Sự cần thiết khách quan nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của chi nhánh ngân hàng phát triển ở hà tây luận văn ths kinh tế 60 31 0 (Trang 38 - 40)

phát triển của nhà nước.

Do yêu cầu của của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng xuất lao động xã hội cao.

Nước ta có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội từ đầu từ không đến có, từ gốc đến ngọn thông qua công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà Đảng và nhân dân ta đã đề ra thì đòi hỏi phải có rất nhiều giải pháp từ vi mô đến vĩ mô, trong đó để tăng cường và xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phải đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi nhiều nguồn vốn đầu tư. Khác với các nguồn vốn khác nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với mục đích là hỗ trợ các dự án tín dụng đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.

Trong quá trình xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Trong những năm tới, chúng ta chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, để hoàn thiện thể chế kinh tế thi trường định hướng XHCN, mục đích là thực hiện dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, đảm bảo vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách ưu đãi cho từng thời kỳ, thúc đẩy sự vận hành phát triển và đồng bộ các loại thị trường như: Thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường vốn, trong đó có nguồn vốn tín dụng đầu tư ưu đãi. Bằng cách đó tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước góp phần hỗ trợ cho các vùng khó khăn, hỗ trợ các thành phần kinh tế cần được khuyến kích đầu tư, từng bước khắc phục sự mất công bằng giữa các vùng miền, giữa các thành phần kinh tế để cùng phát triển.

Đáp ứng yêu cầu của việc hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động HNKTQT.

Thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho vay các đối tượng trong nền kinh tế được ưu đãi và cần khuyến kích đầu tư, các đối tượng được vay là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh, do chi phí lãi suất của vốn tín dụng đầu tư phát triển thấp

hơn lãi suất của các ngân hàng thương mại, do đó sử dụng vốn tín dụng ưu đãi làm giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp từ đó làm giảm giá thành của sản phẩm sản xuất ra, tăng sức canh tranh của sản phẩm trên thị trường. Hơn thế nữa hiện nay xu thế hội nhập là tất yếu, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn rất non yếu so với các doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới, được sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước làm tăng thêm sức mạnh cho các doanh nghiệp, giúp họ có thêm sức mạnh để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước có hạn và nhất là khi Việt Nam là thành viên của WTO, không thể hỗ trợ một cách tràn lan được mà hỗ trợ có điều kiện và chỉ trong những năm đầu. Do vậy, chỉ nên coi vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chỉ như làm mồi cho các doanh nghiệp và các đối tượng được ưu đãi giúp họ nâng cao năng lực cạnh tranh để có đủ sức mạnh trong HNKTQT.

Góp phần thực hiện tăng trưởng và phát triển bền vững.

Tăng trưởng và phát triển bền vững do nhiều nhân tố ảnh hưởng như: Vốn, con người, khoa học công nghệ, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước, các yếu tố thuộc về lực lượng sản xuất, những yếu tố thuộc về quan hệ sản xuất, những yếu tố thuộc về kiến trúc thượng tầng, trong đó vốn có vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Vì vốn đầu tư có quan hệ với sự gia tăng GDP và hệ số ICOR - hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng - tỉ lệ tăng đầu tư chia cho tỉ lệ tăng GDP. Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển với hệ số ICOR thấp, thường không quá 3%, có nghĩa là phải tăng vốn đầu tư 3% để tăng 1% GDP. Do vậy vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã góp phần thực hiện việc tăng trưởng và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của chi nhánh ngân hàng phát triển ở hà tây luận văn ths kinh tế 60 31 0 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)