Phát triển quy trình xác định nhanh đồng vị phóng xạ radium trong mẫu mô

Một phần của tài liệu Toàn văn nghiên cứu xác định hàm lượng phóng xạ một số nguyên tố nặng trong mẫu môi trường bằng phương pháp phổ alpha (Trang 85 - 86)

XẠ RADIUM TRONG MẪU MÔI TRƯỜNG BẰNG ĐĨA HẤP THU MnO2.

3.4.1. Giới thiệu

Việc phát triển quy trình xác định nhanh đồng vị phóng xạ radium trong mẫu

môi trường bằng đĩa hấp thu MnO2 được thực hiện dựa trên ý tưởng ban đầu của H. Surbeck [57]. Như được trình bày ở hình 3.12, việc tạo mẫu đo bằng phương pháp bốc bay để xác định 226Ra trong nước cho phổ alpha thu được có độ phân giải rất kém và không phù hợp với phép phân tích bằng hệ phổ kế alpha. Còn nếu chúng ta sử dụng phương pháp tách chiết hóa học và điện phân dung dịch để tạo ra mẫu, mẫu tuy có độ phân giải năng lượng khá tốt nhưng phải trải qua nhiều công đoạn tách chiết hóa học phức tạp và tốn khá nhiều thời gian.

Đối với việc tạo mẫu bằng phương pháp sử dụng đĩa hấp thu MnO2, chúng ta không phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp mà chỉ cần qua một vài khâu chuẩn bị mẫu khá đơn giản và nhanh chóng, chúng ta dễ dàng thu được phổ alpha có độ phân giải ở mức chấp nhận được. Các phổ thu được này đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của phép phân tích 226Ra bằng hệ phổ kế alpha.

Các kết quả thí nghiệm cho thấy mặc dù có sự tồn tại barium trong dung dịch ở mức tương đối cao nhưng lớp MnO2 lại có khả năng hấp thụ mạnh 226Ra, điều này cũng phù hợp với công trình nghiên cứu của Surbeck [57]. Thêm vào đó những cải tiến trong việc tạo đĩa MnO2 cho phép hấp thụ có chọn lọc 226Ra và các đồng vị con cháu như 222Rn, 210Po, 214Po, và 218Po. Với tính chọn lọc cao của những đĩa hấp thụ này, chúng ta có thể xác định trực tiếp 226Ra trong nước mà không cần phải qua nhiều khâu tách chiết hóa học phức tạp do đó sẽ đỡ tốn công sức và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Đó chính là ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp hấp thu

226

Ra trong mẫu dung dịch bằng đĩa MnO2 mà chúng tôi đã xây dựng được.

Một phần của tài liệu Toàn văn nghiên cứu xác định hàm lượng phóng xạ một số nguyên tố nặng trong mẫu môi trường bằng phương pháp phổ alpha (Trang 85 - 86)