2 Những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của chi nhánh ngân hàng phát triển ở hà tây luận văn ths kinh tế 60 31 0 (Trang 62 - 73)

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động cho vay đầu tư phát triển

của Nhà nước tại Chi nhánh còn tồn tại nhiều hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Chi nhánh nói riêng và hiệu quả đầu tư của toàn tỉnh nói chung. Những hạn chế đó thể hiện trên các mặt sau:

Một là, khả năng vốn tiếp nhận và vốn huy động của Chi nhánh để đáp ứng nhu cầu vốn cho vay các dự án của tỉnh còn ở mức độ thấp.

Nhu cầu vốn tín dụng đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Tây rất lớn, với tốc độ phát triển bình quân hàng năm xấp xỉ 10% thì nguồn vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước phải tăng lên, nhưng thực tế do việc hạn chế ưu đãi của Chính phủ và do nguồn vốn hạn hẹp do đó chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ, số dự án được vay vốn ưu đại của nhà nước trên địa bàn không đáng kể, với nhu cầu vốn tín dụng đầu tư phát triển các năm rất lớn nhưng nguồn vốn hạn hẹp, nhỏ giọt, Ngân hàng trung ương phải giao chỉ tiêu huy động cho từng Chi nhánh, cụ thể hơn là giao theo tỉ lệ giai ngân cho từng dự án, chi nhánh phải đảm bảo huy động ít nhất là 30% để cho vay trong một dự án điều này đã gây không ít khó khăn cho Chi nhánh, nhiều dự án đã ký hợp đồng tín dụng nhưng do Chi nhánh không huy động được nên dự án cũng không được giải ngân nó không chỉ làm ảnh hưởng đến hoạt động tại Chi nhánh mà còn

làm ảnh hưởng tới phía chủ đầu tư, làm cho dự án không hoàn thành đúng tiến độ đầu tư, chậm đưa công trình vào sử dụng, gây ra một loạt hiệu ứng cho nhiều đối tác khác.

Qua số liệu thực tế ở biểu 2.5 cho thấy: Khả năng đáp ứng nhu cầu bình quân qua các năm mới đạt tỷ lệ 28%. Năm cao nhất cũng chỉ đạt khoảng 47%, nhiều năm chỉ đạt khoảng 17-18% so với nhu cầu. Hạn chế này, tất yếu làm cho hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của tín dụng vốn đầu tư phát triển của Nhà nước hạn chế phát sinh tác dụng.

Hai là, việc giao kế hoạch vốn còn nhiều bất cập, bố trí vốn đầu tư cho dự án còn bất hợp lý.

Theo quy định, kế hoạch tín dụng ưu đãi phải được thông báo từ đầu năm nhưng trên thực tế bao giờ cũng phải đến tháng 4, tháng 5 hàng năm tỉnh mới nhận được kế hoạch vốn của Chính phủ. Hơn nữa, kế hoạch vốn lại được giao rải rác thành nhiều đợt thậm chí đến tận tháng 10 mới có kế hoạch vốn bổ sung. Điều này gây khó khăn trong việc bố trí vốn đầu tư cho từng dự án. Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tây đều luôn ở trong tình trạng bị động, phải chờ kế hoạch vốn rồi mới tiến hành phân bổ vốn vay cho từng dự án. Do đó, tiến độ thực hiện ký hợp đồng tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước thường rất chậm, thậm chí đến tháng 6 vẫn chưa ký được một hợp đồng tín dụng nào. Khâu bố trí vốn đầu tư cho từng dự án cũng còn nhiều bất hợp lý. Hiện nay còn tồn tại rất nhiều dự án lại bị bố trí vốn rải rác thành nhiều năm. Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của dự án, làm giảm hiệu quả hoạt động hoặc lỡ cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là, tiến độ giải ngân vốn tín dụng đã ký hợp đồng vay và cho vay giữa Chi nhánh và chủ đầu tư còn rất chậm, việc theo dõi và đánh giá hiệu quả dự án sau đầu tư còn chưa được chú trọng.

Theo số liệu thống kê của Chi nhánh ở biểu 2.3, tỷ lệ giải ngân qua các năm đạt rất thấp. Tiến độ giải ngân vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại

Chi nhánh hiện nay khá chậm. Nhiều dự án đã ký hợp đồng tín dụng nhưng qua nhiều năm vẫn chưa giải ngân hết hoặc những dự án ký hợp đồng tín dụng nhưng không giải ngân được do nhiều vướng mắc. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Chi nhánh mà còn gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện dự án.

Việc theo dõi và đánh giá hiệu quả dự án sau đầu tư là vấn đề còn bỏ ngỏ. Chi nhánh hiện nay chỉ thực hiện bám sát dự án đầu tư để thu lãi và thu nợ, việc theo dõi, đánh giá tổng hợp kết quả dự án sau đầu tư còn chưa được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, hiệu quả cho vay đầu tư phát triển không chỉ được xác định trên tỷ lệ nợ quá hạn hay lãi treo mà còn ở hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội của dự án. Đây mới chính là mục tiêu cuả tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước bởi vì khi tiến hành cho vay ưu đãi, cái mà Chi nhánh cần quan tâm không phải chỉ đơn thuần là bảo toàn và phát triển vốn mà điều quan trọng hơn là tác động của vốn tín dụng đầu tư phát triển đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và đất nước nói chung.

Bốn là, thủ tục cho vay còn rườm rà, thủ tục hành chính quá nặng nề.

Để tiếp cận được vốn tín dụng ưu đãi phải qua nhiều thủ tục rất rắc rối từ phê duyệt dự án, ghi kế hoạch vốn, quyết định cho vay, giải phóng mặt bằng, đấu thầu thực hiện dự án…Trong khi đó, hầu hết các cơ quan hành chính nhà nước này vẫn còn mang nặng thái độ làm việc kiểu bao cấp gây khó khăn và chậm trễ cho việc thực hiện dự án của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thủ tục cho vay của Chi nhánh hiện nay còn tương đối rườm rà, phức tạp. Thời gian thẩm định còn kéo dài, sự phối hợp giữa thẩm định và tín dụng chưa đồng bộ và nhịp nhàng làm kéo dài thời gian thẩm định và quyết định cho vay. Thủ tục giải ngân còn phức tạp mang tính hành chính. Những vướng mắc này đang ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.

Tình hình nợ quá hạn vốn tín dụng đầu tư phát của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tây qua các năm còn lớn. Điều đó cho thấy năng lực, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cho vay của các chủ dự án còn nhiều bất cập. Có thể thấy nhận xét trên qua biểu số liệu sau:(Biểu 2.9)

Biểu 2.9: Tình hình nợ quá hạn vốn tín dụng đầu tư phát triển ở Hà Tây qua các năm từ 2000-2006. Đơn vị : triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Dư nợ Quá hạn 4.984 12.164 13.460 16.316 17.120 28.569 155.594 Tỉ lệ nợ quá hạn trên dư nợ 2,18% 3,1% 2,36% 2,62% 3,14% 5,6% 17,92%

Nguồn: báo cáo cho vay thu nợ từ năm 2000-2006 tại Chi nhánh NHPT Hà Tây[2]

Có thể mô phỏng tình hình nợ quá hạn các năm qua đồ thị 2.3:

Đồ thị 2.3: Tình hình nợ quá hạn vốn đầu tư phát triển ở Hà Tây

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

no qua han (trieu dong)

4984 12164 13460 16316

17120 28569

155594

2.3.3-Nguyên nhân của những hạn chế.

Qua phân tích có thể thấy vấn đề thực hiện cho vay đầu tư phát triển của nhà nước tại Chi nhánh trong thời gian qua còn nhiều mặt hạn chế. Để

khắc phục được những hạn chế đó nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay ta cần tìm hiểu những nguyên nhân của nó. Những hạn chế trên có cả nguyên nhân

khách quan và chủ quan tác động. Những nguyên nhân khách quan như:

- Sự điều chỉnh liên tục các định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Các chiến lược này làm thay đổi trọng tâm ưu tiên phát triển dẫn đến thay đổi đối tượng được hưởng và chính sách ưu đãi. Mặt khác, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài cũng thường hướng tới mục tiêu xã hội mà chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả của dự án. Trong khi đó, xét trên một góc độ nào đó, việc ưu tiên đầu tư phát triển không có nghĩa là cứ phải mang vốn đến các vùng, các ngành khó khăn bởi vì sự phát triển mạnh của một ngành kinh tế luôn có tác dụng lôi kéo các ngành khác phát triển theo.

- Do những điều kiện kinh tế vĩ mô của đất nước nói chung và của tỉnh Hà Tây nói riêng. Tình hình kinh tế đất nước và tỉnh trong vài năm gần đây đang ở trong tình trạng bấp bênh làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, đến khả năng triển khai thực hiện dự án và đến khả năng trả lãi, trả nợ của chủ đầu tư. Những điều này gây tác động không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.

Ngoài những nguyên nhân khách quan, cần nhấn mạnh đến những

nguyên nhân chủ quan sau đây đến từ cả 3 phía: các cơ quan quản lý vốn cấp trên và Tỉnh, bản thân Chi nhánh và từ các doanh nghiệp (chủ đầu tư dự án):

Thứ nhất :Những nguyên nhân về phía các cơ quan quản lý vốn cấp trên và Chính quyền địa phương (tỉnh).

- Cơ quan quản lý vốn cấp trên thường chậm trễ trong việc giao kế hoạch vốn hàng năm. Hơn nữa lượng vốn cân đối quá ít so với nhu cầu, làm cho việc cho vay vốn tín dụng ưu đãi manh mún, dàn trải và phân tán.

- Việc xây dựng và ban hành quy chế vốn tín dụng ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay vốn, bảo đảm tiền vay chưa thực sự phù hợp, còn cứng nhắc và chậm

đổi mới trước tình hình kinh tế có nhiều biến động mới hiện nay. Cu thể: Chính sách ưu đãi chưa rõ ràng và chưa thật sự ưu đãi đối với toàn bộ các đối tượng được hưởng. Một thực tế hiện nay ở Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tây có nhiều chủ đầu tư của những dự án đúng đối tượng và đảm bảo hiệu quả đã chuyển hồ sơ vay vốn sang các ngân hàng thương mại chứ không vay vốn đầu tư ưu đãi tại Chi nhánh. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn tỉnh đều sẵn sàng cho các dự án này vay với những điều kiện tương đối mở và lãi suất gần tương đương với lãi suất ưu đãi. Vì vậy có thể nhận định chính sách ưu đãi của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hiện nay là chưa rõ ràng và chưa thật sự ưu đãi. Về lãi suất: Lãi suất ưu đãi trong thời gian qua chưa thực sự hấp dẫn đối với chủ đầu tư. Năm 2000, Chính phủ đã có quyết định số 490/QĐ-TTg cho phép hạ lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước xuống 7%/năm (0,58%/tháng) đối với vốn giải ngân sau 1/1/2000. Tuy nhiên các dự án đã ký hợp đồng tín dụng và đã giải ngân trước 1/1/2000 thì vẫn phải chịu mức lãi suất 9,72%/năm. Trong thời gian này, các ngân hàng thương mại do cạnh tranh lẫn nhau cũng đã đồng loạt hạ lãi suất cho vay trung và dài hạn. Có những thời kỳ mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại quốc doanh đều xấp xỉ mức lãi suất tín dụng ưu đãi: ngân hàng Ngoại thương 7,2%/năm, ngân hàng Công thương 7,05%/năm, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn 7%/năm, ngân hàng Đầu tư phát triển 7%/năm. Đối với những khách hàng lớn và có mối quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng thì lãi suất này thậm chí còn thấp hơn nữa, có thể xuống tới 6,5-6,8%/năm. Như vậy, nếu so sánh trên thực tế thì lãi suất ưu đãi vừa cứng nhắc lại chưa đảm bảo tính ưu đãi đối với các đối tượng. Kể từ tháng 6 năm 2001 mức lãi suất ưu đãi giảm xuống còn 5,4%, đến năm 2004 mức lãi suất tăng dần lên 7,8% và hiện nay lãi suất ưu đãi bằng 70% lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại. Về mức vốn cho vay: Theo quy định của Nghị định 43 của Chính phủ thì mức vốn cho vay tối đa đối với hầu hết

các dự án là 50% tổng vốn đầu tư, một số còn lại được vay tối đa 70% tổng vốn đầu tư (trừ một số dự án thuộc các nhóm ngành đặc biệt theo quy định tại các văn bản khác như cơ khí được vay 100%, sản xuất hàng xuất khẩu được vay tối đa 90%). Phần còn lại chủ đầu tư phải tự huy động từ các nguồn khác mà chủ yếu là ở các ngân hàng thương mại. Điều này không mang lại sự ưu đãi cho chủ đầu tư bởi vì vốn phải vay ở 2 kênh khác nhau gây khó khăn cho việc quản lý vốn và tính toán hiệu quả của dự án. Mặt khác, dự án phải qua 2 lần thẩm định làm tốn kém thời gian và chi phí. Một số dự án nếu không huy động được vốn đối ứng thì sẽ không thể thực hiện được dự án hoặc thực hiện không hiệu quả dẫn đến nguy cơ không thu hồi được vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước cho Chi nhánh. Hơn nưa chủ đầu tư phải tham gia hết vốn tự có thì mới được giải ngân, còn một điều phi lý nữa là chủ đầu tư phải bỏ vốn tự có của mình vào Chi nhánh theo tỉ lệ giải ngân từng lần, điều này gây khó khăn cho chủ đầu tư vừa mất thời gian, chi phí lẫn việc bị giám sát làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất tính chủ động. Về việc bảo đảm tiền vay: Theo quy định, chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước được dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để thế chấp. Chủ đầu tư không phải là doanh nghiệp nhà nước phải có tài sản thế chấp trị giá 30% mức vốn vay (trước đây là 50%). Kết hợp với điều kiện về mức vốn cho vay thì chủ đầu tư phải tự đảm bảo một lượng vốn không nhỏ. Nếu mức vốn cho vay là 70% thì chủ đầu tư phải tự huy động 30% còn lại cùng với ít nhất 21% nữa là tài sản thế chấp. Nghĩa là để vay được 1 đồng vốn tín dụng ưu đãi thì chủ đầu tư phải tự lo được 0,73 đồng. Tương tự nếu mức vốn cho vay là 50% thì chủ đầu tư phải tự bỏ ra 1,15 đồng để vay được 1 đồng vốn ưu đãi. Điều này không chỉ thể hiện sự bất bình đẳng giữa khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh mà còn không đảm bảo tính ưu đãi đối với các chủ đầu tư ngoài quốc doanh, đến nay theo Nghị định 106 và Nghị định 151 của Chính phủ thì đã có xu hướng mở hơn là tất cả các chủ đầu tư vay vốn tín dụng đầu tư phát triển đều được

dùng tài sản hình thành sau đầu tư để bảo đảm tiền vay hay là thế chấp. Hầu hết các chủ dự án của khu vực này đều có tiềm lực vốn thấp lại ít có mối quan hệ với các ngân hàng thương mại nên việc huy động đủ vốn để đáp ứng những yêu cầu đặt ra của Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là ngân hàng phát triển) là rất khó khăn. Về đối tượng cho vay: Đối tượng cho vay những năm trước đây một mặt quá dàn trải, mở rộng khiến ưu đãi trở thành tràn lan như trong lĩnh vực cơ khí, mặt khác lại chưa được triển khai đối với một số lĩnh vực cần được khuyến khích đầu tư. Việc quy định đối tượng cho vay đầu tư phát triển hiện nay mang tính xã hội nhiều hơn là hướng tới mục tiêu hiệu quả kinh tế khiến cho nhiều dự án có tính khả thi, có hiệu quả kinh tế cao lại không được vay.

- Thiếu và chậm ban hành một hệ thống văn bản hướng dẫn chi tiết về thực hiện các quy định của tín dụng đầu tư phát triển và các công việc có liên quan như thủ tục đấu thầu, thủ tục giải phóng mặt bằng, các quy chế về quản

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của chi nhánh ngân hàng phát triển ở hà tây luận văn ths kinh tế 60 31 0 (Trang 62 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)