lo sợ chưa thu hồi đủ vốn có khi lại bị thu hồi để phục vụ cho kỳ quy hoạch tiếp với các chủ trương, phương án sử dụng đất khác. Xét thấy khi quy định về thời gian của kỳ quy hoạch pháp luật quy hoạch sử dụng đất cần nghiên cứu, bám sát điều kiện thực tế để thời gian của kỳ quy hoạch không quá ngắn, nhưng cũng không quá dài để tránh tình trạng “quy hoạch treo”. Khi xây dựng quy phạm điều chỉnh hoạt động quy hoạch sử dụng đất phải đặt quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ tổng thể với các loại quy hoạch khác như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị để có những quy định điều chỉnh hoạt động quy hoạch sử dụng đất phù hợp, cụ thể và toàn diện hơn.

Thứ ba, trong các quy định của pháp luật về quy hoạch sử dụng đất cần phân

định rõ ràng các quy định về quy hoạch sử dụng đất và quy định về kế hoạch sử dụng đất. Không nên đồng nhất hai khái niệm này mà cần phải có sự tách biệt rõ ràng. Hoạt động quy hoạch sử dụng đất và hoạt động kế hoạch sử dụng đất có những đặc trưng riêng. Nếu quy hoạch sử dụng đất là việc khoanh định hoặc điều chỉnh việc khoanh định đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước là sự tính toán, phân bổ sử dụng đất cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian thì kế hoạch sử dụng đất là việc xác định các biện pháp, thời gian để sử dụng đất theo quy hoạch, không nên đánh đồng hai hoạt động trên. Các quy định áp dụng cho hoạt động quy hoạch sử dụng đất không thể áp dụng cho hoạt động kế hoạch sử dụng đất được. Hiện nay các quy định về nguyên tắc, trách nhiệm lập, xét duyệt, công bố, thực hiện quy hoạch sử dụng đất vẫn chưa có sự tách bạch rõ ràng với kế hoạch sử dụng đất, gây khó khăn cho các cấp chính quyền địa phương trong việc triển khai áp dụng. Vì vậy cần phải quy định tách bạch đối với quy hoạch sử dụng đất thì phải tuân thủ nguyên tắc nào, trách nhiệm lập quy hoạch ở các cấp thuộc về ai,

ai có thẩm quyền xét duyệt, công bố như thế nào và tương tự như vậy đối với kế hoạch sử dụng đất chứ không nên xây dựng một quy định rồi áp dụng chung cho cả hai như hiện nay.

Thứ tư, cần đổi mới và bổ sung nội dung một số quy định của pháp luật về

quy hoạch sử dụng đất. Trước hết là phải xây dựng được khái niệm quy hoạch sử dụng đất thống nhất trong luật. Pháp luật quy hoạch sử dụng đất hiện nay chưa quy định thế nào la quy hoạch sử dụng đất mà chỉ quy định về nội dung quy hoạch, các bước quy hoạch sử dụng đất. Do đó, khi định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất dưới góc nhìn của các nhà quản lý đất, các nhà nghiên cứu pháp luật đất đai đã có rất nhiều quan điểm khác nhau nên khi nghiên cứu pháp luật quy hoạch sử dụng đất rất khó để tiếp cận được một định nghĩa thống nhất. Sắp tới khi ban hành Luật quy hoạch sử dụng đất thì cần phải xây dựng khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai ngay trong luật. Hiện nay, nhiều cấp chính quyền khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất vẫn nhầm lẫn, chưa phân biệt được giữa hai hoạt động xây dựng quy hoạch sử dụng đất và lập quy hoạch sử dụng đất, việc phân biệt hai hoạt động này rất quan trọng, vì mỗi hoạt động có các quy trình tiến hành khác nhau, qua đó quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với mỗi hoạt động cũng không giống nhau, mà điều này thì pháp luật quy hoạch sử dụng đất chưa có quy phạm hướng dẫn phân biệt. Lập quy hoạch sử dụng đất chỉ là một khâu trong xây dựng quy hoạch sử dụng đất. Trong quy trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất ngoài việc lập quy hoạch sử dụng đất còn các bước như xét duyệt, công bố nội dung quy hoạch sử dụng đất, tổ chức thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đó. Để thuận tiện cho các cơ quan quản lý đất đai trong việc thực hiện trách nhiệm xây dựng quy hoạch sử dụng đất thì cần thiết phải bổ sung nội dung trên vào trong pháp luật quy hoạch sử dụng đất. Các nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất quy định tại Điều 21 Luật đất đai 2003 xét thấy vẫn chưa đầy đủ, các nguyên tắc khác như nguyên tắc công khai, minh bạch trong lập quy hoạch sử dụng đất, nguyên tắc

ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp nên được bổ sung thêm. Để nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo tính hoàn chỉnh, khả thi cho quy hoạch thì pháp luật quy hoạch sử dụng đất cần quy định trách nhiệm đối với các trường hợp lập quy hoạch thiếu chất lượng gây lãng phí đất đai; lập quy hoạch mà không tuân thủ quy định của Luật đất đai như không tuân thủ nguyên tắc lập, thẩm quyền lập, xét duyệt, công bố quy hoạch sử dụng đất.

Thứ năm, cần tiến hành xây dựng các quy phạm về thanh tra, giám sát việc

thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Thanh tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất nhằm phát hiện các sơ hở trong cơ chế quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất để xử lý hoặc kiến nghị với các cơ quan nhà nước để có các biện pháp khắc phục. Hiện nay, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất được điều chỉnh bởi Luật thanh tra năm 2010. Để công tác thanh tra, giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả thì cần thiết phải xây dựng quy phạm điều chỉnh hoạt động thanh tra, giám sát ngay trong pháp luật quy hoạch sử dụng đất. Trước hết cần xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất bằng cách quy định trong luật các hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát cụ thể, quy định thống nhất về tổ chức, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, phương thức hoạt động và mối quan hệ trong các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát. Thông qua thanh tra, kiểm tra thực hiện quy hoạch sử dụng đất, diện tích đất của dự án nằm trong diện quy hoạch mà không triển khai thực hiện sẽ bị thu hồi hoặc chuyển giao cho nhà đầu tư khác, các sai phạm trong thực hiện quy hoạch của cá nhân, cơ quan nhà nước sẽ bị xử lý nghiêm. Ngoài ra cần bổ sung thêm các quy định về trách nhiệm giải quyết khiếu nại tố cáo đối với các hành vi vi phạm quy hoạch sử dụng đất như trách nhiệm thụ lý, trách nhiệm khi giải quyết sai hoặc cố tình không giải quyết; quy định về quyền của người có khiếu nại, tố cáo khi người giải quyết khiếu nại không thụ lý hoặc thụ lý nhưng giải quyết sai, quyền được bồi thường thiệt hại.

Thứ sáu, cần quy định cụ thể các chế tài xử phạt đối với các vi phạm pháp

luật xảy ra trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Trước hết cần quy định trong luật những hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật quy hoạch sử dụng đất, trên cơ sở đó mới xây dựng các chế tài xử phạt. Hiện nay các vi phạm pháp luật quy hoạch sử dụng đất có rất nhiều loại như vi phạm về lập quy hoạch sử dụng đất (liên quan đến thẩm quyền lập quy hoạch, vi phạm các nguyên tắc lập quy hoạch), các vi phạm về xét duyệt quy hoạch (thời gian trình để thẩm định, thời gian phê duyệt quy hoạch vượt quá thời gian luật định), các vi phạm về công bố quy hoạch sử dụng đất, các vi phạm về thực hiện quy hoạch sử dụng đất (các công trình, dự án quy hoạch không thực hiện hoặc thực hiện dang dở gây lãng phí đất, việc giao đất cho thuê đất không dựa vào quy hoạch sử dụng đất đã được cấp trên phê duyệt). Đối với các vi phạm pháp luật quy hoạch sử dụng đất tùy theo mức độ vi phạm mà quy định chế tài phù hợp, có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đó là vi phạm có tính chất hình sự gây hậu quả nghiêm trọng. Thông qua các chế tài xử phạt sẽ bảo đảm cho pháp luật quy hoạch sử dụng đất được thực thi nghiêm minh.

Thứ bảy, pháp luật quy hoạch sử dụng đất cần quy định cụ thể về quyền và

trách nhiệm đóng góp ý kiến của nhân dân trong công tác lập quy hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đối với việc lập quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giúp các cơ quan quản lý đất đai của nhà nước nắm bắt được tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân về nhu cầu sử dụng đất qua đó tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân. Về vấn đề này, Điều 18 Nghị định 181/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2003 có quy định về việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân đối với quy hoạch sử dụng đất chi tiết, quy định cụ thể về trình tự cách thức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong việc lập quy hoạch sử dụng đất, thời hạn lấy ý kiến đóng góp, trách nhiệm của các

cơ quan nhà nước trong việc tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân. Tuy nhiên phạm vi lấy ý kiến đóng góp chỉ đối với việc lập quy hoạch sử dụng đất của của xã, phường, thị trấn quy định tại khoản 5 Điều 25 của Luật Đất đai. Để việc đóng góp ý kiến của nhân dân đối với xây dựng quy hoạch sử dụng đất được thiết thực và hiệu quả hơn nữa cần phải quy định mở rộng phạm vi, thời gian, cách thức tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân. Đi đôi với việc đóng góp ý kiến lập quy hoạch sử dụng đất cần phát huy vai trò của nhân dân trong việc giám sát quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất vì nhân dân là người trực tiếp sử dụng đất. Các công trình, dự án trong quy hoạch chậm thực hiện hoặc không thực hiện nhân dân sẽ là người trình báo, đề xuất xử lý lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ tám, cần có một chế định điều chỉnh về vai trò và trách nhiệm của các

đơn vị tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Các đơn vị tư vấn lập quy hoạch là những người có chuyên môn nghiệp vụ về quản lý đất, tham gia vào quá trình lập quy hoạch sử dụng đất để giúp đỡ cơ quan nhà nước thực hiện các bước lập quy hoạch sử dụng đất như điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai, xây dựng phương án sử dụng đất và phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất trên cơ sở có tính đến

Một phần của tài liệu Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất và thực tiễn thực hiện trên địa bàn huyện đăk song, tỉnh đăk nông (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w