Phương pháp đồng kết tủa

Một phần của tài liệu Toàn văn nghiên cứu xác định hàm lượng phóng xạ một số nguyên tố nặng trong mẫu môi trường bằng phương pháp phổ alpha (Trang 64 - 65)

Sau quá trình phân ly các đồng vị phóng xạ trong dung dịch bằng phương pháp tách chiết hóa học, phương pháp đồng kết tủa sẽ cho phép tách nhanh các nguyên tố

ra khỏi hợp chất thông qua quá trình đồng kết tủa. Dựa trên đặc tính hoá học tạo kết tủa nhanh, nên hiện tượng đồng kết tủa được xem là một trong các phương pháp ít tốn kém được sử dụng để tạo ra mẫu phân tích cho hệ phổ kế alpha. Phương pháp này cho hiện tượng đồng kết tủa đối với các đồng vị là hợp chất với hydroxide hoặc fluoride như Ce hay neodymium. Các chất kết tủa lắng xuống và được lọc ra khỏi dung dịch chất nền thông qua màng của bình lọc có độ dày khoảng 0,1 m. Bình lọc được sử dụng ở đây có chốt vặn, chốt này được mở ra khi cần lọc lấy lượng kết tủa và vặn đóng lại khi dừng quá trình (dung dịch trong bình không thể thấm qua chốt được). Phương pháp này được đưa ra bởi Sill và Williams vào năm 1981[112], họ đã dùng Ce và chất nền (cả hai dạng oxide và hợp chất fluoride) để tiến hành tạo mẫu. Họ cũng dự kiến, nếu tiến hành thực hiện với lanthanum và neodynium có thể kết quả cũng tốt như vậy.

Hindman (năm 1986) đã phát hiện ra phương pháp tách các nguyên tố phóng xạ (ví dụ như thorium, uranium, plutonium, americium) bằng phương pháp đồng kết tủa và sử dụng chất nền là neodymium fluoride [61]. Năm 1998, Luskus [84] đã thực hiện và công bố công trình so sánh hai phương pháp điện phân và đồng kết tủa với nhau. Trong công trình này, ông đã sử dụng chất nền cerium fluorid để tạo kết tủa áp dụng cho các mẫu bụi khí, nước và đất. Các kết quả cho thấy cả hai phương pháp cùng cho kết quả như nhau và khá khả quan. Ông đã kết luận rằng phương pháp đồng kết tủa tốn ít thời gian hơn so với phương pháp điện phân do nó không đòi hỏi nhiều thiết bị hỗ trợ và các bước thực hiện thì dễ dàng và nhanh. Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo rằng, việc sử dụng kỹ thuật đồng kết tủa cho kết quả với hiệu suất tủa cao nhưng nó không đồng nghĩa với việc đạt được độ chính xác cao và cần phải tiếp tục nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Toàn văn nghiên cứu xác định hàm lượng phóng xạ một số nguyên tố nặng trong mẫu môi trường bằng phương pháp phổ alpha (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)