Thứ nhất: Mức tăng trưởng tín dụng đầu tư phát triển gia tăng.
Hiệu quả của tín dụng được đánh giá trước hết ở mức tăng trưởng tín dụng gia tăng qua các năm. Dưới góc độ Ngân hàng phát triển được thể hiện ở
Hà Tây đã có nhiều biện pháp trong việc tiếp nhận vốn trung ương và tích cực thực hiện việc huy động các nguồn vốn, làm tốt công tác thẩm định các dự án và cho vay và giải ngân kịp thời, nhờ đó kết quả làm cho dư nợ tín dụng tăng lên qua các năm. Điều đó thể hiện ở biểu sau:(xem biểu 2.4)
Biểu 2.4: Mức dư nợ tín dụng gia tăng qua các năm (2000-2006) Đơn vị: triệu đồng
Năm C/ tiêu
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Dư nợ 228.625 392.642 571.276 622.433 545.493 508.682 868.221
Nguồn : báo cáo cho vay thu nợ từ năm 2000-2006 tại Chi nhánh NHPT Hà Tây[2]
Có thể mô phỏng tình hình tăng trưởng tín dụng qua các năm (2000-2006) qua đồ thị 2.2:
Đồ thị 2.2 : Dư nợ Ngân hàng qua các năm (2000-2006)
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 800000 900000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Du no trieu dong 228625 392642 571276 622433 545439 508682 868221
Thứ hai : Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước trên địa bàn tỉnh ngày một tăng lên.
Hàng năm căn cứ vào nhu cầu vốn của các dự án tín dụng đã được ký hợp đồng tín dụng, Chi nhánh đăng ký kế hoạch vốn trong năm với Ngân hàng
nhánh theo từng dự án. Tư đó, Chi nhánh ngân hàng phát triển Hà Tây tổng hợp nhu cầu thực tế của địa phương về vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tây để cho vay.
Qua số liệu điều tra của Chi nhánh ngân hàng phát triển Hà Tây trong thời gian qua tính từ năm 2000 đến 2006, kết quả đã đáp ứng nhu cầu của vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tây qua các năm cho thấy : Mức đáp ứng vốn của Chi nhánh so với nhu cầu vốn của Hà Tây qua các năm đều tăng lên. Trong đó năm 2006 có mức tăng cao nhất (487,8 tỷ đồng). Tổng số vốn đã đáp ứng qua 7 năm là 1.418, 884 tỷ đồng. Khả năng đáp ứng năm cao nhất khoảng 47% và năm thấp nhất là 17,5% so với nhu cầu. Và tính khả năng đáp ứng ở mức trung bình so với nhu cầu chung của Hà Tây là 28,49%. Điều đó thể hiện ở biểu 2.5: ở trang sau
Biểu 2.5: Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tây thời kỳ
(2000-2006). Chỉ tiêu Năm Nhu cầu vốn (tỷ đồng) Đáp ứng vốn (tỷ đồng) Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn (%) 2000 50,000 19,340 38,70 2001 500,000 235,144 47,03 2002 700,000 204,500 29,21 2003 750,000 157,900 21,05 2004 780,000 136,800 17,53 2005 900,000 177,400 19,71 2006 1300,000 487,800 37,53 Tổng 4980,000 1418,884 Trung bình 28,49%
trên địa bàn tại Chi nhánh NHPT Hà Tây năm 2006[2]
Thứ ba : Tín dụng đầu tư phát triển của Chi nhánh đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội ở Hà Tây qua các năm.
Sự phát triển toàn diện trên các mặt về kinh tế - xã hội của Tỉnh Hà Tây có một phần đóng góp không nhỏ của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước mà Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tây đã thực thi thời gian qua. Như đã trình bày trong phần tổng quan tình hình cho vay, 7 năm qua với tổng số dự án cho vay trên địa bàn là 137 dự án với số tiền giải ngân là 1.371 tỉ đồng, Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tây đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của Hà Tây qua các năm. Biểu hiện:
Về hiệu quả kinh tế:
- Góp phần thúc đẩy tăng GDP và tăng trưởng kinh tế của Hà Tây qua các năm. (Xem biểu 2.6)
Biểu 2.6 : GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Tây
Đơn vị tính : Tỷ đồng và % Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 GDP(giá so sánh 94) 5736 6190,3 6798,8 7411,2 8204,2 9186,6 10361,7 Tăng trưởng năm sau so với năm trước
9,83 7,9 9,8 9,0 10,7 12 12,8
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây 2006[19]
- Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH, phát triển Kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động HNKTQT. Điều
đó thể hiện rõ ở sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Hà Tây thời gian qua. Biểu 2.7 cho thấy điều đó.
Biểu 2.7: Cơ cấu ngành kinh tế của Hà Tây qua các năm
Đơn vị tính : Tỷ đồng và % Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Công ghiệp : - Giá trị 2336,3 2050,9 2252 2714,0 3148,1 3734,2 4520,5 - Tỷ trọng 40,65 33,13 33,12 36,62 38,37 40,65 43,63 Nông nghiệp : - Giá trị 1824,5 2401,1 2637,1 2684,0 2813,2 2915,9 2994,4 - Tỷ trọng 31,74 38,79 38,79 36,22 34,29 31,74 28,90 Dịch vụ : - Giá trị 1587,2 1738,3 1909,8 2013,2 2242,9 2536,5 2846,8 - Tỷ trọng 27,61 28,08 28,09 27,16 27,34 27,61 27,47
Nguồn : Niên giám thống kê Hà Tây năm 2006[19]
- Ngoài những thành tựu trên, trong 7 năm qua bằng đồng vốn tín dụng của nhà nước Chi nhánh đầu tư cho các Chủ đầu tư trên địa bàn, nhờ đó các Chủ đầu tư có vốn để đầu tư mới và mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, nhờ đồng vốn tín dụng của nhà nước mà các Chủ đầu tư đã nộp cho ngân sách nhà nước tăng thêm mỗi năm khoảng 6 tỷ đồng.
Trên đây chúng ta đã đánh giá hiệu quả kinh tế nhìn từ góc độ kết quả đối với địa phương Hà Tây mà ở đó tín dụng đầu tư phát triển của chi nhánh
đã có một phần đóng góp. Song nếu xem xét hiệu quả kinh tế dưới góc độ nghiệp vụ tính toán của Chi nhánh thì còn phức tạp hơn nhiều. Chẳng hạn:
Do đặc điểm các dự án đầu tư thường rất dài và mức độ rủi ro lớn, việc đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính các dự án người ta dùng chỉ số NPV, IRR, B/C. Trên cơ sở dư án do chủ đầu tư lập hoặc các cơ quan tư vấn lập, Chi nhánh thẩm định tính hiệu qủa về mặt kinh tế - tài chính dự án có loại trừ các yếu tố chủ quan cũng như lường trước các rủi ro có thể gây ra đối với dự án. NPV là giá trị hiện tại thuần dòng thu nhập thuần tuý mà dự án mang lại trong cả vòng đời dự án. Hiệu quả của dự án được biểu hiện bằng một đại lượng tuyệt đối cho ta một hình dung rõ nét và cụ thể về lợi ích mà dự án mang lại về mặt kinh tê - tài chính, những căn cứ để xác định chỉ tiêu NPV là tổng doanh thu của dự án và tổng chi phí của dự án , tỉ lệ chiết khấu và vòng đời của dự án. Tuy nhiên, độ tin cậy của chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn tỉ suất chiết khấu và các căn cứ xác định doanh thu và chi phí, tránh bỏ sót, hoặc trùng lặp. Mặt khác ý nghĩa của NPV có thể là khó hiểu đối với các nhà chính trị hoặc những nhà quản lý không chuyên kinh tế.
Hoạt động đầu tư có đặc điểm là thường sử dụng một khối lượng lớn các nguồn lực và kết quả của nó mang tính chiến lược lâu dài, những sai lầm trong quyết định đầu tư có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho từng doanh nghiệp cũng như gây ra cú xốc cho nền kinh tế. Bởi vậy việc xác định NPV là vô vùng quan trọng đối với các dự án đầu tư dài hạn.
Ngoài NPV, hiệu quả về kinh tế - tài chính dự án còn tính hệ số kết quả chi phí BCR là tỉ lệ giữa tổng giá trị hiện tại các dòng thu với tổng giá trị hiện tại của dòng chi phí (gồm chi phí về vốn đầu tư và chi phí vận hành).
Một chỉ tiêu quan trọng không thể thiếu khi chúng ta tính hiệu quả về mặt kinh tế - tài chính dự án là tỉ suất chiết khấu IRR. Đó là tỉ suất chiết khẩu mà
nếu dùng nó để tính chuyển các khoản thu và chi của dự án về hiện tại thì sẽ làm cho NPV=0.
IRR phản ánh lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận trả cho vốn vay bởi vì nếu vay với lãi suất bằng IRR thì dự án sẽ vừa hoà vốn.
Trong những năm qua thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tây kể từ khi Chi nhánh Hà Tây được thành lập, Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hà Tây đã vượt qua các khó khăn hoàn thành nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ về cho vay tín dụng đầu tư phát triển. Trong những năm qua tổng các dự án Chi nhánh đã thẩm định ký hợp đồng tín dụng và cho vay được 137 dự án, với tổng số tiền giải ngân lên tới 1,4 nghìn tỷ đồng, đóng góp cho ngân sách nhà nước về số tuyệt đối trên 6 tỉ đồng mỗi năm chưa tính đến hiệu ứng của việc đầu tư mang lại, đó cũng phản ánh một thành tích của Chi nhánh. Bên cạnh các dự án hiệu qủa, trên thực tế cũng có quá nhiều dự án không đem lại kỳ vọng như thẩm định ban đầu do tính chất dài hạn của dự án đầu tư; một phần do sự biến động của thị trường, do môi trường pháp lý có sự thay đổi, nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sơ hạ tầng xong lại thiếu nguồn nguyên liệu, nhiều dự án do dân cư địa phương không ủng hộ do mức đền bù đất không thoả đáng và chính quyền yếu kém dẫn đến dự án không hoàn thành đúng tiến độ và dự án không có doanh thu. Từ thực tế đó làm cho hiệu quả của đồng vốn tín dụng nhà nước không hiệu quả, làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của Chi nhánh cụ thể là không hoàn thành nhiệm vụ do Trung ương và Chính phủ giao, số dự án và tỉ lệ nợ quá hạn ngày một tăng do đó không thúc đẩy nên kinh tế phát triển như kỳ vọng của chúng ta.
Hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước về mặt xã hội qua các năm tăng lên rõ rệt. Các dự án cho vay đã góp phần giải quyết cho trên 6.000 lao động tại địa phương, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Thu nhập bình quân tháng đạt trên 700.000 đồng/ lao động, góp phần giảm thiểu có hiệu quả tỷ lệ nghèo, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, thể dục có bước phát triển đáng kể điều đó thể hiện ở sự gia tăng chỉ số phát triển con người (HDI) qua các năm (Xem biểu số liệu 2.8)
Biểu 2.8 : Một số chỉ tiêu của HDI ở Hà Tây qua các mốc thời gian từ năm 2000-2006
Chỉ số Năm Thu nhập BQ đầu người ( Ng.đồng ) Trình độ học vấn ( số học sinh ) Tuổi thọ trung bình Tiểu học Trung học cơ sở PTTH Trung học chuyên nghiệp ( tôt nghiệp) Cao đẳng, đại học ( tốt nghiệp) 1 2 3 4 5 6 7 8 2000 3128,7 254458 221980 98788 1926 2346 71,5 2001 3436,3 256802 217981 100325 2015 3892 2002 3774 246833 209965 100634 2947 4835 2003 4304,6 220516 207924 106756 4507 3654 2004 5028 209452 204364 111611 4638 5850 2005 6009,9 198956 192161 119968 5204 5576 2006 7061,8 194278 181675 118398 5156 4162 Nguồn: Niêm giám thống kê Hà Tây năm 2006[19]
Tóm lại, hoạt động cho vay đầu tư phát triển của Chi nhánh Ngân hàng phát triểm Hà Tây trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Hầu hết các dự án được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển đã được triển khai và đi vào hoạt động có hiệu quả. Sự thành công này đã góp phần làm gia tăng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước của chủ đầu tư. Ngoài ra, các dự án đi vào hoạt động còn tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động góp phần cải thiện đời sống dân cư, gia tăng tiêu dùng và tích luỹ để tái đầu tư cho tỉnh nói riêng và toàn xã hội nói chung.