Đối với Ngân hàng phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của chi nhánh ngân hàng phát triển ở hà tây luận văn ths kinh tế 60 31 0 (Trang 100 - 103)

Về việc giao kế hoạch vốn tín dụng.

Việc chậm trễ trong giao kế hoạch vốn hàng năm của Ngân hàng phát triển trung ương luôn luôn ở trong tình trạng bị động. Nhiều dự án có hiệu quả cao

đã không được chấp thuận cho vay do chưa có kế hoạch vốn. Hơn nữa, việc giao kế hoạch vốn nhỏ giọt, số vốn cân đối quá ít so với nhu cầu cũng làm cho đầu tư dàn trải và manh mún. Vì vậy để tạo điều kiện cho Chi nhánh nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, đề nghị Ngân hàng phát triển thực hiện giao kế hoạch hàng năm đúng theo qui định vào khoảng tháng 10 năm trước, cùng với tiến độ giao các kế hoạch kinh tế xã hội khác. Mặt khác, cũng nên thực hiện cân đối vốn luôn một lần, tránh trường hợp đến cuối năm mới thông báo kế hoạch vốn bổ sung gây khó khăn cho hoạt động của Chi nhánh. Đó là cơ sở để cho Chi nhánh xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khai thực hiện cho vay phát triển ngay từ đầu năm. Có như vậy mới đảm bảo hoàn thành kế hoạch vốn được giao và có điều kiện tìm kiếm hỗ trợ cho các dự án đầu tư phát triển bằng các nguồn khác.

Phân cấp hơn nữa cho Chi nhánh trong thực hiện công việc.

- Phân cấp thẩm quyền trong thẩm định và quyết định cho vay dự án tín dụng ĐTPT của Nhà nước;

Kiến nghị với Ngân hàng phát triển giao cho Chi nhánh quyền chủ động hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trên địa bàn; đặc biệt là việc phân cấp thẩm định, quyết định cho vay các dự án tín dụng đầu tư phát triển, vì hiện nay Ngân hàng phát triển mới phân cấp cho Chi nhánh thẩm định và quyết định cho vay các dự án có tổng mức đầu tư dưới 50% của nhóm B, còn các dự án có tổng mức đầu tư lớn hơn 50% nhóm B trở lên Chi nhánh phải trình Ngân hàng phát triển quyết định. Việc này không chỉ tạo điều kiện cho Chủ đầu tư phải quan hệ qua nhiều khâu, nhiều cấp gây tốn kém chi phí và mất thời gian mà hơn thế nữa là tạo quyền chủ động cho Chi nhánh và cũng là để thực hiện cơ chế một cửa theo đúng tinh thần của Đảng và nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

- Phân cấp thẩm quyền gia hạn nợ vốn vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước;

Đề nghị với Ngân hàng phát triển phân cấp cho Chi nhánh được gia hạn nợ đối với các dự án có nợ quá hạn tạm thời, vì hiện nay số dự án nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tại Chi nhánh tương đối cao là do các thủ tục và trình tự gia hạn nợ Chi nhánh đều phải trình Ngân hàng phát triển, trong khi đó các khâu thực hiện việc xem xét gia hạn cho các chủ đầu tư tại Ngân hàng phát triển lại chưa kịp thời và có những dự án Chi nhánh đã hoàn tất thủ tục, hồ sơ trình Ngân hàng phát triển nhưng quyết định của Ngân hàng phát triển thường chậm trễ, việc này sẽ giúp Chi nhánh giảm tỉ lệ nợ quá hạn cũng như giúp cho các chủ đầu tư trong việc cân đối nguồn tài chính trả nợ Chi nhánh.

 Về việc xử lý nợ xấu:

Đề nghị Ngân hàng phát triển ban hành chi tiết các thụ tục, quy trình về việc xử lý nợ xấu cho từng đối tượng vay vốn của hệ thống Ngân hàng phát triển đặc biệt là các dự án thuộc loại hình doanh nghiệp nhà nước, vì hiện nay tại Chi nhánh NHPT Hà Tây cũng như nhiều Chi nhánh khác đại đa số các doanh nghiệp này đang thực hiện tiến trình cổ phần hoá, và các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ thì bắt buộc phải chuyển đổi theo hình thức, Bán, Khoán, Cho thuê mà rất nhiều doanh nghiệp này hiện đang có dự nợ tại Hệ thống Ngân hàng phát triện, ở Hà Tây có 4 doanh nghiệp thuộc diện cổ phần hoá, bán khoán…có vay vốn tại Chi nhánh và hầu như đến nay đã quá hạn 100% mà số vốn vay tương đối lớn, việc xử lý nợ tại Chi nhánh còn gặp rất nhiều lúng túng, xử lý rất điểm các món nợ quá hạn này sẽ giúp cho Chi nhánh giảm tỷ lệ nợ quá hạn và lãi treo, cũng như giúp cho các Chi nhánh khác trong hệ thống thực hiện hiệu quả hơn công tác tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Công tác xử lý nợ tốt sẽ làm cho lành mạnh hoá tài Chính tại Chi nhánh cũng như góp phần làm lành mạnh hoá tài chính trong toàn hệ thống Ngân

hàng phát triển, với xu thế hội nhập hiện nay tài chính lành mạnh là yếu tố quan trọng để tham gia một sân chơi chung trong khu vực cũng như sân chơi quốc tế, đặc biệt là công tác huy động vốn cho hệ thống Ngân hàng phát triển.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của chi nhánh ngân hàng phát triển ở hà tây luận văn ths kinh tế 60 31 0 (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)