nước.
Khái niệm và chỉ tiêu xác định hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.
Theo Từ điển Tiếng Việt, "Hiệu quả là kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại". Đây là khái niệm chung nhất về hiệu quả. Nói cách khác, hiệu quả là tiết kiệm không lãng phí nhưng có quan hệ chặt chẽ với việc sử dụng năng lực sản xuất hiện có, cốt lõi của mọi hoạt động khắc phục sự hạn chế và khan hiếm của nguồn lực (sự thiếu hụt).
Trong quá trình CNH, HĐH và xây dựng nền KTTT định hướng XHCN, Đảng ta luôn đòi hỏi phải quán triệt quan điểm hiệu quả kinh tế- xã hội và quan điểm tăng trưởng kinh tế bền vững trong mọi phương án đầu tư và phát triển.
Hiệu quả kinh tế - xã hội là khái niệm phản ảnh sự kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội trong mỗi phương án đầu tư và phát triển. Đảng ta khi nói về quan điểm phát triển đã chỉ rõ: Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường .
Những quan điểm đúng đắn nói trên, sẽ không là ngoại lệ đối với việc xác định hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của Ngân hàng phát triển nói chung và ở Hà Tây nói riêng.
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển được xem là có hiệu quả theo chúng tôi, khi nó mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cho cả ngân hàng, các
đối tượng khác trong quan hệ tín dụng và cả nền kinh tế quốc dân. Điều đó có nghĩa:
- Bên cho vay, trong đó có Ngân hàng phát triển thu được nợ gốc và lãi định mức tương ứng với khoảng thời gian trong hạn của khế ước vay và cho vay.
- Bên khách hàng vay vốn, nhờ sử dụng vốn tín dụng được vay đã góp phần làm cho sản xuất kinh doanh phát triển, làm cho vốn vay thực hiện được chức năng của nó, chức năng bảo tồn vốn và sinh lợi, và theo đó đảm bảo điều kiện cho việc phân phối lợi ích gắn với quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tín dụng trong khế ước vay và cho vay mà hai bên đã thỏa thuận.
- Đối với nền kinh tế quốc dân, khoản tín dụng đó phải có ảnh hưởng tích cực không chỉ đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, mà còn ảnh hưởng tích cực đến tiến bộ và công bằng xã hội, tăng công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân đến xã hội. Nói cách khác phải vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa gắn với tiến bộ kinh tế, tiến bộ và công băng xã hội.
Từ khái niệm trên có thể đưa ra các chỉ tiêu xác định hiệu quả tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
Các chỉ tiêu về định tính.
Như trên đã phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được thể hiện qua khả năng thu được nợ gốc và lãi trong khoảng thời gian đã quy định trong hợp đồng tín dụng đối với Ngân hàng phát triển; kết quả sản xuất kinh doanh của các khách hàng vay vốn từ Ngân hàng và kết quả tác động đến sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Do đó, về mặt định
tính, hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được đánh giá tổng hợp qua 3 chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu về bên cho vay - Ngân hàng phát triển.
Hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được thể hiện: Một
là, khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Nói một cách khác, đối với
bên đi vay thì điều này trước hết biểu hiện ở chỗ cung cấp vốn đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời, thủ tục đơn giản, thuận tiện (tuy nhiên, vẫn phải bảo đảm những nguyên tắc an toàn cần thiết và theo những quy trình nhất định), tiết kiệm được các chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian và nhất là sẽ không bỏ lỡ
những cơ hội sản xuất kinh doanh tốt. Hai là, khả năng thu được nợ gốc và
lợi tức trong khoảng thời gian đã quy định trong hợp đồng tín dụng. Nghĩa là, phải bảo đảm để Ngân hàng Phát triển thực hiện được chức năng mà Nhà nước đã giao, đồng thời phải mang lại thu nhập đủ trang trải các khoản chi phí liên quan và hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro (không thu hồi được vốn cho vay hoặc thu hồi chậm).
Chỉ tiêu về bên đi vay.
Khả năng sử dụng vốn vay có hiệu quả của bên đi vay. Nói một cách khác, bên đi vay sử dụng vốn tín dụng được vay đã làm cho sản xuất kinh doanh có lãi, làm cho vốn vay thực hiện được chức năng của nó, chức năng bảo tồn vốn và sinh lợi, và theo đó đảm bảo điều kiện cho việc phân phối lợi ích gắn với quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tín dụng trong khế ước vay và cho vay mà hai bên đã thỏa thuận. Vốn vay được từ Ngân hàng phát triển phục vụ tốt hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mục tiêu khi đi vay đề ra.
Chỉ tiêu về phía nền kinh tế-xã hội.
Đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương và cả nước. Đây là hệ quả tất yếu đạt được khi cả bên đi vay và Ngân
hàng phát triển đều hoạt động tốt. Nó được biểu hiện ở chỗ, hoạt động của Ngân hàng sẽ đóng góp vào việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy phát triển kim ngạch xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho người lao động góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
Có thể nói, hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển là một chỉ tiêu rất tổng
hợp, được đánh giá trên quan điểm kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và
hiệu quả xã hội gắn với ba đối tượng tham gia: Ngân hàng phát triển, khách hàng vay vốn của Ngân hàng và nền kinh tế-xã hội.
Các chỉ tiêu định lượng.
Các chỉ tiêu định tính nói trên là những căn cứ đánh giá hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển mang tính tổng hợp là rất quan trọng, cơ bản và cần
thiết. Song để đánh giá về mặt lượng, cần dựa thêm vào một số chỉ tiêu định
lượng gắn với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển mà Ngân hàng phát triển có thể lượng hóa được. Những chỉ tiêu đó là:
Tốc độ tăng doanh số:
Là tỷ số so sánh tính theo phần trăm về doanh số giữa hai kỳ cho vay, được thể hiện qua công thức:
Doanh số cho vay kỳ này
Tốc độ tăng doanh số cho vay = X100 %
Doanh số cho vay kỳ trước
Trong đó: Doanh số cho vay thể hiện quy mô tuyệt đối của hoạt động tín dụng, nhưng bản thân doanh số cho vay nhiều hay ít còn phụ thuộc vào khả năng huy động vốn của Ngân hàng và nhu cầu của người đi vay. Còn tốc độ tăng doanh số cho vay thể hiện khả năng mở rộng quy mô và hình thức
cho vay qua các thời kỳ. Doanh số cho vay lớn và tốc độ cho vay tăng nhanh cho thấy khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, như trên đã phân tích, đó mới chỉ là điều kiện chứ chưa thể khẳng định hiệu quả tín dụng của Ngân hàng mà cần phải kết hợp nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu khác.
Hiệu suất sử dụng vốn:
Tổng dư nợ
Hiệu suất sử dụng vốn = X 100 % Tổng nguồn vốn
Hiệu suất sử dụng vốn nói lên khả năng cho vay vốn so với tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng có thể ngày càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần kết hợp với các chỉ tiêu khác để đánh giá một cách tổng quát, không chỉ dựa trên cơ sở chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Bởi vì, đánh giá như vậy là phiến diện, sẽ dễ dẫn đến đánh giá sai lệch. Chẳng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn cao trong khi hiệu suất sử dụng vốn cũng cao thì hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển chưa chắc đã cao, thậm chí còn thấp.
Tỷ lệ nợ quá hạn:
Dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = X 100 % Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh khái quát về tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng trong quá trình cho vay. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả hoạt động của Ngân hàng càng tốt và ngược lại. Bởi vì, chỉ tiêu này cao sẽ chứng tỏ Ngân hàng đang gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tế, do những rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng của Ngân hàng là không thể thể tránh khỏi. Vì vậy, chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định
được coi như giới hạn an toàn. Theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này nên ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được.
Cần nhấn mạnh rằng, hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển là một hoạt động tín dụng gắn với chính sách đầu tư phát triển, không vì mục đích lợi nhuận, hoạt động của Ngân hàng chủ yếu hoạt động và tổ chức thực hiện cho vay đầu tư theo định hướng và chỉ đạo của Nhà nước. Vì vậy, nên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển
mang nhiều tính chất định tính hơn là tính định lượng (đây là một đặc điểm
khác biệt lớn so với hoạt động của các Ngân hàng thương mại). Hơn nữa, riêng về hiệu quả xã hội rất khó có các chỉ tiêu định lượng để đo lường tác động cụ thể đối với từng hoạt động tín dụng của Ngân hàng phát triển đến sự phát triển chung đối với phát triển kinh tế của đất nước. Đồng thời, do nhân tố bên đi vay của Ngân hàng cũng rất đa dạng như các doanh nghiệp, các dự án, các chương trình mục tiêu nên cũng rất khó đưa ra được các chỉ tiêu định lượng cụ thể chung cho đối tượng này. Do đó, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người ta có thể đánh giá hiệu quả kinh tế trên cả hai mặt định tính và định lượng, đôi khi chỉ đánh giá trên các khía cạnh ở tầm vĩ mô.
Nội dung nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển.
Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển là việc Ngân hàng phát
triển cùng các đối tượng khác trong quan hệ tín dụng và các cơ quan chức năng có liên quan chủ động tìm ra giải pháp để bên cho vay hạn chế tới mức thấp nhất nợ quá hạn phát sinh; bên đi vay vốn sản xuất kinh doanh sử dụng vốn vay có hiệu quả, có lợi nhuận, mở rộng sản xuẩt đổi mới kỹ thuật, công nghệ, tăng công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo hướng bền vững.
Sự phân tích trên cho thấy những gì nói về khái niệm và chỉ tiêu xác định hiệu quả tín dựng đầu tư phát triển của nhà nước đã phân tích đều có giá trị để nói về nội dung của việc nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hiện nay. Do đó, nội dung nâng cao hiệu quả tín dụng vốn đầu tư phát triển của nhà nước bao gồm:
- Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tây - Đơn vị cho vay.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đối với các đơn vị đi vay.
- Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước qua kết quả thu được đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Tây.