Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của chi nhánh ngân hàng phát triển ở hà tây luận văn ths kinh tế 60 31 0 (Trang 44 - 48)

Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước (hay còn gọi là tín dụng ưu

đãi) đã trải qua gần 15 năm thực hiện. Loại hình tín dụng này trước đây do

Ngân hàng Kiến thiết (thuộc Bộ Tài chính) sau đó đổi tên là Ngân hàng Đầu

tư và Xây dựng, nay là Ngân hàng phát triển thực hiện. Năm 1996, thực hiện Nghị định 53/HĐBT về đổi mới hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Đầu tư phát

hành kinh doanh tiền tệ theo tín hiệu thị trường. Do đó việc tiếp nhận vốn ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó tiến hành đầu tư phát triển kinh tế chuyển sang thuộc về chức năng của Bộ Tài chính, cụ thể là Tổng cục đầu tư phát triển.

Để đáp ứng những yêu cầu đặt ra trong quá trình đổi mới nền kinh tế, đặc biệt là đổi mới hệ thống tài chính quốc gia, năm 2000 Quỹ Hỗ trợ phát triển được thành lập theo Nghị định 50/1999 NĐ- CP ngày 8/7/1999 và Quyết định số 231/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2000, đến nay được đổi tên thành Ngân hàng phát triển Việt Nam và về tổ chức được hình thành từ trung ương đến các địa phương.

Chính vì vậy, Chi nhánh Quỹ hỗ trợ phát triển ở các địa phương trong đó có Hà Tây cũng đựơc đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tây theo Quyết định số 03/QĐ-NHPT ngày 01 tháng 7 năm 2006.

Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tây là một tổ chức tài chính nhà nước, có tư cách pháp nhân, có bảng cân đối, có con dấu riêng, đước mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn Tỉnh, thành phố; là đơn vị hạch toán, thuộc Ngân hàng phát triển Việt Nam.

Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tâycó chức năng nhiệm vụ là :

- Tổ chức việc tạo nguồn vốn đầu tư thông qua thực hiện việc thực hiện tiếp nhận vốn của Nhà nước, huy động vốn trung và dài hạn ;

- Tổ chức quản lý và sử dụng (cho vay) các nguồn vốn của nhà nước

(bao gồm cả vốn trong và ngoài nước) thông qua hoạt động tín dụng nhằm thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của nhà nước trên địa bàn Hà Tây.

Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tây.

2.1.2- Những thuận lợi và khó khăn của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tây.

Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tây có những thuận lợi và khó khăn:

Những thuận lơi.

Việc ban hành Nghị định 43 CP của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội của các dự án, nâng cao chất lượng quản lý vốn tín dụng đầu tư phát triển đã tạo khung pháp lý cho hoạt động của hệ thống. Bên cạnh đó, cùng với các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định của Hội đồng Quản lý và Tổng giám đốc Quỹ Hỗ trợ phát triển nay là Ngân hàng phát triển Việt Nam ban hành điều lệ tổ chức và qui trình hoạt động cũng như hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan cũng là những điều kiện thuận lợi để Chi nhánh triển khai hoạt động.

Được sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Ngân hàng phát triển Việt Nam, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây không chỉ về chủ trương, biện pháp và các cơ chế chính sách; điều kiện vật chất, tổ chức điều hành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Được thành lập trên cơ sở Cục đầu tư phát triển Hà Tây cũ, Chi nhánh đã kế thừa cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ viên chức có tinh thần trách

Phòng Tổng hợp Phòng tín dụng I Phòng tín dụng II Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính - nhân sự GIÁM ĐỐC Phó giám đốc

nhiệm cao, có năng lực và trình độ để hoàn thành nhiệm vụ đồng thời có kinh nghiệm về nghiệp vụ công tác tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước.

Những khó khăn.

Những khó khăn chủ yếu trong quá trình hoạt động của Chi nhánh gồm có:

Các cơ chế, chính sách về tín dụng đầu tư phát triển chưa đồng bộ, đặc biệt là đối tượng, mức vốn cho vay, lãi suất cho vay; các hướng dẫn thực hiện chưa kịp thời và thiếu đồng bộ.

Cơ sở vật chất của Chi nhánh khi đi vào hoạt động còn thiếu, số lượng cán bộ tiếp nhận còn hạn chế, trình độ và năng lực cán bộ viên chức chưa đồng đều còn thiếu cán bộ chủ chốt.

Địa bàn tỉnh Hà Tây có it đối tượng thuộc diện khó khăn cần được hỗ trợ đầu tư theo tinh thần Nghị định 43, nên đối tượng cho vay hẹp, việc tìm dự án bố trí kế hoạch gặp nhiều khó khăn.

Tình hình kinh tế Việt Nam trong một vài năm trước đây đang trong tình trạng bấp bênh. Điều này tác động lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp và vì vậy gây khó khăn cho hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tây.

Với những khó khăn và thuận lợi nêu trên, trong năm qua cán bộ nhân viên Chi nhánh đã đoàn kết dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Tây nay là Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tây, Ngân hàng phát triển Việt Nam đồng thời với sự phối hợp hoạt động của các ban ngành có liên quan nhằm khắc phục những khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch được giao.

2.2- Tình hình tín dụng đầu tƣ phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển ở Hà Tây.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của chi nhánh ngân hàng phát triển ở hà tây luận văn ths kinh tế 60 31 0 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)