Tổng quan kinh nghiệm một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của chi nhánh ngân hàng phát triển ở hà tây luận văn ths kinh tế 60 31 0 (Trang 41 - 43)

Tỉnh Cà Mau.

Là một Chi nhánh của Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, Chi nhánh chủ động vận dụng bằng các giải pháp sau:

Một là, tăng dần đối tượng cho vay các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tập thể và tư nhân.Trên thực tế đây là những thành phần kinh tế năng động, hoạt động có hiệu quả và trả nợ vay tốt (giai đoạn 2001-2005 , nợ quá hạn của khối kinh tế tư nhân chỉ chiếm xấp xỉ 6,5%-12,07% trong tổng nợ quá hạn của Chi nhánh, còn đối với kinh tế tập thể thì hầu như không có nợ quá hạn). Điều này còn thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Hai là, Chi nhánh ưu tiên đầu tư những dự án quy mô lớn, bảo đảm tính cạnh tranh của sản phẩm dự án, phải tính toán đến cung cầu về sản phẩm hàng hoá của dự án. Nhờ đó đã hạn chế tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải cho nhiều dự án trong thời gian qua là một trong những nguyên nhân giảm nợ xấu tại Chi nhánh. Tính từ 2001-2005, ngoài hai nhóm dự án có vốn đầu tư lớn: chương trình kiên cố hoá kênh mương và các dự án xây dựng nhà máy chế biến thuỷ sản.

Ba là, ưu tiên cho những dự án đầu tư vào những lĩnh vực, ngành nghề nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ưu đãi (chiều dài bờ biển trên 254 km, diện tích nuôi tôm hiện trên 240.000 ha), nhiều năm qua Cà Mau luôn dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất

khẩu thuỷ sản ( kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản gian đoạn 2001-2005 đạt gần

2 tỷ USD, riêng năm 2005 là 520 triệu USD) thuỷ sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Do vậy, chiến lược cho tín dụng đầu tư phát triển của Chi nhánh được tập trung vào ngành kinh tế này, đặc biệt là đầu tư cho

công nghiệp chế biến thuỷ sản sử dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng cao, làm tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; đồng thời đây cũng là những dự án sử dụng nhiều lao động, góp phần giải quyết việc làm.

Tỉnh Tuyên Quang.

Là một tỉnh miền núi phía Bắc, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách Trung ương. Trong những năm qua, cùng với nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các dự

án, trong đó có cả dự án nhóm A (thuỷ điện Tuyên Quang), chương trình kiên

cố hoá kênh mương của Chính phủ đã thực sự phát huy hiệu quả tại tỉnh Tuyên Quang trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Từ năm 2000, hàng năm ngoài vốn ngân sách trung ương, Chính phủ đã giao chỉ tiêu kế hoạch sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nhằm khuyến khích tỉnh huy động mọi nguồn lực và tạo cơ chế thuận lợi nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc kiên cố hoá kênh mương các công trình thuỷ lợi. Sở tài chính tỉnh Tuyên Quang đã ký 07 hợp đồng tín dụng đầu tư phát triển với Quỹ hỗ trợ phát triển Tuyên Quang (nay là Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang) về tiếp nhận vốn và cho vay chương trình kiên cố hoá kênh mương và đường giao thông nông thôn theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, với tổng số vốn vay tín dụng ĐTPT của Nhà nước qua các năm từ 2000 đến 2006 là 120 tỷ đồng.

Qua 6 năm thực hiện, cùng với nguồn vốn đóng góp của nhân dân, tỉnh Tuyên Quang đã kiên cố hoá được 1.677 km kênh mương nội đồng phục vụ tưới tiêu đồng ruộng và nâng cấp 384 km đường giao thông nông thôn góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, hàng năm Sở tài chính đều lập dự toán ngân sách và bố trí nguồn vốn trả nợ chương trình kiên cố hoá kênh

tháng 12 hàng năm Sở tài chính đều chuyển trả Chi nhánh NHPT số vốn đúng hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa hai bên. Trong năm năm qua (2001-2005) ngân sách tỉnh đã trả vốn 47 tỷ đồng, không có nợ quá hạn, dư nợ đến 01/01/2006 là 73 tỷ đồng.

Để có được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, Chi nhánh Ngân hàng phát triển Tuyên Quang đã tạo lập mối quan hệ chặt chẽ với tỉnh uỷ, HĐND tỉnh và các ngành có liên quan, bán sát địa bàn, nắm vững chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để địa phương sử dụng nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của chi nhánh ngân hàng phát triển ở hà tây luận văn ths kinh tế 60 31 0 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)