Kết quả phân tích thử nghiệm mẫu nước uống đóng chai

Một phần của tài liệu Toàn văn nghiên cứu xác định hàm lượng phóng xạ một số nguyên tố nặng trong mẫu môi trường bằng phương pháp phổ alpha (Trang 103 - 104)

Việc phân tích đồng vị phóng xạ 226Ra trong các mẫu nước uống đóng chai bằng hệ phổ kế alpha được thực hiện theo qui trình phân tích ở mục 3.4.3.

Bảng 3.10. Kết quả phân tích hoạt độ phóng xạ của 226Ra trong các mẫu nước bằng hệ phổ kế alpha và hệ phổ kế gamma. Tên mẫu Hoạt độ 226 Ra phân tích bằng hệ phổ kế alpha (Bq/lít) Hoạt độ 226 Ra phân tích bằng hệ phổ kế gamma (Bq/lít) SP_CO 0,062  0,002 0,040  0,019 SP_IC 0,084  0,005 0,046  0,020 SP_JO 0,092  0,007 0,052  0,022 SP_A1 0,082  0,009 0,104  0,033 SP_L1 0,073  0,008 0,306  0,066 SP_VG_EDTA 0,543  0,031 0,697  0,117 SP_VKG_EDTA 0,137  0,030 0,207  0,036

Các kết quả phân tích alpha cho thấy hoạt độ phóng xạ 226Ra trong các mẫu nước uống này dao động trong khoảng từ 0,06 đến 0,5 Bq/lít. Ngoài ra, đồng vị phóng xạ 226Ra trong các mẫu nước uống đóng chai này cũng đã được phân tích đối chiếu trên hệ phổ kế gamma (GC2018) và hoạt độ phóng xạ 226Ra trong các mẫu nước uống này dao động trong khoảng từ 0,04 đến 0,6 Bq/lít. Đối với việc phân tích bằng hệ phổ kế gamma, 226Ra trong các mẫu nước uống này được phân tích trực tiếp dựa trên đỉnh gamma năng lượng 186 keV với thời gian đo 86400 giây (1 ngày).

Theo bảng 3.10, các kết quả từ việc phân tích hoạt độ 226

Ra bằng hệ phổ kế alpha cho kết quả khá chính xác hơn hệ phổ kế gamma, đặc biệt là các mẫu từ nguồn nước ngầm tự nhiên như SP_A1, SP_L1, SP_VG_EDTA và SP_VKG_EDTA. Nguyên nhân chính là do có sự chồng chập đỉnh năng lượng đỉnh gamma 186 keV giữa 226Ra (đỉnh 186,1 keV có xác suất phát 3,5%) và 235U (đỉnh 185,7 keV có xác suất phát 57,2%) dẫn đến kết quả thường lớn hơn nhiều so với thực tế và cần phải có sự hiệu chỉnh để có kết quả chính xác.

Nhìn chung các kết quả phân tích từ hai phương pháp khác nhau trên hai hệ phổ kế alpha và gamma là khá tương đồng. Các kết quả phân tích từ bảng 3.10 cho thấy nếu chỉ tính riêng cho đồng vị 226Ra, thì các mẫu SP_CO, SP_JO, SP_IC..đều có hàm lượng phóng xạ 226Ra nhỏ hơn giá trị 0,1 Bq/lít (tổng hoạt độ phóng xạ alpha trong nước uống TCVN 8879:2011), chỉ một vài loại được khai thác từ nguồn nước ngầm tự nhiên như SP_A1, SP_VG_EDTA và SP_VKG_EDTA có hoạt độ vượt quá giá trị 0,1 Bq/lít. Tuy nhiên do đây chỉ là bước đầu đánh giá hoạt độ 226Ra trong nước uống, nên trong tương lai cần phải có những thí nghiệm kiểm chứng từ các phương pháp khác nhau như phương pháp đo tổng alpha và beta.

Một phần của tài liệu Toàn văn nghiên cứu xác định hàm lượng phóng xạ một số nguyên tố nặng trong mẫu môi trường bằng phương pháp phổ alpha (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)