Tình hình tiếp nhận vốn của Trung ương và vốn huy động thờ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của chi nhánh ngân hàng phát triển ở hà tây luận văn ths kinh tế 60 31 0 (Trang 48 - 50)

gian qua ở Hà Tây.

Do đặc thù của mình, không giống như các ngân hàng thương mại, vốn cho hoạt động của Chi nhánh chủ yếu là vốn tiếp nhận từ ngân sách nhà nước theo kế hoạch vốn hàng năm. Vì vậy việc lập kế hoạch và tiếp nhận vốn ngân sách là một trong những hoạt động cơ bản trong công tác huy động vốn của Ngân hàng phát triển. Do không phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trong việc huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư (trong cuộc cạnh tranh này, các ngân hàng thương mại thường chiếm ưu thế do có mối quan hệ thị trường rộng lớn hơn và có thể chủ động hơn trong việc đưa ra mức lãi suất huy động linh hoạt, hấp dẫn) đồng thời giúp Ngân hàng phát triển có được một nguồn vốn tương đối ổn định và có thể kế hoạch hóa trước, tránh được rủi ro đó là mặt thuận lợi. Tuy nhiên, mặt trái của nó là làm cho hoạt động của Ngân hàng phát triển lệ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn cung cấp của Nhà nước, nên không tạo được thế chủ động trong việc bố trí vốn vay cho từng dự án dẫn đến khả năng một số dự án, nhất là các dự án có tổng vốn đầu tư lớn không được đáp ứng đủ làm cho dự án hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.

Tình hình tiếp nhận vốn từ Ngân hàng phát triển Việt Nam.

Căn cứ vào lượng vốn hiện có và huy động của Ngân hàng phát triển Việt Nam và kế hoạch vốn tại chi nhánh Hà Tây mà Ngân hàng phát triển Việt Nam phân bổ trong thới gian qua (từ năm 2000 đến năm 2006), Chi nhánh Hà Tây đã tiếp nhận nguồn vốn của Trung ương qua các năm thể hiện ở biểu 2.1 sau:

Biểu 2.1: Nguồn vốn tiếp nhận tư Trung ương từ năm 2000-2006

Đơn vị tính : Triệu đồng và %

Chỉ tiêu

Vốn tiếp nhận 65.000 208.000 174.000 55.000 54.000 57.978 431.374 Tăng, giảm

(so với năm 2000)

100 + 320,0 +267,6 - 15,3 - 16,9 -10,8 +663,6

Nguån:báo cáo tiếp nhận nguồn TW từ năm 2000-2006 tại Chi nhánh NHPT Hà Tây[2]

Qua biểu số liệu trên cho thấy: Vốn tiếp nhận của Trung ương nhiều năm tăng lên nhất là năm 2001, 2002 và 2006, trừ các năm 2003, 2004 và 2005 có hiện tượng giảm so với năm 2000. Đó là do nguyên nhân: các dự án đầu tư đã ký hợp đồng tín dụng nhưng chưa đăng ký kế hoạch vốn do chưa có khối lượng hoàn thành, do đó Trung ương cũng chỉ phân bổ nguồn cho Chi nhánh theo thực tế các dự án có đăng ký kế hoạch và có khối lượng hoàn thành đảm bảo điều kiện giải ngân.

Tình hình huy động vốn.

Trước đây việc huy động vốn tập trung tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (TW) ; do việc huy động vốn trong những năm gần đây khó khăn và nguồn vốn cấp từ ngân sách hạn hẹp, để tăng cường nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển bước sang năm 2002 Ngân hàng phát triển Việt Nam (TW) đã giao thêm nhiệm vụ huy động vốn cho các Chi nhánh trong toàn hệ thống.

Ngoài nhiệm vụ tiếp nhận. Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tây còn có nhiệm vụ mới là huy động đựơc một lượng vốn đáng kể qua các năm, cụ thể ở biểu 2.2:

Biểu 2.2: Vốn huy động qua các năm (2002-2006) Đơn vị tính : Triệu đồng Năm Tổng số vốn huy động Kế hoạch Tổng số thực hiện Trong đó Tỷ lệ hoàn thành KH (%)

Vốn ngăn hạn Vốn trung, dài hạn 2002 10.000 10.000 10.000 - 100,0 2003 40.000 42.000 32.000 10.000 105,0 2004 13.000 11.000 1.000 10.000 84,6 2005 28.800 32.034 2.034 30.000 111,2 2006 100.000 114.238 34.238 80.000 114,2

Nguån:Báo cáo huy động nguồn từ 2000-2006 tại Chi nhánh NHPT Hà Tây[2]

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của chi nhánh ngân hàng phát triển ở hà tây luận văn ths kinh tế 60 31 0 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)