Quy trình tạo đĩa MnO2 dùng để hấp thụ 226Ra

Một phần của tài liệu Toàn văn nghiên cứu xác định hàm lượng phóng xạ một số nguyên tố nặng trong mẫu môi trường bằng phương pháp phổ alpha (Trang 86 - 88)

Để đáp ứng yêu cầu xác định nhanh 226Ra trong dung dịch, với các điều kiện dụng cụ và trang thiết bị khá đơn giản chúng tôi đã chế tạo được loại đĩa MnO2 có khả năng hấp thụ 226Ra với hiệu suất khá cao (≥90 %) mà giá thành lại thấp và rất phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm ở Việt Nam. Sơ lược các bước để tạo thành một đĩa MnO2 dùng để hấp thụ 226Ra như sau:

 Đĩa poly-carbonate có phủ lớp poly acrylic được cắt lazer tạo thành những mẫu đĩa tròn có đường kính 28 mm như hình 3.13.

 Các đĩa trên được làm sạch bề mặt với nước cất.

 Sau đó ngâm vào 300 ml dung dịch KMnO4 nồng độ 0,1M ở nhiệt độ khoảng

50oC – 70oC đợi đến lúc phản ứng hóa học xảy ra và đĩa được phủ một lớp MnO2 đủ dày (thông thường thời gian ngâm khoảng 3 giờ). Các đĩa này sau đó được lấy ra rửa sạch bằng nước cất và sấy khô bằng đèn hồng ngoại.

 Hình dạng của đĩa trước và sau khi ngâm dung dịch 0,1 M KMnO4 được trình bày ở hình 3.14. Đĩa sau khi ngâm sẽ xuất hiện một lớp MnO2 phủ trên bề mặt và có màu nâu sẫm.

Hình 3.13. Đĩa sau khi cắt laze

Hình 3.14. Đĩa trước và sau khi ngâm trong dung dịch KMnO4

Trước khi ngâm

Thông qua hàng loạt các thí nghiệm được thực hiện trong suốt thời gian khá dài, chúng tôi nhận thấy rằng lớp phủ MnO2 trên đĩa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhiệt độ ngâm, thời gian ngâm, thành phần hóa học của dung dịch nước và sự khuấy. Hình 3.14 cho chúng ta thấy rất rõ sự khác biệt của đĩa trước và sau khi

ngâm trong dung dịch 0,1M KMnO4. Sau khi ngâm đĩa 3 giờ do phản ứng hóa học

xảy ra giữa lớp polyacrylic và dung dịch KMnO4 lớp MnO2 có màu nâu sẫm được tạo thành.

Một phần của tài liệu Toàn văn nghiên cứu xác định hàm lượng phóng xạ một số nguyên tố nặng trong mẫu môi trường bằng phương pháp phổ alpha (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)