Định hướng tín dụng và nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của chi nhánh ngân hàng phát triển ở hà tây luận văn ths kinh tế 60 31 0 (Trang 75 - 81)

Thứ nhất: Định hướng tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước giai đoạn 2006-2010.

Về huy động vốn.

Với nhu cầu vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước trên địa bàn trong những năm tới như đã trình bày ở phần trên ngày một nhiều, do vậy đòi hỏi Ngân hàng phát triển mức đáp ứng phải cao hơn các năm trước, Chi nhánh phải tăng mức huy động tối thiểu là 30% để cho vay một dự án. Do đó để chủ động hơn nguồn vốn cho vay Chi nhánh đặt ra một mục tiêu huy động đảm bảo tối thiểu đạt theo kế hoạch và phấn đấu vượt mức kế hoạch của Ngân hàng phát triển giao cho Chi nhánh. Từ nay đến 2010 và những năm tiếp theo, Chi nhánh tiếp tục huy động các nguồn vốn từ các tổ chức như bảo hiểm xã hội, tiết kiệm bưu điện và các tổ chức khác với tỷ lệ ở mức cao hơn. Dưới đây là chỉ tiêu kế hoạch tiếp nhận và huy động vốn. (Xem biểu 3.1)

Biểu 3.1: Chỉ tiêu tiếp nhận và huy động vốn tín dụng đầu tư phát triển của Chi nhánh ngân hàng phát triển Hà Tây đến 2010 và 2020

Chỉ tiêu 2006 2008 2010 2020

1-Vốn tiếp nhận từ NH phát triển TW (tỷ đồng ) 431,374 864,3 1.119,0 4.528,0 2-Vốn huy động của Chi nhánh(tỷ đồng).

114,238 280 340 1.400 Trong đó : - Ngắn hạn 34,238 20 40 100

- Dài hạn 80 260 300 1.300

Nguồn: Báo cáo phương hướng hoạt động và phát triển của Chi nhánh NHPT Hà Tây giai đoạn 2006-2010 và các năm tiếp theo (năm 2006) [2]

Về cho vay vốn.

Theo định hướng phát triển của kinh tế -xã hội và theo đó là nhu cầu vốn đầu tư của Hà Tây, Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tây với chức năng đóng góp tín dụng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã đề ra mục tiêu hoạt động cụ thể nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả hoạt động tín

dụng đầu tư, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển của tỉnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo.

Theo kế hoạch, để duy trì được tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh giai đoạn 2006-2010 là 13,5%, thì tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh trong giai đoạn tương ứng là khoảng 20%. Nguồn vốn đầu tư phát triển này bao gồm cả vốn tín dụng đầu tư, vốn ngân sách, vốn doanh nghiệp và dân cư, vốn FDI. Trong đó vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch là tăng trưởng bình quân giai đoạn là khoảng 15%. Trên cơ sở đó, dự kiến vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh như sau: (Xem biểu 3.2 )

Biểu 3.2: Dự kiến khả năng cho vay tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tây giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu 2006 2008 2010

% 100 100 100 Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển tỷ đồng 5.787 8.300 12.000

Nguồn vốn tín dụng ĐTPT của NN tỷ đồng 868 1.248 1.818 Khả năng cho vay so với nhu cầu % 15 15,03 15,15

Nguồn: Niên giám thống kê Cục thống kê tỉnh Hà Tây năm 2006[19]

Trong thời gian tới, định hướng bố trí vốn tín dụng cho vay đầu tư phát triển vẫn tiếp tục tập trung vào các dự án thuộc đối tựơng theo tinh thần Nghị định 151/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước:

Trên cơ sở các lĩnh vực ưu tiên như trên, tập trung vốn cho những dự án đang vay dở để hoàn thành dứt điểm công trình, sớm đưa dự án vào hoạt động và khai thác. Nguồn vốn còn lại bố trí cho những dự án có tính khả thi cao, đạt hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội, có khả năng hoàn trả nợ vay.

Nghiệp vụ hoạt động chính của Chi nhánh trong giai đoạn tới vẫn là cho vay đầu tư phát triển. Trên cơ sở nguồn vốn do ngân sách cấp chủ động

phối hợp với Sở kế hoạch đầu tư tỉnh và các chủ đầu tư để hoàn tất thủ tục triển khai ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân vốn vay.

Hoạt động cho vay đầu tư phát triển của Nhà nước, trong những năm tiếp theo, Chi nhánh chủ trương đẩy nhanh tiến độ thẩm định dự án, ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân vốn vay, đảm bảo thực hiện 100% vốn kế hoạch. Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay, giảm thiểu nợ quá hạn và lãi treo. Chủ động và kịp thời giải quyết những món nợ “có vấn đề”, tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra biện pháp tháo gỡ, trình cấp trên xem xét và quyết định. Trong những năm tới, cho vay đầu tư phát triển của nhà nước phải thực sự trở thành công cụ kích thích đầu tư, đem lại hiệu quả cao cho tỉnh.

Thứ hai: Định hướng nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển ở Hà Tây giai đoạn 2006-2010 và những năm tiếp theo.

Như đã trình bày ở chương 1 hiệu qủa tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được xem là có hiệu quả khi nó mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cho cả Ngân hàng, các đối tượng trong quan hệ tín dụng và cả nền kinh tế quốc

dân. Do đó trong những năm tới Chi nhánh tập trung vào các mục tiêu nâng

cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Đối với Chi nhánh:

- Phân đấu tăng doanh số cho vay đảm bảo sự tăng trưởng kỳ sau cao hơn kỳ trước, tính trung bình cho cả giai đoạn là tăng trưởng bình quân 15%.

- Giảm tới mức thấp nhất tỷ lệ nợ quá hạn, kế hoạch đạt ra cho giai đoạn giảm tỷ lệ quá hạn còn dưới 3%.

- Về hiệu suất sử dụng vốn vay đảm bảo luôn lớn hơn 1.

- Giảm tối đa các thủ tục hành chính rườm ra, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể vay vốn đảm bảo cung cấp vốn kịp thời, đẩy đủ, nhanh chóng và tiết kiệm chí phi cho các chủ thể vay vốn.

- Phấn đấu thu lãi đủ theo hợp đồng tín dụng, không phát sinh lãi treo, đảm bảo chênh lệch thu chi của Chi nhánh luôn dương, Chi nhánh phấn đấu được hưởng mức lương vào tốp đầu trong hệ thống Ngân hàng phát triển.

Đối với các chủ thể vay vốn:

Để bảo đảm hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, trong thời gian tới, các chủ thể vay vốn cần:

- Tập trung vay và sử dụng vốn vay đúng đối tượng theo quy định của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

- Tránh dàn trải, tập trung vào các dự án đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế, các dự án có số lượng lao động lớn đặc biệt là thu hút lao động trên địa bàn.

- Nâng cao năng lực của các chủ dự án là các cá nhân, doanh nhân có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tốt nhất, từ đó giảm tình trạng nợ vay quá hạn.

Đối với hiệu quả kinh tế – xã hội tỉnh:

Thông qua cho vay, Chi nhánh ngân hàng phát triển Hà Tây sẽ góp phần vào việc cùng với địa phương nâng cao các chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Dưới đây là các chỉ tiêu về kinh tế -xã hội của Hà Tây.

 Về chỉ tiêu phát triển kinh tế ( xem biểu 3.3).

Năm Chỉ tiêu

ĐVT 2006-2010 2011-2020

1-Tốc độ tăng trưởng GDP % 13-13,5 > 13,5-14,0 2- Tổng kim ngạch xuất khẩu Lần 2,8 lần so với 2005 4 lần so với

2010 3- Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP:

- Nông , lâm, ngư nghiệp - Công nghiệp và xây dựng - Dịch vụ % % % 21,0 45,0 34,0 9,0 91,0

Nguån: Quy ho¹ch ph¸t triÓn kinh tÕ-x· héi giai ®o¹n 2006-2010 vµ tiÕp theo cña tØnh Hµ T©y n¨m 2006. [29]

Về chỉ tiêu phát triển xã hội.

Trong thời gian tới, Chi nhánh tiếp tục và chú trọng cho vay các dự án thuộc các vùng khó khăn cần khuyến khích đầu tư đảm bảo tạo nhiều công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, từng bước nâng cao đời sống và thực hiện công bằng xã hội trên địa bàn. (Xen biểu số liệu 3.4 ).

Biểu 3.4 : Một số chỉ tiêu về phát triển xã hội Hà Tây đến năm 2010 và 2020

Năm Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2006-2010 2016-2020

1-Tỷ lệ giảm sinh bình quân %0 0,6 2- Tỷ lệ giảm nghèo so với 2005 Lần 2/3

3- Đô thị hóa % 45-50

4- Tỷ lệ dân số phi nông nghiệp % 77,0 5- Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 40,0 50-60 6-Số lao động có việc làm sau khi đào tạo % 80-85

Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006-2010 và tiếp theo của tỉnh Hà Tây năm 2006.[29]

3.2- Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc ở Hà Tây giai đoạn 2006-2010.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của chi nhánh ngân hàng phát triển ở hà tây luận văn ths kinh tế 60 31 0 (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)